Friday, September 28, 2018

Những bài ca dành cho người chết trận



Có rất nhiều rất khác biệt trong nền âm nhạc của hai miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc nội chiến 20 năm, nhất là khi diễn tả về cảm xúc trong chiến tranh.
Trong sự kiện bi thảm đối với 10 người lính của quân đội mới tử nạn hồi năm 2016, trên mạng xuất hiện vài bài thơ tiếc thương người lính đã tử nạn, tác giả của những bài thơ đều là những người không chuyên.
Chợt nhận ra rằng, miền Bắc thời chiến 1954 -1975 cho đến nay, không hề có nhạc phẩm nào tiếc thương những người lính đã chết trận.
Trong khi đó nền âm nhạc Nam Việt Nam đều có những bài hát để đời, những lời tha thiết, tiễn đưa trong các nhạc phẩm thật và xúc động. Chính vì tình cảm thật như vậy nên những bài hát đó sống mãi đến tận bây giờ.


Có lẽ đứng đầu trong các nhạc sĩ có những bài ca u buồn, bi tráng và cảm thông với gia đình người lính, số phận người lính miền Nam nhất sẽ là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với chùm nhạc phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người nghe, thấm từng thớ thịt để ngấm tận trái tim. Đó là những nhạc phẩm như Anh Không Chết Đâu Anh, Người Ở Lại Charlie, Bắc Đẩu….
Trong nhạc phẩm Anh Không Chết Đâu Anh, ca từ da diết như cái níu gọi người lính, trong những giây phút bi tráng cuối cùng của số phận.
– Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh?


Câu hỏi như tiếng khóc nghẹn ngào, xót xa… khiến cái chết của người lính dù mũ đỏ Nguyễn Văn Đương không thể nào phôi phai trong lòng người dân Nam Việt Nam. Khác biệt rất nhiều với miền Bắc, âm nhạc miền Nam không hề né tránh khi khơi những nỗi đau, những thân phận của người ở lại.
– Anh chỉ về với mẹ mong con, trong tim cô sinh viên hay buồn, trên khăn tang cô phụ….
Thắng thắn và thật trong cảm xúc, lời bài Người Ở Lại Charile về sự hy sinh của đại tá Nguyễn Đình Bảo cũng vây.
– Đợi anh về
Chỉ còn trên vầng trán đưa bé thơ
Tấm khăn sô
Người goá phụ cầu được sống trong mơ.


Trong các nhạc phẩm tiễn đưa người lính tử trận trên, hình ảnh những người mẹ, người vợ người yêu, người con của người lính đều được nhắc đến. Chỉ có vợ con và mẹ già của người lính là những người chịu đau thương nhất sau sự hy sinh của người lính, vì thế nỗi đau của họ được khắc hoạ vào nhạc phẩm làm cho người nghe càng thấy giá trị của những lính đã hy sinh.
Phạm Duy với ca khúc Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc như một bản trường ca, như cả một câu chuyện dài về người phi công Phạm Phú Quốc. Băt đầu từ lúc sinh ra người mẹ đặt tên cho đến lúc người phi công Phạm Phú Quốc lìa đời trong chiến trận. Ca từ lặp lại nhiều đến tê tái lòng người.
Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao, than ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi, anh về đất
Chiều nao anh đi về nước
Chiều nao huy hoàng
Bụi vàng bay khắp không gian


Cái đặc biệt của Phạm Duy là lồng cả câu chuyện cuộc đời người phi công Phạm Phú Quốc với cuộc nội chiến bi thương của dân tộc lúc đó, để đời sau khi nghe lại bản trường ca bi tráng này, hình dung được những khoảng thời gian nghiệt ngã của đất nước trong cảnh nội chiến tương tàn. Miêu tả tận cùng nỗi đau của thân nhân người lính hy sinh, nhưng không vì thế mà các nhạc phẩm trở thành bi luỵ, yếu đuối làm ảnh hưởng đến sự hy sinh cao cả của người đã khuất. Trong các nhạc phẩm ấy đều có những đoạn vinh danh, có những lời tiễn đưa an ủi khiến người ở lại thấy ấm lòng. Khiến cho vong linh của người đã khuất được nhẹ nhàng đi về bên kia cuộc đời.
Hãy lắng nghe những lời an ủi và tiễn đưa người lính tử trận của Trần Thiên Thanh, để thấy duy nhất trong lịch sử Việt Nam là có những nhạc phẩm tiễn đưa người lính rất đặc biệt như thế.
– Anh không chết đâu anh, anh chỉ về với mẹ mong con.
– Vâng, chính anh là ngôi sao mới, một lần chợt sáng trưng.
– Vòm trời Ngọc Bích đã thênh thang, lời mời gọi anh bước chân sang.
Và tiếp nữa là Phạm Duy với lời tiễn biệt như ghi công trạng người phi công Phạm Phú Quốc vào lịch sử.
Từ nay trong gió xa khơi 
Từ nay trong đám mây trôi 
Có hồn anh trong cõi lòng tôi.
Anh Quốc ơi!
Nghìn thu anh nhớ tới tôi
Thì xin cho Thái Dương soi
Nước Việt Nam ngời sáng… muôn đời.
Luồng cảm xúc tiếc thương người lính hy sinh trong nền âm nhạc của miền Nam lúc đó còn có cả Trịnh Công Sơn với nhạc phẩm Cho Một Người Nằm Xuống.
– Anh nằm xuống, sau một lần, vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà. 


Miền Bắc có hàng triệu người lính tử trận từ đó đến nay, từ cuộc chiến Nam Bắc 1954 đến cuộc chiến Tây Nam với Khơ Me Đỏ, rồi cuộc chiến biên giới phía Bắc. Nhưng chẳng có bài ca nào nhắc đến họ. Không có nhạc phẩm nào của miền Bắc nhắc đến tâm tư của họ cũng như nỗi niềm thân nhân ở lại. Nửa thế kỷ trôi qua, tuy chế độ của những người lính VNCH đã không còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam bởi thất trận. Nhưng trên khắp đất nước Việt Nam ngày nay, người ta vẫn còn nghe thấy những cái tên người lính của chế độ ấy đã hy sinh quả cảm thế nào, qua những nhạc phẩm đi vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy….
Miền Bắc thỉnh thoảng cũng có những bài hát về chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Kim Đồng theo kiểu tuyền truyền về những người hoạt động cách mạng, không phải là những người lính chết trận như Nguyễn Văn Đương, Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương, Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Đình Bảo, Trần Thế Vinh…
Theo Bùi Thanh Hiếu

Tuesday, January 29, 2013

“Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy là một mất mát quá lớn”

http://dantri.com.vn/van-hoa/su-ra-di-cua-nhac-si-pham-duy-la-mot-mat-mat-qua-lon-690185.htm


 >>  Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời


Sự ra đi của một nhạc sĩ lớn như Phạm Duy khiến nhiều người ngỡ ngàng. Với những nghệ sĩ thường hay hát nhạc Phạm Duy như Đức Tuấn hay Ánh Tuyết, đó còn là một mất mát quá lớn khó có thể bù đắp được...

Một số nhận xét của những người ‘trong nghề’:

Giáo sư Trần Văn Khê: “Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy Mai Văn Bộ, Lê Thương và Phạm Duy là đặt lời đẹp nhất - từ năm 1950 đến giờ tôi không theo sát phong trào nhạc mới nên có thể có nhiều người khác đặt lời đẹp mà tôi chưa biết - Có điều tôi chắc là trong hầu hết những bài hát của Phạm Duy, lời và nhạc chẳng những hay, mà lại có tánh cách giản dị, mộc mạc và nên thơ của những bài ca dao. Những câu lục bát biến thể, hay những câu lục bát có thêm tiếng đệm được phổ nhạc một cách tài tình” (Trích bài viết Nhân xem trường ca ‘Con đường cái quan’ của Phạm Duy)

Nhà nghiên cứu nhạc Georges-Étienne Gauthier: “Sở dĩ cái tiếng Việt Nam có thể gợi nơi tôi một chút ý tưởng hoà bình và đẹp đẽ, nhân ái và từ thiện, sở dĩ trải qua nhiều tháng nhiều năm, tôi đã có thể yêu mến nước Việt Nam ít ra cũng như yêu mến chính nước tôi, sở dĩ như thế trước hết và trên hết là chính nhờ Phạm Duy và một số nghệ sĩ Việt Nam khác”. (Trong cuốn Một người Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: “Trong ‘gia tài’ của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như ‘Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười’… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ”. (Trong bài viết Phạm Duy, người bạn, người anh, người thầy của tôi).

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương: “Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa Đông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ này” (Trích bài viết Phạm Duy, nắng chiều rực rỡ)

Thi sĩ Nguyên Sa: ‘Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng Chiến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duỵ... Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi, viên kim cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh viễn một đại dương”.

 

Đc Tun
M

Mi người đau bun trước s ra đi ca Phm Duy và cho rằng đó s là mt mt mát ln của nn âm nhc, tuy nhiên đi vi Đc Tun, s mt mát đó còn ln hơn rt nhiu bi tôi coi như đã mt đi mt người ông, mt người trong gia đình.
Tôi có may mn được song hành và làm vic cùng Phm Duy t nhng ngày ông mi v Vit Nam. Tôi tng được đến thăm ông khi ngôi nhà Lê Đi Hành còn chưa sa xong, cm nhn được s háo hc trong li khoe “đây là nhà bác”. Cùng được ăn, ng, song hành cùng ông trong nhng đêm nhc Phm Duy là nhng k nim mà tôi không bao gi quên.
Tt nhiên, s ra đi ca Phm Duy đ li nhiu mt mát, tôi cũng rt đau lòng và hơn ai hết không mun ngày này xy ra sm đến vy. Nhng người bên cnh bác thi gian gn đây đu thy bác đã quá yếu ri. S ra đi ca bác là mt mt mát v con người nhưng tôi nghĩ điu này s cho người ta thy thêm giá tr trong âm nhc ca Phm Duy, dù thi gian gn đây, âm nhc ca ông đã được ghi nhn.
Ngoài s nui tiếc v s ra đi ca ông nhưng tôi còn nui tiếc vì chưa kp khoe vi ông album mà tôi đang thc hin ti Đc. Tôi cũng đã khoe vi ông rng giao tha này tôi s hát nhc ca ông và ha rng s làm ông hài lòng. Thế nhưng đã không kp na. S mt mát này là quá ln và tôi rt đau lòng...
Ca sĩ Tùng Dương
“Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy là một mất mát quá lớn”

Chiều qua, đúng lúc tôi đang thu âm ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy “Ngậm ngùi” - cũng là ca khúc cuối cùng trong album mới của mình thì nghe tin bác Phạm Duy mất. Tôi đã không kìm nén được sự xúc động của mình. Đối với nhạc sĩ Phạm Duy, ít nhiều tôi cũng có những kỷ niệm…

Cách đây hơn tháng, tôi có đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Khi đó, tôi muốn mời bác đến nghe đêm nhạc Tùng Dương hát tình ca tại TP. Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Phạm Duy khi đó đang ốm, ông thể hiện sự nuối tiếc khi nói rất muốn đến nghe nhưng sức khỏe không cho phép. “Tôi gần đất xa trời rồi, thụt lưỡi rồi, thôi thì mọi vấn đề về ca khúc tôi đều ủy nhiệm cho Phương Nam phim”, nhạc sĩ Phạm Duy giọng thều thào nhưng khá tỉnh táo.

Dù hát không nhiều nhưng tôi khá có duyên với ca khúc của bác Phạm Duy. Nhiều chương trình về nhạc Phạm Duy, con trai bác - anh Duy Quang đều mời tôi hát ca khúc Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau… Tại chương trình Mùa đông concert vừa rồi, hay liveshow Yêu cùng Thanh Lam trước đây tôi đã không dưới một lần thể hiện ca khúc Ngậm ngùi…

Tôi cũng không thể ngờ rằng, trong lúc mình thu âm ca khúc cuối cùng trong album này thì cũng là lúc bác ra đi mãi mãi, thật Ngậm ngùi!

M Tâm
Tôi đã b

Tôi đã b sc khi biết tin sau chuyến bay t Hà Ni v. Tuy tôi không hát nhc ca bác Phm Duy nhiu nhưng ngay t khi mi bước chân vào con đường ca hát, bác đã là mt thn tượng ln trong lòng tôi. Thi thong tôi được gp bác, được cúi chào và được bác nhn ra mình, lúc đó tôi vui lm. Nhưng giờ thì bác đi rồi...
Mới chiều nay thôi tôi mới nói với một người bạn, khi nghe tin bác Phạm Duy mất, rằng đời người ta đôi khi thấy trước mắt cứ tưởng vẫn ở đó nhưng rồi không biết mất khi nào. Cuộc đời đôi khi thật bấp bênh. Thật đau lòng cho gia đình khi con trai bác mới mất cách đây chưa lâu và giờ là sự ra đi quá lớn này. Tâm muốn nhờ Dân trí chuyển lời chia buồn sâu sắc của mình tới gia đình, người thân và những người yêu mến nhạc của bác Phạm Duy.

Ánh Tuyết
Tôi đã b

Khi nghe tin ông mất, tôi như rụng rời chân tay. Bởi hơn ai hết, tuổi thơ của tôi đã gắn liền với nhạc Phạm Duy, tôi lớn lên, đam mê từng giai điệu trong âm nhạc của ông từ nhỏ là bởi những người anh của tôi rất đam mê nhạc của ông và mỗi khi họ tập đàn, họ đều yêu cầu tôi hát theo. Âm nhạc của Phạm Duy đã ngấm vào máu tôi từ đó.
Thời gian gần đây tôi rất hay gặp Phạm Duy bởi tôi đang có dự án làm album nhạc của ông, điều đó làm ông rất vui. Còn tôi, nhờ những lần trao đổi với ông, tôi hiểu ông nhiều hơn và nhờ đó cũng học hỏi được nhiều điều. Chính vì hay được gặp ông gần đây nên khi nghe tin ông mất tôi không thể nào tin được, bởi ông đã già yếu nhưng vẫn còn khoẻ lắm, giọng ông vẫn hào sảng lắm.
Ông mất đi tôi hối hận lắm, bởi tôi đang cố gắng làm một album nhạc của ông trước khi ông mất, tôi không muốn như Trịnh Công Sơn, người đã đi rồi thì mình mới bắt đầu làm nhạc. Tiếc là dự án này chỉ mới đi nửa chặng đường thì ông đã mất. 

Phương Thanh
Tôi thuc thế h ca sĩ tr không có nhiu cơ may được làm vic cùng ông nhưng tôi rt ngưỡng m nhng sn phm âm nhc ca ông. Phm Duy đã đ li cho đi nhng di sn âm nhc thc s. S ra đi ca ông là mt mt mát quá ln khó có th bù đắp được.
Trong toàn b

Trong toàn b s nghip âm nhc ca mình, tôi ch hát mt bài ca ông là bài Ngày tr v trong chương trình Duyên dáng Vit Nam, tuy tôi không hiu hết được ý nghĩa ca bài hát nhưng qu thc bài hát đã lay đng lòng người. Tôi nghĩ, đó là mt cơ duyên ca tôi đi vi người nhc sĩ tài hoa này.

n tượng mà tôi nh mãi v ông có l là hình nh mt người nhc sĩ già, ngi trên ghế và lng nghe những ca sĩ con cháu hát trên sân khấu, thậm chí còn lẩm nhẩm hát theo, cảm giác đó rất khó tả cứ như người ông đang rất viên mãn lắng nghe con cháy vậy. Con trai ông mới ra đi chưa lâu và giờ ông lại ra đi, tôi chỉ muốn như một người con cháu, gửi lời tri ân và chia buồn sâu sắc nhất tới ông. Mong ông yên nghỉ...
Nhạc sĩ Văn Thành Nho:
Nhạc sĩ Phạm Duy ra đi để lại niềm thương tiếc lớn đối với người yêu Phạm Duy, còn đối với công chúng yêu nhạc thì đây là sự mất mát đáng kể.

Nhạc sĩ Phạm Duy ra đi để lại tài sản âm nhạc đáng quý. Phạm Duy là số ít nhạc sĩ đưa chất liệu dân gian vào ca khúc của mình, được độc giả yêu thích và đón nhận. Những ca khúc của Phạm Duy đi vào lòng người với nét nhạc đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hát.

Không chỉ sở hữu nhiều những ca khúc âm nhạc có giá trị, con người Phạm Duy trong cuộc sống đời thường cũng có nhiều nét đáng quý. Nhạc sĩ Phạm Duy có cái tính hay là dù tuổi cao, là nhạc sĩ thuộc hàng cây đa cây đề nhưng ông không khi nào thể thiện sự phân biệt đối với các nhạc sĩ khác. Ông luôn thể hiện sự hòa đồng với tất cả mọi người. Ông trân trọng những tài năng, đặc biệt đối với các nhạc sĩ để lại nhiều dấu ấn với từng giai đoạn lịch sử âm nhạc.
Phan Anh - Nguyễn Hằng


Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy 

Ca sĩ Tùng Dương: Tôi sẽ làm nhiều album nhạc Phạm Duy nữa
Một sự trùng lặp và tình cờ khó giải thích, ngày hôm qua (27.1) tôi có buổi cuối cùng thu âm cho album “Tùng Dương hát tình ca” và ngay sau khi thu xong ca khúc “Ngậm ngùi” thì nhận được tin nhạc sĩ Phạm Duy mất, tôi đã rất buồn và thấy lòng man mác một điều gì đó khó tả.
Cách đây một tháng, tôi đã được gặp bác khi đến thăm bác Phạm Duy tại nhà, bác nói với tôi: “Tôi giờ đây gần đất xa trời, tuổi cũng cao, sức cũng yếu, mà được những thế hệ trẻ như các cháu, làm những album nhạc của tôi để lưu truyền cho thế hệ mai sau biết đến nhiều về âm nhạc Phạm Duy, đó là điều may mắn, hạnh phúc của tôi”.

Ca sĩ Tùng Dương.

Ca khúc “Ngậm ngùi” gần đây đã được tôi thể hiện khá nhiều trong các chương trình, và mỗi một lần hát như một lần cảm xúc khác nhau, mặc dù tôi không được gặp gỡ và tiếp cận với nhạc sĩ Phạm Duy nhiều.
Đó cũng là điều tôi cảm thấy tiếc nhất, nhưng trong tương lai, chắc chắn tôi sẽ làm nhiều hơn nữa những album về nhạc Phạm Duy, bởi mỗi khi hát nhạc của bác tôi cảm nhận trong đó chất Bắc bộ rất rõ cho dù nhạc sĩ là người đi phiêu bạt khắp nơi. Các ca khúc như “Ngậm ngùi”, “Đưa em tìm động hoa vàng”…vẫn luôn hướng về nơi nhạc sĩ sinh ra, với âm hưởng Bắc bộ.


Ca sĩ Mỹ Linh: Nhạc sĩ Phạm Duy - người thuần Việt

Ca sĩ Mỹ Linh

Giọng ca “Tóc ngắn” đã không giấu được sự tiếc nuối và buồn bã khi hay tin người nhạc sĩ tài hoa đã ra đi. Theo ca sĩ Mỹ Linh, Phạm Duy là cây đại thụ của làng nhạc Việt. Ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhạc sĩ đàn em.
Nếu Trịnh Công Sơn là người hát thơ, từng lời từng ý đều đầy ắp sự tưởng tượng thì Phạm Duy lại thật thuần Việt. Âm nhạc của ông rất nhiều màu sắc và đặc biệt là rất trong sáng. Một trong những cái tài của người nhạc sĩ này là đã khéo léo chuyển tải nhiều khúc dân ca truyền thống vào âm nhạc của mình và có đủ màu sắc trong kho tàng sáng tác mấy chục năm qua.


Ca sĩ Đức Tuấn: Cầu mong ông ra đi thanh thản

Ca sĩ Đức Tuấn

Tôi hân hạnh được gặp và biết ông Phạm Duy gần 10 năm nay, tôi hay gọi nhạc sĩ bằng ông với sự trân trọng và kính mến nhất giành cho nhạc sĩ. Từ bé tôi đã hát và say mê những ca khúc của ông, cho đến khi lớn lên tôi cũng làm nhiều album nhạc, nên có thể nói, nhạc của ông đối với tôi như một người bạn, một người thân thiết trong gia đình.
Khi hay tin ông ra đi, tôi rất buồn, nhưng dường như sự ra đi của ông cũng đã được báo trước. Bởi những ngày tháng ông chiến đấu với bệnh tật cũng như sự mất mát tinh thần về ca sĩ Duy Quang - người con trai ra đi trước ông, tôi đã được chia sẻ và chứng kiến những ngày tháng đó của ông, nên dù rất đau buồn nhưng tôi cảm thấy ông đã ra đi thanh thản.
Cầu mong ông sẽ tiếp tục những tháng ngày thanh thản ở thế giới cực lạc.


Ca sĩ Quang Hà: Như một lời chia tay…Vĩnh biệt!

Ca sĩ Quang Hà
Quang Hà chia sẻ trên Facebook dòng status “Như một lời chia tay... Vĩnh biệt!”, kèm theo ca khúc “Cây đàn bỏ quên” của nhạc sĩ Phạm Duy do Quang Hà thể hiện.
Bài hát này là một ca khúc được yêu thích của Quang Hà và anh thường nhận được nhiều lời hát ca khúc này mỗi khi đi biểu diễn ở các phòng trà, chính vì thế mà sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy đã khiến cho Quang Hà thực sự cảm thấy đau buồn.


Ca sĩ Mỹ Lệ: Thật khó để chấp nhận mất mát này
Cũng giống như nhiều đồng nghiệp, nghệ sĩ khác, giọng ca xứ Huế tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa, dù rằng đó là số phận. Ca sĩ Mỹ Lệ đã chia sẻ tâm trạng đau khổ của cô trên trang Facebook cá nhân. “R.I.P Phạm Duy. Vẫn biết sẽ có ngày hôm nay, nhưng sao quá khó để chấp nhận mất mát này!” - Mỹ Lệ chia sẻ dòng status này trên Facebook kèm theo bài hát “Kiếp nào có yêu nhau” của nhạc sĩ Phạm Duy do cô trình bày.

Ca sĩ Mỹ Lệ

 

http://www.tinmoi.vn/nghe-si-thuong-tiec-nhac-si-pham-duy-011195322.html 

 

Phạm Duy: Âm nhạc, nhục tình và sự chết

http://vtc.vn/13-345762/giai-tri/pham-duy-am-nhac-nhuc-tinh-va-su-chet.htm


"Anh Trịnh Công Sơn viết lời ca rất ảo, tôi lại rất thật. Cũng như mỗi người yêu một người đàn bà theo nhiều cách khác nhau, riêng tôi thì yêu đến tột độ" - Nhạc sĩ Phạm Duy.
Trăm năm nhỏ bé và bộn bề, như lời ông đã viết, đang khép lại trong căn nhà nhỏ bình yên giữa Sài Gòn, nơi ông an hưởng tuổi già.

Khi đã đi gần hết trăm năm của đời người lắm thăng trầm, dâu bể, nhạc sĩ Phạm Duy – người ghi dấu ấn không thể phai mờ trong gia tài âm nhạc VN chọn ở lại TP.HCM. Ông sống những ngày cuối đời trong một căn nhà nhỏ nép trong lòng một con hẻm yên tĩnh giữa phố Lê Đại Hành hiện đại và náo nhiệt. 

Phạm Duy: Âm nhạc, nhục tình và sự chết
Nhạc sĩ Phạm Duy trong đêm sinh nhật mừng thọ 92 tuổi vào năm 2011 

Tôi là người sung sướng nhất đời
- Thưa ông, lời đầu tiên xin cho cháu được hỏi ông có khỏe không ạ?
Lúc này thì yếu rồi. Bởi vì tôi 93 tuổi. Tôi không đi bộ được nữa, phải ngồi xe lăn.

- Một ngày bình thường của ông trôi qua như thế nào?
Buổi sáng tôi dậy ăn sáng xong rồi ngủ, ăn cơm trưa xong rồi tôi lại ngủ, nhưng đêm thì tôi thức suốt đêm. Tôi không có việc gì cả, nên tôi là người sung sướng nhất đời.

- Sung sướng hiểu theo nghĩa nào, thưa ông?
Hiểu theo nghĩa là an nhàn thôi, tôi không phải suy nghĩ gì. Trước kia một ngày 24 tiếng thì tôi suy nghĩ tới 25 giờ đồng hồ rồi. Giờ tất cả nhẹ tênh rồi. Thế là tôi sung sướng chứ còn gì.

- Ông đã sống ở nhiều nơi từ Hà Nội tới Sài Gòn, từ Việt Nam tới Hoa Kỳ. Nơi nào khiến ông cảm thấy như đang ở nhà?
Phải công nhận là năm tôi bỏ nước ra đi, tôi không phải là người có lý tưởng sống để mà đi. Thành thử tôi rất đau đáu. Tôi là người Việt Nam thì tôi phải sống chết với nước Việt Nam chứ. Khi qua hải ngoại được vài năm, tôi đã viết bài “Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà”. Nhưng lúc đó tôi không thể về nhà được ngay, đợi đến ba mươi mấy năm thì mới về được. Cả một đời người rồi còn gì.
Với đàn bà, tôi yêu đến tột độ
 
- Nhìn lại sự nghiệp của ông đồ sộ và trải dài từ ca khúc tới trường ca, từ tình ca, bé ca tới thiền ca, tâm ca, đạo ca…, phần âm nhạc nào làm ông hài lòng nhất?
Phải nói một vấn đề là tôi không có chọn lựa. Tôi làm cái nào xong là tôi quên ngay. Nếu tôi cứ ngồi ôm chặt “Con đường cái quan” thì chắc cuộc đời tôi chỉ có một bài đó thôi. Tôi vừa làm tâm ca xong thì lại nghĩ tiếp tới làm tục ca. Hai cái nó chống nhau như vậy. Tôi sống theo cảm tính của tôi, là một con người nghệ sĩ đa năng, tế nhị. Bất cứ cái gì xảy ra với tôi, phút trước tôi vui thì phút sau tôi buồn ngay.

- Cháu cảm nhận có rất nhiều thái cực trong âm nhạc của ông, khi hạnh phúc lúc đau khổ, khi mê đắm lúc chán chường… Vì sao vậy thưa ông?
 

Phạm Duy: Âm nhạc, nhục tình và sự chết Các nhạc sĩ ở đây sướng lắm, không ai mệt như tôi cả, không ai đi nhiều, hát nhiều và sáng tác nhiều như tôi cả. Khổ tâm lắm. Phạm Duy: Âm nhạc, nhục tình và sự chết

Có lẽ do tôi là người cực đoan trong nghệ thuật.
 
 
- Vậy còn nhục cảm thể xác, chúng có vai trò gì trong những bản tình ca của ông?
Nhạc tình của tôi có vẻ có nhiều nhục tình hơn. Chẳng hạn như bài “Cỏ hồng”. Mà ngay bài “Mẹ Việt Nam” cũng nhắc nhiều đến nhục cảm. Rõ ràng mỗi người (nhạc sĩ) có một phong cách. Ví dụ anh Trịnh Công Sơn viết lời ca rất ảo, tôi lại rất thật. Cũng như mỗi người yêu một người đàn bà theo nhiều cách khác nhau, riêng tôi thì yêu đến tột độ.


- Rất nhiều người đàn bà đã đi qua cuộc đời ông, vậy ai là người đã để lại ấn tượng nhiều nhất trong ông?
Có lẽ không ai ngoài vợ. Tất cả những người đi qua chỉ là những người đi qua. Riêng nhà tôi, tôi vẫn tưởng như bà ấy đang ở gần tôi.

- Ở tuổi 93, ông còn mong muốn gì trong cuộc đời?
Nói thì có vẻ hơi tiểu thuyết. Nhưng tôi mong cuộc đời tôi kết thúc cho lẹ đi.

Già về phương diện tinh thần thì sung sướng thật đấy. Nhưng về vật chất thì, ngủ thì tôi không ngủ được nữa. Có khi trắng đêm. Một ngày tôi chỉ ngủ được ba tiếng. Vật chất, sinh lão bệnh tử. Sinh tử thì dễ quá nhưng bệnh thì ngặt quá. Đó là tôi là người khỏe rồi đấy. Đến giờ còn ngồi để tiếp chuyện được anh. Tôi thấy tôi chưa chết nhưng hình như tôi đã tàn phế.

- Ông suy nghĩ gì về cái chết và suy nghĩ này có ảnh hưởng gì đến ông?
Tôi đã nói về cái chết từ khi 40 tuổi. Tôi coi mục đích tối hậu của con người là cái chết. Tôi không có gì là hãi hùng và buồn phiền cả. Nếu được theo đúng thuyết nhà Phật, người ta ăn ở đức độ thì sẽ được tái sinh.

Và nếu có sự tái sinh thì tôi sẽ không thích tái sinh nữa đâu. Bởi vì tôi đã mệt quá rồi. Các nhạc sĩ ở đây sướng lắm, không ai mệt như tôi cả, không ai đi nhiều, hát nhiều và sáng tác nhiều như tôi cả. Khổ tâm lắm.
Tôi hơi quá đà trong việc yêu nghệ thuật

- Thưa ông, vậy bây giờ ông còn sáng tác?
Có chứ. Tôi vừa làm xong 10 bài hát phổ thơ của Bích Khê. Hay lắm, có dịp anh nghe thử.

- Năng lượng nào giúp cuộc đời sáng tác của ông dài như vậy?
Hình như là tôi hơi quá đà trong việc yêu nghệ thuật. Cứ coi như tôi sống trên cái kiềng ba chân, vợ tôi là một, người tình tôi là hai và nghệ thuật là ba. Tôi không bỏ được vợ, không bỏ được người tình và cũng không bỏ được nghệ thuật. 

- Những “người từ trăm năm” như ông mà lại nắm bắt rất nhanh về công nghệ quả thật xưa nay hiếm. Điều gì khiến ông làm được điều này? Cháu nghe nói ông chỉ sáng tác nhạc trên máy tính?
Có cái may là khi còn trẻ, tôi vào trường học kỹ nghệ. Năm 1982, tôi đã bắt đầu học kỹ nghệ computer và sáng tác nhạc trên computer kể từ đó. Anh cứ tưởng tượng đi, lúc đó tiếng Việt còn chưa có dấu nữa cơ mà. Dĩ nhiên là tôi cũng học lỏm thôi, chứ không phải tử tế.

Công nghệ giúp cho công việc của mọi người được tiến hành nhanh chóng hơn. Nhiều người cứ bảo nhạc sáng tác trên computer hơi giả tạo, âm thanh nó không thật. Nhưng cái nào là thật? Tiếng violon cũng có phải do con người tạo ra mà được đâu. Hơn nữa, ở bên Mỹ, nếu không dùng computer thì không thể soạn nhạc được vì tiền đâu mà thuê nhạc công?

Phạm Duy: Âm nhạc, nhục tình và sự chết
Nhạc sĩ Phạm Duy đang diễn tả tâm trạng chương số 3 Đà Lạt trăng mờ (do Tuấn Ngọc trình bày) trong trường ca Hàn Mặc Tử. 

- Những tác phẩm của ông đang được diễn đạt lại trong thời đại mới và bởi các giọng ca thuộc thế hệ 8x và 9x. Ông có hài lòng khi nghe họ hát?
Về giọng ca thì có người hay hơn và có người kém đi so với thế hệ đàn chị Thái Thanh. Nhưng về phương diện hòa âm thì hay lắm. Trước kia không có hòa âm, bạ ai đánh bừa đi thôi. Những bản thu âm ngày xưa giờ rát tai lắm, không hợp và tôi không nghe được nữa.

- Dịp này, bản “Tình ca” của ông được dựng lại và trình diễn vào đúng ngày Quốc khánh tại Hà Nội trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãi do báo VietNamNet tổ chức. Ông có thể cho biết hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của ca khúc này không ạ?
Khoảng năm 1953, khi tôi vừa từ chiến khu vào miền Nam, chiến tranh Triều Tiên đang lên cao tột bậc, tôi nhìn rõ đất nước sắp chia đôi rồi. Thành ra tôi phải làm một bài tình tự dân tộc để kêu gọi mọi người đoàn tụ, hòa hợp và hòa giải. Thế nên tôi viết bài “Tình ca”. Tôi làm ca khúc này rất nhanh, khoảng 15 phút đồng hồ cho ca khúc 3 đoạn. Lời cứ thế mà tuôn ra.  
 
Theo Minh Chánh - VietNamNet


Monday, January 28, 2013

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy

http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/am-nhac/3434-vinh-biet-nhac-si-pham-duy


Nền tân nhạc Việt vừa mất đi một cây đại thụ, người để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ và những ảnh hưởng lớn với nhiều người, đó chính là nhạc sĩ Phạm Duy, ông vừa mất vào chiều hôm qua, 27/1/2013, ở tuổi 93.
1. Hơn một tháng sau sự ra đi của người con trai mà ông rất yêu thương - Duy Quang, nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời tại Bệnh viện 115 (TP.HCM) sau 3 ngày nằm viện. Người nhà nhạc sĩ cho biết ông đã ốm suốt một thời gian dài, đặc biệt là từ khi nhạc sĩ Duy Quang phải về Mỹ chữa bệnh và qua đời sau đó. Trong một tuần gần đây ông đã phải nhập viện liên tục vì bệnh tim tái phát.

Lần gần nhất mà TT&VH được trò chuyện với ông là khi ông hay tin ca sỹ Khánh Ly được cấp phép về hát tại Việt Nam và ông thật sự vui mừng Khánh Ly trở về và nhận xét thêm rằng một người như Khánh Ly lẽ ra đã phải nên về từ lâu. Lúc ấy ông còn rất khỏe mạnh và tự tin rằng sẽ còn cho ra thêm nhiều dự án âm nhạc mới cũng như làm thêm những đêm nhạc Phạm Duy cùng Công ty VH Phương Nam.

Nhạc sĩ Phạm Duy được xem là một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam với hơn bảy thập niên hoạt động âm nhạc, để lại một khối lượng đồ sộ với gần một nghìn tác phẩm âm nhạc, trong đó có rất nhiều ca khúc có giá trị rất lớn với sự phát triển của tân nhạc Việt Nam.


2. Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn. Ông sinh ngày 5/10/1921 tại Hà Nội. Tác phẩm đầu tay của ông là bài hát nổi tiếng - Cô hái mơ- được sáng tác vào và phổ biến vào năm 1942. Hai năm sau đó, ông gia nhập gánh hát cải lương Đức Huy - cải lương Đức Huy - Charlot Miều và rong ruổi khắp mọi miền đất nước, đến tận mũi Cà Mau. Chính trong gánh hát rong ấy mà nhạc sĩ Phạm Duy đã quyết định cuộc đời mình sẽ đi theo âm nhạc, khởi nguồn là người hát rong và sau đó là sáng tác và âm nhạc của ông, cũng như chính tác giả, sau này có một sự nghiệp cả một đời rong ca.

Năm 1949 nhạc sĩ Phạm Duy lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng và có với bà 6 người con. Sau đó cả gia đình nhạc sĩ chuyển vào Nam sinh sống và nhạc sĩ Phạm Duy tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc của mình. Năm 1953, ông sang Pháp học về âm nhạc và tìm hiểu về âm nhạc cổ điển, sau đó, khi trở về Việt Nam ông thành lập ban hợp ca Thăng Long mà đến giờ vẫn còn nhiều người nhớ đến cùng các giọng ca “huyền thoại” của Thái Hằng, Thái Thanh… Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng ông sáng tác đủ mọi thể loại âm nhạc, từ trữ tình, cách mạng, quê hương cho đến du ca, dân ca, đồng dao… Có thể nói trong những cột mốc của tân nhạc Việt, nhạc sĩ Phạm Duy đều có những đóng góp không thể phủ nhận. Ông để lại những trường ca như: Con đường cái quan, Mẹ Việt Namhay những ca khúc không có tuổi như Bên cầu biên giới, Tình ca, Bà mẹ Gio Linhhay Đưa em tìm động hoa vàng...Nhạc trẻ miền Nam một thời cũng cũng ghi nhận những đóng góp của Phạm Duy qua những nhạc phẩm của nhóm Dreamers (những người con của Phạm Duy thành lập) cũng như rất nhiều ca khúc quốc tế được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển soạn lời Việt.

Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở về Việt Nam sinh sống sau một thời gian dài sống tại hải ngoại. Về nước ông được công chúng nồng nhiệt đón nhận và những tác phẩm của ông tiếp tục được ra mắt tại quê nhà thông qua công ty Phương Nam. Năm 2005, trong lần trả lời phỏng vấn báo Người Viễn Xứ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã nhận xét rằng "Trong gia tài của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười"… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ".

Năm 2006, nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức đêm nhạc mang tên Ngày trở vềtại Nhà hát TP.HCM được công chúng đón nhận nhiệt liệt, rất nhiều người đã không thể tìm được vé vào xem. Sau đó nhiều đêm nhạc khác của ông với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: Con đường tình ta đi, Ngày trở vềtại nhiều tỉnh miền Trung, những đêm giới thiệu minh họa Kiều tại miền Bắc... Tính đến nay, những ca khúc được cấp phép của nhạc sĩ Phạm Duy tại Việt Nam là gần 60 bài, chưa kể những sáng tác mới của ông như 10 bài Hương ca, 10 bài phổ nhạc từ thơ Bích Khê đang trong quá trình xin giấy phép. Mới nhất là 8 bài trong chùm 10 bài Đạo ca của ông vừa được cấp phép biểu diễn.

3. Sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy, cho dù là tuổi già sức yếu, vẫn làm nhiều người xúc động. Bởi cả sự nghiệp của mình ông đã dùng âm nhạc để viết về thời cuộc, thân phận và để lại cho đời rất nhiều ca khúc đi vào lòng người. Trong hồi ký của mình ông chỉ mong có một đời được rong ca với âm nhạc và giờ đây, ông lại tiếp tục rong ca trên một nẻo đường mới và âm nhạc của ông sẽ vẫn tiếp tục ở lại với công chúng, những người vẫn luôn tìm thấy ở tác phẩm của ông những sự an ủi và chia sẻ.

NGUYÊN MINH (THỂ THAO & VĂN HÓA) 


Sunday, January 27, 2013

Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

http://dantri.com.vn/van-hoa/nhac-si-pham-duy-qua-doi-690034.htm


Cây đại thụ của làng nhạc đã qua đời lúc 14h30 trưa nay 27/1 tại bệnh viện 115, hưởng thọ 93 tuổi. Ông ra đi để lại cho đời rất nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị, trong đó còn khá nhiều tác phẩm chưa được công bố.

 

Nhc sĩ Phm Duy tên tht là Phm Duy Cn, ông sinh ngày 5/10/1921 ti ph Hàng Cót, Hà Ni. Phm Duy được biết đến vi vai trò ca sĩ và nhà nghiên cu âm nhc nhưng ni bt nht là nhc sĩ vi lượng sáng tác đ s v s lượng và nhiu tác phm rất ni tiếng.

Nh

Nhc sĩ Phm Duy có tiu s bnh tim và đã tng hai ln tri qua phu thut. Tuy nhiên, ln gn nht ông xut hin trước công chúng, nhc sĩ vn t ra khá kho mnh và minh mẫn. Bi vy tin tức bất ngờ về việc ông qua đời đã gây rúng đng trong gii ngh sĩ cũng như nhng người yêu mến ông.

Mt nhc sĩ thân cn ca Phm Duy cho biết, sự ra đi ca cu con trai là ca sĩ Duy Quang cách đây chưa lâu (tháng 12/2012) đã nh hưởng rt nhiu đến tinh thn và tâm lý ca ông. Đó cũng được cho là mt trong nhng nguyên nhân khiến sc kho ca ông giảm sút nặng nề.
Hin chưa có thông tin v l tang ca nhc sĩ Phm Duy.

Phan Anh


Sunday, January 6, 2013

Tác giả & hoàn cảnh sáng tác những bài nhạc vàng

http://choxinsonglai.blogspot.com/2012/11/tac-gia-hoan-canh-sang-tac-100-bai-nhac.html


1. Cho Xin Sống Lại (1969)
Đây là tác phẩm của Hoài Linh, lần đầu xuất bản lấy tên Hà Vị Dzương
Đôi Mắt Người Xưa
Có 3 bài trùng tên
-Bài phổ biến hiện nay là của Ngân Giang viết ở hải ngoại
-Bài thứ 2 là của Trúc Phương, hiện không còn bản gốc
-Bài còn lại là của Y Vân – Nghiêm Phú Phi viết cho một bộ phim trước 75

2. Mấy Nhịp Cầu Tre (1959)
Của Y Vân viết và xuất bản lần đầu năm 1959, sau đó Hoàng Thi Thơ mua lại. Ở hải ngoại, Sơn Tuyền là người đầu tiên hát lại bài này

3. Giọt Buồn Không Tên
Tô Giang là một bút danh khác của Anh Bằng khi sáng tác trong nhóm Lê Minh Bằng

4. Gõ Cửa
Tác giả Mạnh Quỳnh: là một nhạc sĩ học trò của nhóm Lê Minh Bằng. Ngoài ra còn có bài Tình Nồng Quê Hương cũng ký tên Mạnh Quỳnh

5. Tình Là Sợi Tơ
Là một sáng tác của Anh Bằng khi ra hải ngoại

6. Ai Ra Xứ Huế - Thương Về Miền Trung (1962)
Là 2 ca khúc nổi tiếng của Duy Khánh. Sau này để lọt sổ kiểm duyệt, những người làm karaoke đã sửa thành Minh Kỳ

7. Đêm Trao Kỷ Niệm
Của Hùng Cường chứ không phải Duy Khánh

8. Cô Hàng Xóm         
Của nhóm Lê Minh Bằng (lần đầu xuất bản có tên là Vùng Ngoại Ô, ký Giang Minh Sơn)

9. Thiên Duyên Tiền Định
Của Trang Dũng Phương – Nguyên Lễ (Hoài An – Hoài Linh)

10. Mất Nhau Rồi
Của Giao Tiên, bị Vinh Sử tự ý đổi tên thành Thà Trắng Thà Đen bán cho Cẩm Ly

11. Vùng Lá Me Bay
Tác giả Anh Việt Thanh viết năm 1972. Không phải Trần Quang Lộc

12. Rừng Lá Thấp
TTT viết tặng đại úy Vũ Mạnh Hùng tử trận ở cầu Bình Lợi tết 1968. Lúc đó xung quanh cầu không có dân cư mà chỉ có những lùm cây lá thấp mọc hoang um tùm nên TTT đã đặt là Rừng Lá Thấp

13. Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê
Duy Khánh viết tặng Kiều bào ở Lào nhân dịp qua đây năm 1970

14. Giọt Lệ Đài Trang
Châu Kỳ viết về mối tình của ông với một tiểu thư con quan nhà Nguyễn

15. Thói Đời (1970)
Trúc Phương viết trong một quán rượu nhỏ trên đường Tô Hiến Thành, quận 10 sau khi chia tay vợ

16. Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy
Trầm Tử Thiêng viết về cầu Trường Tiền gãy nhịp năm 1968

17. Cho Một Người Nằm Xuống
Của Trịnh Công Sơn viết cho phi công Lưu Kim Cương – người giúp đỡ ông rất nhiều

18. Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc
Phạm Duy viết tặng phi công Phạm Phú Quốc

19. Người Ở Lại Charlie
TTT viết tặng đại tá nhảy dù Nguyễn Đình Bảo tử thủ trên đồi Charlie mùa hè đỏ lửa 1972

20. Anh Không Chết Đâu Anh
Tặng nhảy dù Nguyễn Văn Đương

21. Đọc Tin Trên Báo
Của Thanh Sơn viết khi nghe tin bạn mình là nhạc sĩ Dzũng Chinh tử trận

22. Chuyện Tình Mộng Thường
Kể về chuyện tình của Biệt động quân Phạm Thái và nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Mộng Thường. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, Phạm Thái chiến đấu ở An Lộc và bị mất tích. Sau đó anh sống sót trở về nhờ được souer Therese cứu trong một nhà thờ đổ nát. Tưởng như tình yêu sẽ hồi sinh, nào ngờ Mộng Thường bị tử nạn trên chuyến xe đò Saigon – Lai Khê (Việt Cộng đặt mìn trên tuyến đường này sau giờ ngưng bắn) khi đang trên đường đến dự lễ vinh thăng của người yêu cuối tháng 1-1973. Từ đó, có những buổi chiều Phạm Thái đến trước mộ người yêu nhìn lên trời cao để mong thấy được nụ cười của Mộng Thường từ cõi chết

23. Một Người Đi
Mai Châu (chồng ca sĩ Hoàng Oanh) viết sau khi bạn của ông là thiếu úy BĐQ Nguyễn Ngọc Lân hy sinh tại chiến trường Bình Long. Mẹ của Lân ở xa lại lớn tuổi nên một mình Mai Châu phải lo việc nhận xác, chôn cất...

24. Nhớ Mẹ
Của tướng Lê Minh Đảo và nhà văn – đại tá Đỗ Trọng Huề viết trong phòng biệt giam nhà tù Sơn Tây

25. Đồi Thông Hai Mộ

26. Chị Ba Hàng Xanh

27. Hàn Mặc Tử
Của TTT viết trong chuyến đi Quy Nhơn chung với Thanh Thúy

28. Giọng Ca Dĩ Vãng
Kể về chuyện tình của nhạc sĩ Bảo Thu với ca sĩ Thanh Thúy