lượm lặt

Hoàn cảnh sáng tác các ca khúc nhạc Vàng
 Đây là vấn đề mình rất quan tâm vì theo mình thì nghe nhạc còn phải hiểu nhạc thì mới thấy hết cái hay, cái ý nghĩa của bài hát và sự tài tình của nhạc sĩ. 
Hiện nay có nhiều  bạn trẻ đều sinh ra hoặc lớn lên sau 30/4/1975, không có ký ức về cuộc chiến. Yêu thích nhạc vàng chỉ là do cảm nhận lời ca, giai điệu tình cảm mượt mà của ca khúc. Nếu biết thêm về hoàn cảnh ra đời bài hát sẽ cảm nhận sâu hơn điều mà tác giả muốn nói. Ví như ai nghe bài Rừng lá thấp của Trần Thiện Thanh, khi biết được câu chuyện về cố đại úy Vũ Mạnh Hùng sẽ cảm nhận rất KHÁC khi chỉ nghe ca khúc mà không biết câu chuyện đằng sau bài hát.
Khi lướt Web mình sưu tầm được một số thông tin về vấn đề này nên ghi lại đây:


- Tình ca là một bài hát, được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1952. Bài hát mang đậm nét dân ca này rất nổi tiếng ở Việt Nam, từng được các giọng ca Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương thể hiện thành công. Năm 2006, sau khi nhạc Phạm Duy được phổ biến lại ở Việt Nam, mười nốt đầu của bài được hãng truyền thông Sơn Ca mua về làm nhạc hiệu với giá 100 triệu đồng.
Nhạc phẩm Tình ca nói lên tình quê hương đất nước của một người Việt Nam. Lời 1 bắt đầu với câu "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..." là sự cảm khái của dân Việt với thân phận của quê hương mình. Lời 2 ca ngợi vẻ đẹp của đất nước: "Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh...", những hình ảnh dãy Trường Sơn, sông Cửu Long, sông Hương, sông Hồng... xuất hiện như vẽ lên một dải đất nước nối liền xinh đẹp. Lời 3 nói lên tình cảm của mình với những con người Việt chân lấm tay bùn, từ đời này cho đến thuở xưa. Ở cuối mỗi phần lời, Phạm Duy dùng bốn câu thơ lục bát, là thể thơ riêng của Việt Nam để tóm tắt lại ý nghĩa.
Lời bài này rất được yêu thích vì rất chân thành, tha thiết mà mang đậm tính dân ca Việt Nam (đa phần là lục bát và lục bát biến thể). 

- Bài hát "Rừng lá Thấp" do Nhạc sĩ  Trần Thiện Thanh đã viết để Vinh danh người bạn của Mình là Đại Uý Vũ Mạnh Hùng tử trận tại Trận chiến mậu thân 1968 Bảo vệ Cầu Bình lợi cửa ngõ vô Sài Gòn.sở dĩ tác giả đã dùng chữ Rừng lá thấp là vì trước đây tại Khu vực cầu Bình Lợi không như bây giờ không có dân cư đông đúc xung quanh toàn là những lùm cây tán thấp cỏ mọc Um tùm nên tác giả đã gọi đây là "Rừng lá Thấp".

- Bài "Chuyện tình Mộng Thường" mà Trần Thiện Thanh viết về mối tình không trọn vẹn của thiếu úy Biệt Động Quân Phạm Thái với Nguyễn Thị Mộng Thường. Ai biết tin thiếu úy Phạm Thái sau khi qua Mỹ có lấy vợ không hay vẫn "...chàng thề không còn yêu ai, dẫu cho ngày tháng phôi phai".

- bài hát NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE được Trần Thiện Thanh sáng tác viết về Nguyễn Đình Bảo guýnh  nhau  vào Mùa hè đỏ lửa 1972

- trong lần ngồi trên trực thăng đi công tác qua vùng biển Bình Thuận, nhìn từ trên xuống biển, Nhật Trường lấy tờ giấy ghi ghi chép chép khoảng vài phút...Sau đó bài Biển Mặn ra đời 

- Anh Không Chết đâu anh Viết về " Nguyễn Văn Đương" nguyên Đại úy Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội B Tiểu Ðoàn 3 Pháo-binh Nhảy Dù. Người hùng của căn cứ hỏa-lực 31. Tử trận ngày 25 tháng 2 năm 1971 khoảng 16 giờ bằng phát súng lục tự bắn vào đầu trước khi căn cứ này lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt trong chiến dịch Lam Sơn 719.
 
- Bài "Một người đi" được Mai Châu (tên thật là Mã Gia Minh, cũng là phu quân của con Oanh vàng Mỹ Tho) sáng tác trong một kỷ niệm buồn khi bạn của ông, thiếu úy Nguyễn Ngọc Lân thuộc tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân hy sinh tại chiến trường Bình Long. Mẹ bạn ở xa lại lớn tuổi, nên một mình tác giả thay mặt đi nhận xác, lo chôn cất và lập bia mộ cho bạn. Lúc đi sau xe tang tiễn bạn về nơi an nghỉ cuối cùng trời mưa lất phất Mai Châu cảm xúc ghi lại "Tôi tiễn anh lên đường, trời hôm nay mưa nhiều lắm, mưa thấm ướt vai gầy, mưa giá buốt con tim..."

- Bài "Nhớ mẹ" được thiếu tướng Lê Minh Đảo vị tư lệnh cuối cùng của sư đoàn 18 bộ binh viết khi bị giam cầm trong trại tù miền bắc.

- "Đêm buồn tỉnh lẻ" là sáng tác đầu tay của Chế Linh, lúc đó ông chưa nhập ngủ, chưa biết đời lính là gì, ông đi thăm một người bạn đi lính ở Long Khánh, bạn này lớn hơn ông 4 tuổi, bạn ông có người yêu, nhưng đi lính thì làm sao về thăm người yêu hoài được, nên nói với Chế Linh là về nhắn với người yêu là anh gởi lời thăm. Buổi tối khoảng 10 h, lúc ngồi ở quán ăn và trời đang mưa lâm răm, và ông sáng tác ra bài đêm buồn tỉnh lẻ.... 

- "Xuân này con về mẹ ở đâu" : Duy Khánh và Nhật Ngân ngồi nói chuyện, duy khánh nói trước 75 nhật ngân có ca khúc "xuân này con không về" lúc chiến tranh, giờ hết chiến tranh thì nên sáng tác bài gì về mẹ về xuân (đại khái như vậy), thế là nhật ngân viết bài "xuân này con về mẹ ở đâu", sáng tác để cho Duy Khánh hát, nhưng tiếc là chưa kịp hát thì sau đó DK bệnh nặng và qua đời, còn bài hát "xuân này con về mẹ ở đâu" hình như chưa ai hát đạt cả 


 Bài "tôi đưa em sang sông" là sáng tác đầu tay của Nhật Ngân, năm 1960. Khi ông trở về dạy học ở Ðà Nẵng, ông có một người yêu, mà thời đó các gia đình ở miền Trung, là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho. Thế nhưng
 lúc đó ông chỉ là người dạy học, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng.
Lúc đầu bài hát chưa được phổ biến rộng nhưng được các học sinh, sinh viên đà nẵng chép tay chuyền cho nhau hát. Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ
 trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị,
ướt át. nên câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời, và đời em là cánh hoa 
thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời 
tôi là chiến binh đi khắp phương trời, và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.
Câu kết của của bài hát chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi
 thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho ông cảm
 thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của ông, vì lúc đó, ông chưa hề
 trải qua đời sống trong quân ngũ.
và do ông còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên
 với "Tôi Ðưa Em Sang Sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, "Tôi Ðưa Em Sang Sông"
 được ký tên hai người là Nhật Ngân và Y Vũ (em trai của ns Y Vân)

 "Đồi Thông Hai Mộ" Đây là 1 chuyện tình buồn giữa người con trai tên Tâm và người cô gái tên Thảo,chàng là người quê góc Gò Công,con của một vị điền chủ giàu nức tiếng,vì là con trai một nên Tâm rất được cha me thương yêu và cưng chiều
Khi lớn lên thì cha mẹ muốn anh lập gia đình sớm để có con nối dõi,nhưng vì chàng chưa muốn lập già đình nên đã lên cha me xin đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt (nay là học viện Luc Quân Đà Lạt)
Trong thời gian hoc tại đây thì Tâm đã gặp và quen Thảo,nàng là con 1 gia đình công chức,hai người yêu nhau tha thiết,thề non hẹn biển...........
Sau khi ra trường Tâm về quê va xin cha me cho anh được cưới Thảo,nhưng cha me anh phản đối, và bắt anh phải cưới 1 người con gái mà anh không thương yêu chỉ vì "môn đăng hổ đối"
Tâm đã tìm cách hẹn lần hẹn lựa với cha mẹ anh và cuối cùng anh đã chọn cách là xung phong ra tuyến lữa,băng vào trận tuyến............
Trong thời gian này Thảo vẫn chung thủy chờ đơi Tâm trở về,2 người chỉ liên lac với nhau qua nhưng cánh thư từ nơi chiến trường lữa khói gửi về,mặc dù gia đình Thảo khuyên Thảo quên tâm và đi lấy chồng,nhưng Thảo vẫm chờ đợi Tâm
Một ngày kia Thảo nhận được hung tinh là Tâm đã gục ngã nơi chiến trường lửa đạn,tất cả như sụp đổ dưới chân nàng,nàng đau buồn và tìm đến hồ Sương mai(nay là hồ Than Thơ) tự vẫn,trong tay nàng vẫn còn nắm lá thư tình của người yêu,ngày nàng mất là ngày 15-3-1956
trước khi xa lìa cõi đời thì nàng có ước nguyện là được chôn trên đồi thông,nơi mà nàng và Tâm vẫn thường hẹn hò nhau khi chàng còn là sinh viên của trường Võ Bị
Ông trời thật trớ trêu,vì Tâm chưa chết,người ta đã nhầm khi đưa tin báo tử,khi chàng trở về,chàng vô cùng đau buồn khi hay tin người yêu của mình không còn trên cõi đời này,và nàng được chôn trên đồi thông,chàng tìm đến và thương khóc,sau đó quyên sinh để được bên người yêu,trước khi chết chàng đã để lại 1 bức thư tuyệt mệnh với ước nguyện sau cùng là được bên chôn bên cạnh mộ người yêu,và chàng đa được toại nguyện và tạo thành ngôi mộ đôi nổi tiếng đến sau này
Thế nhưng sau ngay giải phóng,cha me tâm đã thuê người lên đà lạt và bóc mộ anh về gò công,vì lúc này cha mẹ anh đã cao tuổi và họ không đủ sức để thăm mộ anh như trước,vì thế nên nơi này chỉ còn lại mộ của Thảo
1 chuyện tình đẹp với kết cuộc đau buồn

Còn nhiều những bài hát được viết từ những chuyện có thật, viết bằng chính tình cảm của tác giả, như lời tâm tình giữa những người bạn, những người lính, những người sa cơ... Vì các lí do đó dòng nhạc vàng (hay Trữ tình) dù bị vùi dập cấm đoán vẫn mãi mãi đi cùng năm tháng.

1 comment:

Anonymous said...

bổ sung nhé bạn, thử nghe bài hát Xuân này con về mẹ ở đâu của nhạc sỹ Nhật Ngân qua sự thể hiện của Quang lê trong cuốn Paris By Night 76 xem. chính nhạc sỹ cũng đã nhận xét đó là 1 giọng ca thể hiện thành công nhất các tác phẩm của ông.