>> Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời
Sự ra đi của một nhạc sĩ lớn như Phạm Duy khiến nhiều người ngỡ ngàng. Với những nghệ sĩ thường hay hát nhạc Phạm Duy như Đức Tuấn hay Ánh Tuyết, đó còn là một mất mát quá lớn khó có thể bù đắp được...
Một số nhận xét của những người ‘trong nghề’:
Giáo sư Trần Văn Khê: “Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy Mai Văn Bộ,
Lê Thương và Phạm Duy là đặt lời đẹp nhất - từ năm 1950 đến giờ tôi
không theo sát phong trào nhạc mới nên có thể có nhiều người khác đặt
lời đẹp mà tôi chưa biết - Có điều tôi chắc là trong hầu hết những bài
hát của Phạm Duy, lời và nhạc chẳng những hay, mà lại có tánh cách giản
dị, mộc mạc và nên thơ của những bài ca dao. Những câu lục bát biến thể,
hay những câu lục bát có thêm tiếng đệm được phổ nhạc một cách tài
tình” (Trích bài viết Nhân xem trường ca ‘Con đường cái quan’ của Phạm
Duy)
Nhà nghiên cứu nhạc Georges-Étienne Gauthier: “Sở dĩ cái tiếng
Việt Nam có thể gợi nơi tôi một chút ý tưởng hoà bình và đẹp đẽ, nhân ái
và từ thiện, sở dĩ trải qua nhiều tháng nhiều năm, tôi đã có thể yêu
mến nước Việt Nam ít ra cũng như yêu mến chính nước tôi, sở dĩ như thế
trước hết và trên hết là chính nhờ Phạm Duy và một số nghệ sĩ Việt Nam
khác”. (Trong cuốn Một người Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: “Trong ‘gia tài’ của Phạm Duy, có những
tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu
sắc. Chẳng hạn như ‘Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa
mà khóc với cười’… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam,
Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong
lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ”. (Trong bài viết Phạm Duy, người
bạn, người anh, người thầy của tôi).
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như
những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên
của một ngày trong mùa Đông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ
của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong
mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục
ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của
ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi
người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay
đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào
đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa
thế kỷ này” (Trích bài viết Phạm Duy, nắng chiều rực rỡ)
Thi sĩ Nguyên Sa: ‘Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có
những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm
Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new
age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy
của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy
của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy
của Tình ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng Chiến Ca. Chỉ có Phạm
Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duỵ... Nhưng đó, bạn
thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi, viên kim cương có một ngàn
mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải
bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về
vĩnh viễn một đại dương”.
Đức Tuấn
Mọi người đau buồn trước sự ra đi của Phạm Duy và cho rằng đó sẽ là một mất mát lớn của nền âm nhạc, tuy nhiên đối với Đức Tuấn, sự mất mát đó còn lớn hơn rất nhiều bởi tôi coi như đã mất đi một người ông, một người trong gia đình.
Tôi có may mắn được song hành và làm việc cùng Phạm Duy từ những ngày ông mới về Việt Nam. Tôi từng được đến thăm ông khi ngôi nhà ở Lê Đại Hành còn chưa sửa xong, cảm nhận được sự háo hức trong lời khoe “đây là nhà bác”. Cùng được ăn, ngủ, song hành cùng ông trong những đêm nhạc Phạm Duy là những kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên.
Tất nhiên, sự ra đi của Phạm Duy để lại nhiều mất mát, tôi cũng rất đau lòng và hơn ai hết không muốn ngày này xảy ra sớm đến vậy. Những người ở bên cạnh bác thời gian gần đây đều thấy bác đã quá yếu rồi. Sự ra đi của bác là một mất mát về con người nhưng tôi nghĩ điều này sẽ cho người ta thấy thêm giá trị trong âm nhạc của Phạm Duy, dù thời gian gần đây, âm nhạc của ông đã được ghi nhận.
Ngoài sự nuối tiếc về sự ra đi của ông nhưng tôi còn nuối tiếc vì chưa kịp khoe với ông album mà tôi đang thực hiện tại Đức. Tôi cũng đã khoe với ông rằng giao thừa này tôi sẽ hát nhạc của ông và hứa rằng sẽ làm ông hài lòng. Thế nhưng đã không kịp nữa. Sự mất mát này là quá lớn và tôi rất đau lòng...
Ca sĩ Tùng Dương
Chiều qua, đúng lúc tôi
đang thu âm ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy “Ngậm ngùi” - cũng là ca khúc
cuối cùng trong album mới của mình thì nghe tin bác Phạm Duy mất. Tôi đã
không kìm nén được sự xúc động của mình. Đối với nhạc sĩ Phạm Duy, ít
nhiều tôi cũng có những kỷ niệm…
Cách đây hơn tháng, tôi
có đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Khi đó, tôi muốn mời bác đến nghe đêm
nhạc Tùng Dương hát tình ca tại TP. Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Phạm Duy khi đó
đang ốm, ông thể hiện sự nuối tiếc khi nói rất muốn đến nghe nhưng sức
khỏe không cho phép. “Tôi gần đất xa trời rồi, thụt lưỡi rồi, thôi thì
mọi vấn đề về ca khúc tôi đều ủy nhiệm cho Phương Nam phim”, nhạc sĩ
Phạm Duy giọng thều thào nhưng khá tỉnh táo.
Dù hát không nhiều
nhưng tôi khá có duyên với ca khúc của bác Phạm Duy. Nhiều chương trình
về nhạc Phạm Duy, con trai bác - anh Duy Quang đều mời tôi hát ca khúc Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau… Tại chương trình Mùa đông concert vừa rồi, hay liveshow Yêu cùng Thanh Lam trước đây tôi đã không dưới một lần thể hiện ca khúc Ngậm ngùi…
Tôi cũng không thể ngờ
rằng, trong lúc mình thu âm ca khúc cuối cùng trong album này thì cũng
là lúc bác ra đi mãi mãi, thật Ngậm ngùi!
Mỹ Tâm
Tôi đã bị sốc khi biết tin sau chuyến bay từ Hà Nội về. Tuy tôi không hát nhạc của bác Phạm Duy nhiều nhưng ngay từ khi mới bước chân vào con đường ca hát, bác đã là một thần tượng lớn trong lòng tôi. Thi thoảng tôi được gặp bác, được cúi chào và được bác nhận ra mình, lúc đó tôi vui lắm. Nhưng giờ thì bác đi rồi...
Mới
chiều nay thôi tôi mới nói với một người bạn, khi nghe tin bác Phạm Duy
mất, rằng đời người ta đôi khi thấy trước mắt cứ tưởng vẫn ở đó nhưng
rồi không biết mất khi nào. Cuộc đời đôi khi thật bấp bênh. Thật đau
lòng cho gia đình khi con trai bác mới mất cách đây chưa lâu và giờ là
sự ra đi quá lớn này. Tâm muốn nhờ Dân trí chuyển lời chia buồn sâu sắc của mình tới gia đình, người thân và những người yêu mến nhạc của bác Phạm Duy.
Ánh Tuyết
Khi
nghe tin ông mất, tôi như rụng rời chân tay. Bởi hơn ai hết, tuổi thơ
của tôi đã gắn liền với nhạc Phạm Duy, tôi lớn lên, đam mê từng giai
điệu trong âm nhạc của ông từ nhỏ là bởi những người anh của tôi rất đam
mê nhạc của ông và mỗi khi họ tập đàn, họ đều yêu cầu tôi hát theo. Âm
nhạc của Phạm Duy đã ngấm vào máu tôi từ đó.
Thời
gian gần đây tôi rất hay gặp Phạm Duy bởi tôi đang có dự án làm album
nhạc của ông, điều đó làm ông rất vui. Còn tôi, nhờ những lần trao đổi
với ông, tôi hiểu ông nhiều hơn và nhờ đó cũng học hỏi được nhiều điều.
Chính vì hay được gặp ông gần đây nên khi nghe tin ông mất tôi không thể
nào tin được, bởi ông đã già yếu nhưng vẫn còn khoẻ lắm, giọng ông vẫn
hào sảng lắm.
Ông
mất đi tôi hối hận lắm, bởi tôi đang cố gắng làm một album nhạc của ông
trước khi ông mất, tôi không muốn như Trịnh Công Sơn, người đã đi rồi
thì mình mới bắt đầu làm nhạc. Tiếc là dự án này chỉ mới đi nửa chặng
đường thì ông đã mất.
Phương Thanh
Tôi thuộc thế hệ ca sĩ trẻ không có nhiều cơ may được làm việc cùng ông nhưng tôi rất ngưỡng mộ những sản phẩm âm nhạc của ông. Phạm Duy đã để lại cho đời những di sản âm nhạc thực sự. Sự ra đi của ông là một mất mát quá lớn khó có thể bù đắp được.
Trong toàn bộ sự nghiệp âm nhạc của mình, tôi chỉ hát một bài của ông là bài Ngày trở về trong chương trình Duyên dáng Việt Nam, tuy tôi không hiểu hết được ý nghĩa của bài hát nhưng quả thực bài hát đã lay động lòng người. Tôi nghĩ, đó là một cơ duyên của tôi đối vời người nhạc sĩ tài hoa này.
Ấn tượng mà tôi nhớ mãi về ông có lẽ là hình ảnh một người nhạc sĩ già, ngồi trên ghế và lắng nghe những
ca sĩ con cháu hát trên sân khấu, thậm chí còn lẩm nhẩm hát theo, cảm
giác đó rất khó tả cứ như người ông đang rất viên mãn lắng nghe con cháy
vậy. Con trai ông mới ra đi chưa lâu và giờ ông lại ra đi, tôi chỉ muốn
như một người con cháu, gửi lời tri ân và chia buồn sâu sắc nhất tới
ông. Mong ông yên nghỉ...
Nhạc sĩ Văn Thành Nho:
Nhạc
sĩ Phạm Duy ra đi để lại niềm thương tiếc lớn đối với người yêu Phạm
Duy, còn đối với công chúng yêu nhạc thì đây là sự mất mát đáng kể.
Nhạc
sĩ Phạm Duy ra đi để lại tài sản âm nhạc đáng quý. Phạm Duy là số ít
nhạc sĩ đưa chất liệu dân gian vào ca khúc của mình, được độc giả yêu
thích và đón nhận. Những ca khúc của Phạm Duy đi vào lòng người với nét
nhạc đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hát.
Không
chỉ sở hữu nhiều những ca khúc âm nhạc có giá trị, con người Phạm Duy
trong cuộc sống đời thường cũng có nhiều nét đáng quý. Nhạc sĩ Phạm Duy
có cái tính hay là dù tuổi cao, là nhạc sĩ thuộc hàng cây đa cây đề
nhưng ông không khi nào thể thiện sự phân biệt đối với các nhạc sĩ khác.
Ông luôn thể hiện sự hòa đồng với tất cả mọi người. Ông trân trọng
những tài năng, đặc biệt đối với các nhạc sĩ để lại nhiều dấu ấn với
từng giai đoạn lịch sử âm nhạc.
|
Phan Anh - Nguyễn Hằng
Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy
Ca sĩ Tùng Dương: Tôi sẽ làm nhiều album nhạc Phạm Duy nữa
Một
sự trùng lặp và tình cờ khó giải thích, ngày hôm qua (27.1) tôi có buổi
cuối cùng thu âm cho album “Tùng Dương hát tình ca” và ngay sau khi thu
xong ca khúc “Ngậm ngùi” thì nhận được tin nhạc sĩ Phạm Duy mất, tôi đã
rất buồn và thấy lòng man mác một điều gì đó khó tả.
Cách
đây một tháng, tôi đã được gặp bác khi đến thăm bác Phạm Duy tại nhà,
bác nói với tôi: “Tôi giờ đây gần đất xa trời, tuổi cũng cao, sức cũng
yếu, mà được những thế hệ trẻ như các cháu, làm những album nhạc của tôi
để lưu truyền cho thế hệ mai sau biết đến nhiều về âm nhạc Phạm Duy, đó
là điều may mắn, hạnh phúc của tôi”.
Ca sĩ Tùng Dương.
|
Ca
khúc “Ngậm ngùi” gần đây đã được tôi thể hiện khá nhiều trong các
chương trình, và mỗi một lần hát như một lần cảm xúc khác nhau, mặc dù
tôi không được gặp gỡ và tiếp cận với nhạc sĩ Phạm Duy nhiều.
Đó
cũng là điều tôi cảm thấy tiếc nhất, nhưng trong tương lai, chắc chắn
tôi sẽ làm nhiều hơn nữa những album về nhạc Phạm Duy, bởi mỗi khi hát
nhạc của bác tôi cảm nhận trong đó chất Bắc bộ rất rõ cho dù nhạc sĩ là
người đi phiêu bạt khắp nơi. Các ca khúc như “Ngậm ngùi”, “Đưa em tìm
động hoa vàng”…vẫn luôn hướng về nơi nhạc sĩ sinh ra, với âm hưởng Bắc
bộ.
Ca sĩ Mỹ Linh: Nhạc sĩ Phạm Duy - người thuần Việt
Ca sĩ Mỹ Linh
|
Giọng
ca “Tóc ngắn” đã không giấu được sự tiếc nuối và buồn bã khi hay tin
người nhạc sĩ tài hoa đã ra đi. Theo ca sĩ Mỹ Linh, Phạm Duy là cây đại
thụ của làng nhạc Việt. Ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhạc
sĩ đàn em.
Nếu Trịnh Công Sơn là người hát
thơ, từng lời từng ý đều đầy ắp sự tưởng tượng thì Phạm Duy lại thật
thuần Việt. Âm nhạc của ông rất nhiều màu sắc và đặc biệt là rất trong
sáng. Một trong những cái tài của người nhạc sĩ này là đã khéo léo
chuyển tải nhiều khúc dân ca truyền thống vào âm nhạc của mình và có đủ
màu sắc trong kho tàng sáng tác mấy chục năm qua.
Ca sĩ Đức Tuấn: Cầu mong ông ra đi thanh thản
Ca sĩ Đức Tuấn
|
Tôi
hân hạnh được gặp và biết ông Phạm Duy gần 10 năm nay, tôi hay gọi nhạc
sĩ bằng ông với sự trân trọng và kính mến nhất giành cho nhạc sĩ. Từ bé
tôi đã hát và say mê những ca khúc của ông, cho đến khi lớn lên tôi
cũng làm nhiều album nhạc, nên có thể nói, nhạc của ông đối với tôi như
một người bạn, một người thân thiết trong gia đình.
Khi
hay tin ông ra đi, tôi rất buồn, nhưng dường như sự ra đi của ông cũng
đã được báo trước. Bởi những ngày tháng ông chiến đấu với bệnh tật cũng
như sự mất mát tinh thần về ca sĩ Duy Quang - người con trai ra đi trước
ông, tôi đã được chia sẻ và chứng kiến những ngày tháng đó của ông, nên
dù rất đau buồn nhưng tôi cảm thấy ông đã ra đi thanh thản.
Cầu mong ông sẽ tiếp tục những tháng ngày thanh thản ở thế giới cực lạc.
Ca sĩ Quang Hà: Như một lời chia tay…Vĩnh biệt!
Ca sĩ Quang Hà
|
Quang
Hà chia sẻ trên Facebook dòng status “Như một lời chia tay... Vĩnh
biệt!”, kèm theo ca khúc “Cây đàn bỏ quên” của nhạc sĩ Phạm Duy do Quang
Hà thể hiện.
Bài hát này là một ca khúc được
yêu thích của Quang Hà và anh thường nhận được nhiều lời hát ca khúc
này mỗi khi đi biểu diễn ở các phòng trà, chính vì thế mà sự ra đi của
nhạc sĩ Phạm Duy đã khiến cho Quang Hà thực sự cảm thấy đau buồn.
Ca sĩ Mỹ Lệ: Thật khó để chấp nhận mất mát này
Cũng
giống như nhiều đồng nghiệp, nghệ sĩ khác, giọng ca xứ Huế tiếc thương
một nhạc sĩ tài hoa, dù rằng đó là số phận. Ca sĩ Mỹ Lệ đã chia sẻ tâm
trạng đau khổ của cô trên trang Facebook cá nhân. “R.I.P Phạm Duy. Vẫn
biết sẽ có ngày hôm nay, nhưng sao quá khó để chấp nhận mất mát này!” -
Mỹ Lệ chia sẻ dòng status này trên Facebook kèm theo bài hát “Kiếp nào
có yêu nhau” của nhạc sĩ Phạm Duy do cô trình bày.
Ca sĩ Mỹ Lệ
|
No comments:
Post a Comment