Sunday, March 20, 2011

Thanh Sơn (nhạc sĩ)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_S%C6%A1n_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)



Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. [1]
Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Gia đình ông bấy giờ có che giấu cán bộ Việt Minh, do đó bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.[3][1]
Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,..[3]
Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu TướcVõ Đức ThuThẩm OánhNghiêm Phú Thi.[3] Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng TrọngNguyễn HiềnVăn Phụng...[3]
Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý[3]. Đến năm sau, "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.[1]
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình.[3] Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.[3]
Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát[1] với nhiều bài trở nên rất quen thuộc trong dân chúng.[2]

Nhạc của Thanh Sơn thời kỳ đầu thường nói về tình cảm của tuổi học trò[1], trong đó nổi tiếng hơn hết là những bài về mùa hè[3]. Bài "Nỗi buồn hoa phượng" được ông tâm đắc nhất[1] với những câu ca chân tình rất quen thuộc:
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Nhạc về mùa hè của ông thường nói về nỗi buồn, khi hè sang, phượng nở, bạn bè rồi chẳng gặp nhau... Nỗi buồn đó đôi khi là hoài niệm về mùa hè học trò, như trong "Lưu bút ngày xanh":
Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái...
Nhưng ngoài đề tài học trò, ông còn có nhiều tác phẩm ở một số chủ đề khác, như những ca khúc trữ tình ca ngợi thiên nhiên:
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu... (Màu hoa anh đào)
Nghe xuân sang thấy trong lòng chứa chan
Tiếng pháo vui vang đó đây nghe rộn ràng... (Đoản xuân ca)
...hay những bài nhạc vàng uỷ mị, ướt át hơn, nói về tình yêu, than trách số phận, viết theo điệu boléro:
Ngược thời gian trở về quá khứ
Phút giây chạnh lòng
Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình
Chỉ còn lại con số không (Nhật ký đời tôi)
Thời gian trước 1973, lời ca của ông chịu ảnh hưởng của nhạc vàng: chân thật, giản dị, ít trau chuốt,.. Đến khi ông chuyển hướng sang nhạc quê hương, lời ca mới được chú trọng - theo chính ông nhìn nhận[3].
Bài "Hình bóng quê nhà" rất nổi tiếng với nhiều hình ảnh gợi cảm, ngôn từ được chọn lựa, nhưng cũng rất mộc mạc, trữ tình:
Về tới đầu làng, con chim sáo nhỏ hót vang rộn ràng
Qua nhịp cầu tre, qua mấy con đê thắm đượm tình quê...
Nhiều bài hát được viết để hát bằng giọng Nam bộ, với những điệu hò, điệu ru rất quen thuộc với người miền Nam:
Ơi hò ơi ví dầu thương những con đò bên hàng dừa xanh,
Thương nhiều chiếc áo bà ba,
Vai nặng gánh lúa lúc tan chợ chiều,
Bên mái tranh nghèo nghe bìm bịp kêo nước lớn nước ròng... (Gợi nhớ quê hương)
Hò ơ..
Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn trầu, về sông ăn cá
về sông ăn cá, về đồng ăn cua... (Hình bóng quê nhà)
Ngoài ra, Thanh Sơn cũng thường đem những địa danh, những đặc sản, những chuyện truyền kỳ của dân gian vào nhạc, như là một cách quảng bá hình ảnh miền quê xứ đó:
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây (Hành trình trên đất phù sa)
Nghe tiếng đờn ai đưa sáu câu
Như sống lại hồn Cao Văn Lầu
Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son
Một thời để nhớ ngày đó xa rồi (Bạc Liêu hoài cổ)
Nghe danh Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu (Bạc Liêu hoài cổ)
Ông đã viết nhạc cho hầu khắp các địa danh ở miền Nam, chỉ trừ Tiền Giang, theo ông: "chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới".[1]
Ngoài nhạc về miền Nam, ông còn viết một số bài ca ngợi các miền khác, như bài "Non nước hữu tình" (miền Bắc), "Trở lại thành phố sương mù", "Thương về cố đô", "Đôi lời gửi Huế" (miền Trung), "Quê hương 3 miền" (cả 3 miền). Trong đó có bài rất nổi tiếng, như "Thương về cố đô":
Người đi chốn xa thương về Cố Đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười, vành nón Kim Luông
Ôi nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồn
Ngự Bình chơ vơ nhìn sông Hương
Trong suốt thời gian từ thập niên 1970 tới thập niên 1990, Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ năng nổ nhất của miền Nam với những bài nhạc ca ngợi quê hương. Trong một bài phỏng vấn năm 2006, ông cho biết, dòng nhạc quê hương vẫn đang được ông phát triển[3].


No comments: