Từ C. Phụng

http://rfavietnam.wordpress.com/2011/03/10/nh%E1%BA%A1c-si-t%E1%BB%AB-cong-ph%E1%BB%A5ng/



Nhạc sĩ Từ  Công Phụng sinh tại Văn Lâm, Ninh Thuận, là cử nhân luật.
Bắt đầu viết nhạc từ năm 1960, sang định cư tại Mỹ vào năm 1980.
Năm 2003, mười ca khúc của Từ Công Phụng đã được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam: Mắt lệ cho người, Trên tháng ngày đã qua, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân, Đêm không cùng, Giọt lệ cho ngàn sau, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn, Lời cuối Kiếp dã tràng.
Nhạc sĩ về thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 1998. 10 năm sau, ông mới trở lại với tư cách nghệ sĩ.

Từ Công Phụng là một người nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng rất sớm trong vùng trời âm nhạc Việt Nam khi mới vừa 17 tuổi, với nhạc phẩm “Bây giờ tháng mấy”.


   Nhạc sĩ Từ Công Phụng. Ảnh: Kiến Huy.

Người nhạc sĩ tài hoa
Tuy không phải là người dễ dãi trong sáng tác, nhưng số lượng tác phẩm của ông được người nghe chấp nhận và cảm thụ không ít. Hơn hai trăm tác phẩm trong đó nhiều ca khúc đã nằm sâu trong ngăn trí nhớ của người nghe như: Trên ngọn tình sầu, Mắt lệ cho người tình, Kiếp dã tràng, Giọt lệ cho ngàn sau, Tuổi xa người, Bài cho em, Vào mưa, Ơn em….

Từ Công Phụng có cái nhìn tinh tế trước những vần thơ hay. Ông nắm rất nhanh cái hồn mà bài thơ ẩn chứa phía sau những con chữ bình thường. Đối với ông, cảm nhận ngữ nghĩa của bài thơ chưa đủ mà phải rung với cái thần của nó, bật ra những từ ngữ mới trong âm nhạc, làm cho nét nhạc long lanh và sâu đắm hơn.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng nói: “Khi tôi đọc bài thơ thì tôi cảm nhận giòng nhạc cho bài thơ đó, đó là khởi đầu cho một bài hát mà tôi có thể viết dựa theo thơ. Trong một bài thơ thường thường tôi làm thì tôi phải thêm vào hay bớt đi cho phù hợp với giòng nhạc. Ca khúc là một hình thức nhẹ nhất trong cõi nhạc vì cõi nhạc thì lúc nào cũng mênh mông mà giòng nhạc lớn thì phần đông khán giả họ nghe không được, họ không hiểu thấu, cho nên phải dùng tới ca khúc, có nghĩa là dùng nhạc và lời để diễn đạt tư tưởng của mình.

Ca khúc Tạ Ơn




 TCP:
  1. ngày sinh : 27 tháng 7 
  2. Thuở thiếu thời học tại trường trung học công lập Duy Tân, Phan Rang. Vào trường đại học Sài Gòn và làm việc tại Sài Gòn cho tới biến cố 1975. Vượt biên sang Mỹ năm 1980 cùng gia đình.
  3. Bản nhạc đầu tay là bài Bây Giờ Tháng Mấy, viết từ lúc 18 tuổi, ở năm cuối bậc Trung Học (đầu thập niên 1960). 
  4. Bài hát đầu tiên được nhà xuất bản Minh Phát phát hành năm 1964 tại Sài Gòn. Nhật Trường thâu thanh vào đĩa hát lần đầu tiên năm 1965.
  5. Có hai tập nhạc do Tổ Hợp GIÓ xuất bản và phát hành tại Sài Gòn là Tình Khúc Từ Công Phụng gồm 14 tình khúc (1967, tái bản 1970) và Trên Ngọn Tình Sầu gồm 10 tình khúc (1970).
    Sau đó là tập nhạc Giữ Đời Cho Nhau gồm 12 tình khúc tự ấn loát và phát hành năm 1983 tại Hoa Kỳ. Sau đó cả ba tập này được tác giả tái bản năm 1993.
    Đã thâu băng nhạc Giữ Đời Cho Nhau (1983) và đĩa CD Mưa Trên Ngày Tháng Đó (1995) do chính tác giả thực hiện với tiếng hát của mình.
    Dự định sẽ xuất bản tập nhạc Những Ca Khúc Trên Xứ Người vào năm 1998 và một số CD tùy theo tình trạng tài chánh, trước khi không còn hát được nữa.
  6. Hiện định cư tại Portland, Oregon cùng gia đình.
  7. Thành lập một nhà in nhỏ và sinh sống bằng nghề ấn loát.
     
VHNT:  Xin cho biết môi trường và thúc đẩy của nhạc sĩ Từ Công Phụng từ lúc một bài nhạc được phôi thai trong tư tưởng cho đến khi thành hình? Có nghĩa là cảm xúc sáng tác của TCP đến một cách bùng nổ hay âm ĩ?

TCP:
Những diễn biến chung quanh đời sống thường gây nhiều cảm xúc khác nhaụ Đôi khi bộc phát nhanh chóng và dữ dộị Đôi khi âm ỉ kéo dài theo ngày tháng. Có những ca khúc làm rất nhanh, hoàn tất tro ng khoảng 1 hay 2 tiếng đồng hồ. Có khi kéo dài cả tuần hay hàng tháng không chừng.
 
VHNT: Người ta thường nói Từ Công Phụng là nhạc sĩ của những bản tình cạ Nhưng theo cảm nhận khi nghe, nhạc TCP còn chuyên chở những thao thức, ưu tư về thân phận, nhân sinh quan, tuổi thơ và thiên đường đã mất. Như Du Tử Lê đã viết khi giới thiệu tập nhạc Giữ Đời Cho Nhau - "Nhạc của Từ Công Phụng.. thấp thoáng một triết lý... ẩn hiện một tiên trị.." Xin cho biết, những điều vượt xa hơn tình yêu
đôi lứa được thể hiện một cách ẩn mật qua các bài nhạc như thế là cố ý hay tự nhiên? Và vì sao lại như thế?

TCP:
Như tôi vừa nói, những biến động trong đời sống chúng ta thường gây nhiều cảm xúc khác nhau, và có để lại nhiều ấn tượng trong tâm hồn hay không là tùy theo niềm suy tư của mỗi ngườị Cho nên những điều vượt xa hơn tình yêu đôi lứa được thể hiện một cách ẩn mật qua các bài nhạc đôi khi rất tự nhiên và nhiều khi là sự cố ý.  Tự nhiên vì những niềm đau và những nỗi dằn vặt chất chứa tự nhiên bộc phát khi tấu lên một khúc nhạc hay khi đặt bút lên viết những lời cạ Nhiều khi là sự cố ý vì muốn diễn đạt niềm ưu tư về thân phận, một chút nhân sinh quan khi nhìn lại những biến chuyển trong đời mình trong quá khứ và nhận chân được cái giá trị của tình yêu trong đời sống.
 
VHNT: Trong bài Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên có đoạn - "Xin đỉnh yên bình, một mùa xuân ôm kín chân trời của tuổi thơ thôi rã.. thôi rời... Xin đừng làm bão tuổi đôi mươi, một vòng tay khắc khoải buông xuôi... từng niềm vui bay theo biển gió... Hãy ôm trọn, ôm trọn tuổi xuân..."
Nhạc của TCP chuyên chở rất nhiều những tiếc nuối, những xót xa vời vợi như thế. Từ những nỗi buồn xa xưa của Bây Giờ Tháng Mấy cho đến trong CD mới nhất - Mưa Trên Ngày Tháng Đó. Xin cho biế t TCP nhìn và nói về nỗi buồn của mình trong âm nhạc ngày xưa và ngày nay ra sao? Giống nhau chỗ nàỏ Khác nhau chỗ nào?

TCP:
Ở cái tuổi quá 50 của tôi hiện nay,không còn là cái tuổi mộng mơ của thuở hồng hoang, mà cũng chưa phải là cái tuổi nhìn thấy bóng hoàng hôn dưới chân đồi. Chúng tôi lớn lên và sống trong hoàn cảnh của đất nước đã trải qua quá nhiều biến động vì chiến tranh. Không phải đợi đến lúc xế chiều chúng tôi mới nhận thức được những mất mát lớn lao của tuổi trẻ trong thời ấy, mà ngay từ lúc bấy giờ chúng tôi đã nhìn thấy những mong manh, những ngơ ngác, những mất mát đớn đau theo dòng đời mà chúng tôi đã bị cuốn hút vào trong ấỵ.Từ đó tôi mới có một niềm mơ ước thật nhỏ nhoi dành riêng cho những đôi tình nhân trong thời tao loạn thể hiện qua bản Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên. Tôi mơ ước có một nơi chốn thật bình yên cho đôi tình nhân dung thân, không còn những muộn phiền vây quanh, ở đó họ sẽ tận hưởng một mùa xuân thật nồng ấm để tiếp nối dòng đời tự ngàn xưạ Và qua bài này tôi cũng có ý nhắn nhủ những đôi tình nhân hãy nâng niu cái hạnh phúc của tuổi trẻ, vì cuộc đời không là bao mà hạnh phúc thật mong manh như một giọt nắng tan.  Dường như những người bạn cùng viết nhạc một thời với tôi đều có man mác một nỗi buồn như nhau, vì chúng tôi cùng sống trong cùng một bối cảnh quê hương mang nhiều vết hằn chiến tranh. Cho nê n bài hát nào trong thời ấy cũng len lén những nỗi buồn mà nhịp độ tùy theo ấn tượng của mỗi người.  Trong khoảng hơn 30 năm chiều dài sáng tác, dĩ nhiên những nỗi buồn trong các ca khúc của tôi có những sự khác biệt. Ở thập niên 60, là những giòng nhạc lãng mạn thời mới lớn, mới chớm biết yêu, hàm chứa những nỗi buồn man mác nhẹ nhàng như Bây Giờ Tháng Mấy, như Mùa Thu Mây Ngàn, như Bài Cho Em, như Tuổi Xa Người, Đêm Độc Thoại, Lời Cuối, Trời Về Đêm Mưa hay Còn Một Buổi Chiều...

Bước qua thập niên 70, từ Trên Ngọn Tình Sầu, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Rời Nhau, Như Ngọn Buồn Rơi cho đến Kiếp Dã Tràng, Đêm không Cùng... đã ghi đậm nét những nỗi buồn từ tâm tư khắc khoải, từ những tiếc n uối và xót xa vời vợị Từ đó các bạn cũng có thể cảm nhận rằng tôi muốn nói về hạnh phúc thật mong manh để lại trong ta những chuỗi ngày buồn sau khoảnh khắc hạnh phúc tan biến. Các bạn có thấy khi ca ngợi những niềm đau trong tình yêu qua tình khúc là muốn nói đến sự cần thiết của tình yêu trong đời sống chúng tạ Niềm đau đớn hiểu theo một cách khác cũng là một thứ hạnh phúc còn đọng lại trong cuộc đời chúng ta như là một hành trang cho những suy nghĩ về cuộc đờị Bước qua thập niên 80, qua tuyển tập Giữ Đời Cho Nhau, nét nhạc có nhiều thay đổị Nỗi buồn ở đây ray rứt hơn, nếu không muốn nói là bi thảm từ nét nhạc cho đến lời cạ Vì sau biến cố 1975, cuộc đời có nhiều khúc quanh, nhiều mất mát hơn, trong đó có cả những mất mát và chia lìa đớn đau về tình yêu gia đình và quê hương, khi Sài Gòn không còn là chốn dung thân được nữa. Từ bản Mắt Lệ Cho Người, Một Mình Trên Đồi Nhớ, cho đến Trên Tháng Ngày Đã Qua, Như Chiếc Que Diêm, các bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về nỗi buồn trong những ca khúc cũ từ thập niên 60 và 70. Còn nói về giống nhau, thì nhạc TCP lúc nào cũng có nét riêng rẽ bẩm sinh. Về ý tưởng trong lời ca, ngoài những khác biệt nói trên, thì vẫn còn phảng phất những lãng mạn và tình tứ như một dấu ấn trong đờ i nhạc. Thí dụ bài Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên của thập niên 60 và bài Tình Tự Mùa Xuân, Giữ Đời Cho Nhau hay Mùa Xuân Và Tình Yêu Em của thập niên 80.  Có khác chăng là sự ca ngợi tình yêu nồng nàn hơn, đầm ấm hơn ở những thập niên trước đó.
 
VHNT: Trong thời kỳ mà nền âm nhạc VN tại hải ngoại chỉ chú tâm đến hình sắc (video) và số lượng tiêu thụ, thực hiện một CD do chính mình hát quả là một can đảm. Lý do gì thúc đẩy TCP thực hiện cuốn băng Giữ Đời Cho Nhau và CD Mưa Trên Ngày Tháng Đó? Và có thể chia xẻ quan niệm về sự khác biệt trong vấn đề diễn xuất và cảm nhận giữa một bài nhạc được hát bởi chính tác giả thay vì bởi một ca sĩ chuyên nghiệp.

TCP:
Trong bất cứ một thời kỳ nào trong sinh hoạt âm nhạc nói riêng, và nghệ thuật nói chung, mỗi sáng tác phẩm được gửi tới quần chúng không đơn giản như gửi một lá thư qua bưu điện, mà nó có nhiều gút mắc ở bên trong.  Nói cho rõ hơn, một ca khúc được phổ biến ra quần chúng phải qua trung gian những nhà sản xuất và phát hành. Các nhà phát hành đóng vai trò trung gian giữa người thưởng thức và t ác giả. Các nhà phát hành vì có sẵn tiền bạc làm phương tiện nên họ có những đôi tay dài vươn đến tận những nơi mà họ biết là khán thính giả đang cần những món ăn tinh thần đó. Trong khi những ngu +ời tạo ra nghệ thuật thì không có đủ phương tiện để gửi đứa con tinh thần của mình đến quần chúng. Vì vậy mà tác giả của những ca khúc hay tác giả của những quyển sách thường bị lệ thuộc vào các nhà phát hành. Sự lệ thuộc ấy lâu dần thành ra một thứ tệ trạng, nó làm nghệ thuật càng ngày càng dậm chân tại chỗ, nếu không nói là thụt lùị Vì các nhà phát hành là các nhà thương mại, họ đ ánh hơi rất tài tình về thể loại nào mà đông đảo quần chúng ưa thích. Họ khai thác triệt để về loại nhạc đó, cũng như khai thác triệt để tiếng hát của ca sĩ nào mà họ thấy là ăn khách, làm sao cho túi họ đầy tiền mà không cần nghĩ tới tác giả. Thậm chí họ cũng không cần đề tên tác giả vào bài hát, và không cần nghĩ đến tiền nhuận quyền rất tượng trưng cho tác giả. Tôi không phủ nhận vai trò quan trọng của các nhà phát hành đối với những sinh hoạt nghệ thuật, nhưng tôi không thích cách đối xử của họ đối với tác giả. Ở quê nhà trước kia cũng vậy, nhiều nhà xuất bản và phát hành làm giàu trên tim óc của tác giả. Họ hái ra tiền từ những tác phẩm trong khi tác giả không đủ tiền mua gạo cho gia đình. Tình trạng đó bây giờ vẫn còn tiếp tục ở một đất nước văn minh và thượng tôn luật pháp như ở Hoa Kỳ nàỵ Tôi thấy rất bất công. Tôi đã nhận thức được điều này từ lúc còn ở quê nhà, nên tôi không muốn sinh hoạt âm nhạc là sinh hoạt nghề nghiệp, nên đã tẽ ra một con đường khác, là dùng vốn đầu tư về sự hiểu biết ở học đường trước kia để làm phương tiện mưu sinh trong tương laị Và tôi không ít thì nhiều đã thực hiện được điều đó. Nên các bạn thấy tôi như một kẻ độc hành thầm lặng đi trên những sinh hoạt âm nhạc.
Âm nhạc lúc nào cũng là món ăn tinh thần trong suốt cuộc đời tôị Và ai cũng vậy, cũng có tham vọng đưa đến quần chúng thưởng ngoạn những đứa con tinh thần của mình. Vì tên tuổi của tôi được biết đến từ các sinh hoạt trong các khuôn viên đại học Sài Gòn nhiều hơn là quảng đại quần chúng bên ngoài, nên sinh hoạt âm nhạc của tôi vẫn nhằm vào những khán thính giả yêu thích âm nhạc của tôi trước kia và một số khán thính giả thực sự nhận chân được giá trị nghệ thuật. Tôi thực hiện những băng nhạc hay CD ở quá khứ hay trong tương lai là cũng vì muốn gửi đến họ những lời cám ơn chân thành tấm lòng ái mộ của họ đối với tôi trong quá khứ và trong cả tương lai.

Một ca khúc do chính tác giả trình bày bao giờ cũng lột được hết tâm tư của mình, dù họ hát không hay bằng ca sĩ chuyên nghiệp. Cái giá trị của tác giả tự trình bày là ở chỗ đó. Đôi khi người nghe không quen với tiếng hát tác giả, nhưng tôi nghĩ nếu thính giả hiểu rằng tác giả đem hết tâm tình của chính mình diễn tả cho người nghe thì họ sẽ không hẹp hòi mà hoàn toàn thông cảm. Đôi khi còn khám phá ra được nét độc đáo trong lời ca tiếng hát ấỵ Chúng ta đang sống trên đất Mỹ, chúng ta hằng ngày vẫn nghe nhạc Mỹ do chính tác giả trình bày, nhưng các bạn thấy khán thính giả Mỹ đã nhiệt liệt hoan hô tác giả như là thần tượng của họ.
 
VHNT: Với tư cách của một nhạc sĩ đã thành danh và tự phát hành sáng tác vì nhu cầu nghệ thuật trong tim, có kinh nghiệm hay nhắn nhủ gì với những nhạc sĩ trẻ rất muốn phổ biến tác phẩm của mình nhưng chưa ai biết đến hay để tâm đến (vì các trung tâm phát hành băng nhạc VN tại hải ngoại chỉ chú tâm đến sự tiêu thụ theo thị hiếu)?

TCP:
Câu hỏi này hơi tế nhị. Như tôi đã trình bày ở trên, muốn phổ biến một tác phẩm của mình thì phải có phương tiện quảng bá. Phương tiện tốt nhất là phải xuyên qua các nhà sản xuất và phát hành. Nó hầu như là qui luật tự ngàn xưạ Và cũng chính vì vậy mà các nhà sản xuất và phát hành hay bóp chẹt tác giả. Ở Hoa Kỳ cũng không thoát khỏi qui luật đó. Nhưng ở đây, trong tinh thần thượng tôn pháp luật, họ tôn trọng bản quyền của tác giả và họ đã ký hợp đồng hay giao kèo đàng hoàng khi họ nhận mua một bản nhạc để khai thác thương mạị Các nhà sản xuất và phát hành Việt Nam của chúng ta ở đây hình như chưa học được tinh thần đó, cũng có thể họ cố ý không muốn biết những chuyện như vậy để khỏi trả tiền bản quyền tương xứng như luật định. Tôi cũng là một trong những nạn nhân bị khai thác như vậỵ Họ lấy nhạc của tôi không cần hỏi tác giả, không trả tiền bản quyền. Thậm chí họ không cần đề tên tác giả cũng không cần thiết phải giới thiệu tên tác giả. Còn tệ hơn nữa, như trường hợp của trung tâm phát hành Làng Văn ở California, khi lấy bản Trên Tháng Ngày Đã Qua của tôi để thực hiện cuốn video The Star Light In Las Vegas vừa qua, họ không cần hỏi ý tôi mà còn giới thiệu bản này của Trịnh Nam Sơn do chính tác giả trình bàỵ  Nếu trường hợp các bạn thì các bạn nghĩ saỏ Tôi đưa ra một trường hợp như vậy để các bạn nhìn thấy rằng muốn trình làng một tác phẩm nghệ thuật của mình không phải đơn giản. Âm nhạc là bộ môn về nghệ thuật tiết tấu, dành riêng cho đôi taị Nó không như thơ văn, đọc mà hiểu được cái hay cái dở. Thơ văn các bạn có thể viết và in trên c ác tập san báo chí hay trên Internet gửi đến đọc giả, nhưng về âm nhạc các bạn phải hòa âm phối khí, chọn ca sĩ trình bày, rồi liên hệ phòng thâu thực hiện trên băng nhạc hay đĩa nhựa CD, rồi sau đó pha ?i liên hệ với các nhà phát hành để phân phối đi khắp nơị Thực hiện một đĩa nhựa đã là nhiêu khê, mà giao đứa con tinh thần cho nhà phát hành lại là chuyện phiêu lưu khác. Tựu trung, tôi thấy toàn là chuyện khó khăn. Bởi vì mình không có khả năng (về tiền bạc và thời giờ), nên thấy tốt nhất mình nên hy sinh một đứa con tinh thần hay nhất trong bước đầu để tạo cơ hội trong tương laị Nếu không, tôi nghĩ các bạn nên thực hiện lấy, tự quảng cáo lấy và tự phát hành lấy để khỏi đau lòng!
 
VHNT: Xin cho biết cảm tưởng về tình trạng âm nhạc hải ngoại hiện nay, khi các trung tâm băng nhạc chỉ chú ý đến giới thiệu ca sĩ mới mà không hề có một quan tâm hay săn sóc gì đến những tác giả mới, những bài nhạc mới - Nhất là với tình trạng ca sĩ ngày một nhiều, nhưng cũng ít ca sĩ nào có trình độ diễn xuất bằng giọng hát cho trọn vẹn "phần hồn" của một bài nhạc, và họ chỉ ca đi ca lại những bài nhạc đã phát hành như nhau.

TCP:
Câu hỏi này có một chút liên quan đến câu hỏi trên.  Các nhà sản xuất và phát hành hiện nay phần đông là những người vụ lợị Điều này rất dễ hiểu vì khi họ bỏ ra một số vốn khổng lồ để thực hiện một video hay CD là họ nhắm vào thị trường tiêu thụ. Mà thị trường tiêu thụ ở đây phần đông là những người thích các loại nhạc bình dân dễ hiểụ Chỉ có một số ít để tâm đến giá trị nghệ thuật thực sự. Cho nên họ đã chọn những bài hát đã từng đáp ứng theo thị hiếu ở quê nhà trước kia để  đánh đúng vào tâm lý đông đảo quần chúng. Quần chúng chịu khó mua băng đĩa là quần chúng đã quen với các bài hát cũ trước kia, quen với các thể loại trước kia, mà không chịu chấp nhận ngay những bài hát mới, hay không có khả năng chấp nhận những bài hát có giá trị và các giọng hát điêu luyện. Tôi chợt nhớ tới nhiều thập niên trước kia, nhất là sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã áp đặt chế độ cưỡng bách âm nhạc, chính quyền khuyến khích quần chúng nghe nhiều nhạc cổ điển Tây Phương, nên trình độ thưởng thức âm nhạc của Nhật đã được nâng lên rất cao như ngày naỵ Vì các nhà sản xuất và phát hành của chúng ta ở đây là những người làm thương mại, họ bỏ tiền ra với mục đích thu lợi chứ không hề nghĩ đến chuyện hướng dẫn quần chúng thưởng thức những món ăn tinh thần cao hơn. Tuy nhiên, công tâm mà nói, loại nhạc bình dân cũng có giá trị về dân gian, giữ được nét đặc thù của dân tộc. Và cũng nhờ vào tài năng phối âm của các bạn trẻ hiện nay ở hải ngoại, cộng với kỹ thuật tân kỳ của điện tử hiện nay ở các phòng thâu đã làm cho nhạc Việt khởi sắc hơn. Tôi rất tiếc các nhà sản xuất có phương tiện trong tay mà vì quá thiên về thương mại nên đã không quan tâm mấy về vấn đề nâng cao phẩm chất của âm nhạc Việt qua những sáng tác mới của các n hạc sĩ trẻ hiện nay ở hải ngoạị Về ca sĩ cũng vậy, những ca sĩ mới hiện nay, ngoài một số rất ít như Thái Hiền, Khánh Hà, Ý Lan... tôi chưa thấy ai có khả năng thay thế tiếng hát của các đàn anh đàn chị xưa kiạ Có phải tôi chủ quan quá không các bạn?
 
VHNT: Ca sĩ Tuấn Ngọc gần đây có phát hành một CD nhạc của TCP - Giọt Lệ Cho Ngàn Saụ Theo sự cảm nhận, trong CD này, Tuấn Ngọc có những bài hát rất hay, rất tới như Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên, Như Ngọn Buồn Rơị Nhưng cũng có những đoạn hát hơi mạnh hơn cần thiết để phô trương giọng hát của mình như Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Như Chiếc Que Diêm. Xin cho biết cảm tưởng về CD này khi nghe nhạc mình qua giọng hát của một ca sĩ có kỹ thuật tương đối là cao như Tuấn Ngọc.

TCP:
Về nam ca sĩ, hiện nay ở hải ngoại tôi thấy có hai giọng ca có kỹ thuật và có vẻ quyến rũ là Tuấn Ngọc và Vũ Khanh. Có thể có rất nhiều người không đồng ý với tôi ở nhận xét này, vì mỗi người có một cái "taste" khác nhaụ Nhưng nếu dựa vào tiêu chuẩn làn hơi phong phú, phát âm đúng, giọng ngân đều đặn và không bị ngút hơi thì Vũ Khanh đáng được chọn là ca sĩ xuất sắc trong năm trong giải Kim Khánh vừa qua tại Houston. Trong CD Giọt Lệ Cho Ngàn sau, gồm 10 tình khúc của tôi mà Tuấn Ngọc đã phát hành gần đây, tôi nghĩ anh đã chọn đúng những dòng nhạc để anh phô triển tài năng của anh. Bài nào anh cũng lột được ý, dù có một vài khuyết điểm nhỏ không đáng quan tâm. Có những bài Tuấn Ngọc làm tôi xúc động vì anh đã nói lên dùm tôi những điều tôi muốn nói qua tiếng hát. Anh đã làm tròn chức năng của anh qua những quảng 6 quảng 7 lên xuống đột ngột, là những quảng khó hát nhất mà tôi hay dùng trong dòng nhạc của tôi.  Ít ra, đó là niềm hạnh phúc của một người viết nhạc, khi có một ca sĩ đã dùng giọng hát để nói lên được ý của mình.
 
VHNT: Mỗi sáng tác không ít thì nhiều thường phản ảnh nội tâm hay con người của tác giả. Xin cho biết, trong các nhạc phẩm từ trước đến nay, bài nào là "Từ Công Phụng nhất". Hay nói khác đi bài nào TCP gửi gấm tâm tình của mình vào đó nhiều nhất. Tại sao?  Bài nào TCP "thương" nhất.

TCP:
Tôi vẫn thường gặp những câu hỏi như thế. Tôi không bao giờ nghĩ đến cái lẽ thường tình của người đời là con cưng con ghét, đứa nào không thương, hay thương ít thương nhiềụ Âm nhạc là món ăn tinh thần rất cần thiết trong đời sống chúng tạ Khi nặn ra những đứa con tinh thần và đem trình làng, thì người đời sau khi thưởng thức cũng có thể nói bài này tôi không thích bằng bài kiạ Như ng đối với cha đẻ của chúng thì bài nào cũng là những đứa con được thương yêụ Bởi vì chúng là sản phẩm của tâm hồn, nên bài nào cũng là Từ Công Phụng cả. Từ Công Phụng ở tuổi 20, Từ Công Phụng ở tuổi 30, 40 và ngoài 50, ở mỗi tuổi đều có vẻ đẹp trong tâm hồn nổi trôi theo dòng đời.
 
VHNT: Với những người yêu thích nhạc TCP, xin cho biết nhạc sĩ TCP có những dự định âm nhạc gì trong tương lai - video, CD, in tập nhạc, v.v...

TCP:
Tôi xin khẳng định một điều: Những hoạt động về âm nhạc của tôi cho đến ngày hôm nay cũng chỉ vì lòng yêu thích sáng tác để hiến dâng cho đờị Nếu các bạn nghĩ tình yêu trong âm nhạc của tôi là những cánh hoa hồng bên cánh cửa sổ, mỗi buổi sáng thức dậy các bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó trong khoảnh khắc đầu ngày, thì mong những dòng âm thanh ấy quấn quít mãi trong đời bạn. Nếu vẻ đẹp t rong âm nhạc của tôi cũng chính là một phần trong vẻ đẹp tâm hồn bạn, thì tôi xin làm tấm gương để các bạn ngắm mãi một phần đời óng ả của mình đang lùi dần vào dĩ vãng theo bóng thời gian. Bởi vậ y tôi không ngừng mơ ước rằng tôi sẽ cố gắng làm được những gì trong khả năng âm nhạc của tôi để dành riêng cho những người hằng yêu mến nhạc của tôi từ bao năm tháng qua.
 
VHNT: Sau cùng, TCP có điều gì để chia xẻ riêng cùng anh chị em trong Ban Biên Tập cũng như đọc giả của Văn Học Nghệ  Thuật, mà trong số đó, có rất nhiều người yêu mến nhạc của TCP.

TCP:
Cuối cùng, xin được chân thành gửi những tình cảm tốt đẹp nhất, cùng lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các bạn trẻ trong Ban Biên Tập của Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng đã dấn thân và hy sinh một phần trong đời sống mình cho sự tồn tại của văn học và nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoạị Mong các bạn gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp mãi mãi. Thân ái
 
VHNT: Một lần nữa, thay mặt tất cả anh chị em của VHNT, xin cám ơn nhạc sĩ Từ Công Phụng đã dành cảm tình đặc biệt cho VHNT khi trả lời những câu hỏi trong cuộc phỏng vấn này.
  




No comments: