Sunday, May 20, 2012

Nhạc sĩ VŨ THÀNH AN

http://cafevannghe.wordpress.com/2010/03/28/nh%E1%BA%A1c-si-vu-thanh-an/

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Nhạc sĩ VŨ THÀNH AN



Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh n ăm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1954 học tại trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương, Saigon. 1955 học lớp Ðệ Thất tại trường trung học Hồ Ngọc Cẩn. 1956 lên Ðệ Lục được di chuyển cả lớp về trường Chu Văn An. Năm 1958 một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Trần Lục học lớp Ðệ Tứ, sau khi đậu Trung Học Ðệ Nhất Cấp, học hết lớp Ðệ Tam và một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Nguyễn Trãi vào năm 1960 học lớp Ðệ Nhị.
Trong thời học sinh Vũ Thành An theo học nhạc lý với nhạc sĩ Chung Quân, lúc đó cùng Ngô Thụy Miên, Đức Huy. Năm 1961 ông thi hỏng Tú tài nên về trường Hưng Đạo học tiếp lớp Đệ nhị. Năm 1963, ông thi đậu Tú tài toàn phần. Trong suốt thời gian trung học, ông đều tham gia hoạt động văn nghệ trong lớp từ ca hát, đóng kịch, đến làm bích báo. Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là nhạc sĩ Chung Quân chê. Trong thời gian học tại trường Hưng Ðạo, Vũ Thành An bắt đầu sáng tác nhạc các ca khiúc mang tên Bài Không Tên Số 2, Bài Không Tên Số 6, Bài Không Tên Số 8.


Sau đó ông được linh mục Trần Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền theo học Đại học. Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Sài Gòn, ở đây ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình khúc thứ nhất, phổ thơ Nguyễn Đình Toàn, và nổi tiếng ngay từ ca khúc đó; rồi cùng làm chương trình Nhạc Chủ Ðề với Nguyễn Ðình Toàn.
Những năm tiếp theo, Vũ Thành An viết nhiều Bài không tên khác. Năm 1965 ông bị chấn động tinh thần vì cuộc tình bị gãy đổ, ông sáng tác bài Không Tên Cuối Cùng. Năm 1967 gặp gỡ một mối tình lần hai, bị động viên nhập ngũ khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Năm 1968 một lần nữa cuộc tình ấy lại gãy đổ, ông sáng tác Bài Không Tên Số Hai. Năm 1969 ông lập gia đình.



Năm 1969, Vũ Thành An phát hành tập nhạc Những bài không tên. Các tác phẩm của ông được yêu thích khắp miền Nam thời bấy giờ sau khi được nữ ca sĩ Thanh Lan diễn đạt rất thành công trên làn sóng phát thanh, đại nhạc hội, đĩa nhạc và nhất là phong trào du ca tại Quán Văn (sân sau của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn) cùng thời điểm với cặp song ca Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc ở Sài Gòn và những thành phố lớn khác, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh. Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươi và các Bài không tên gắn liền với giới trẻ thời ấy. Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.

Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông tiếp tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ : Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.
Ngày 30 tháng 4 1975, Vũ Thành An là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó ông đi cải tạo suốt mười năm từ 1975 đến 1985. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981. Ngày 21 tháng 3 năm 1981, biến cố quan trọng nhất trong đời là rửa tội vào đạo Thiên Chúa. 1987 lập lại gia đình.
Trong thời gian đi cải tạo có nhiều lời đồn từ trong nước lẫn hải ngoại, Vũ Thành An quy thuận cán bộ trại nên được quản giáo trại cải tạo ưu đãi và cho về sớm trước các đồng đội, không rõ chuyện này có thật hay không. Như một chuyện kể điển hình sau đây :

 

- “Đêm 30-12-1980 trong không khí lạnh lẽo âm u của núi rừng tỉnh Bắc Thái, trại cải tạo Phú Sơn tổ chức đón Giao Thừa. Sân khấu được dựng trong sân, phía dưới sân khấu khoảng trên 2,000 người gồm thành phần quân, cán, chính đang chịu cải tạo ngồi lặng lẽ trên sàn đất. Phía sau, xa hơn một chút có 22 vị linh mục ngồi co ro vì lạnh. Khi tiếng đàn nổi lên cùng với giọng sáo của Tô Kiều Ngân thì Vũ Thành An xuất hiện, quỳ gối, đôi tay giang rộng, thành kính kêu lên vui mừng : “Ôi ! Tôi không hiểu hạnh phúc này hôm nay vì sao mà tôi có. Đó là nhờ công ơn trời biển của cách mạng mà tôi mới được thành người”.
“Đến khi qua Mỹ, Vũ Thành An đã có lời xin lỗi tất cả bạn tù… vì “trong lúc yếu lòng”. Nhưng thực ra, đó chỉ là bề ngoài, tỏ ra ăn năn sám hối bằng cách theo các vị linh mục học đạo tới bậc Thầy Sáu”….
Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1996, ông ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon. 1996 theo học Thần Học.1999 được phong chức Ðọc Sách (Reader) và Acolyte (thừa tác viên bàn thờ). Năm 2000, Vũ Thành An được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác tình khúc và chỉ tiếp tục soạn các bản thánh ca, và tham gia các công việc từ thiện.

CHUYỂN HƯỚNG SÁNG TÁC

Nhạc tình Vũ Thành An là một kết   hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lã lướt với lời hát như quyện vào tâm  hồn người nghe. Thế nên từ cuối thập niên 60, tới đầu thập niên 70, một chuỗi sáng tác của Vũ Thành An qua các nhạc phẩm “Tình Khúc Thứ Nhất”, “Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi”, các bài “Không Tên” được giới yêu âm nhạc đón nhận nồng nhiệt và nghiễm nhiên trở thành những bản ”Nhạc Tình Vũ Thành An”, một dấu ấn lãng mạn của thời Nhạc Vàng !
Khi qua được Mỹ, thì Vũ Thành An sáng tác nhiều nhạc phẩm mang phong cách và ca khúc khác hơn xưa, như loạt nhạc “Nhân Bản Ca”. Rồi thất bại, ông viết tiếp “Bài  không tên cuối cùng tiếp nối” như một chấp nhận sự trở về. Sau đó có “Đời Đá Vàng” được Khánh Hà trình bày làm xao xuyến tâm hồn người nghe nhạc, là một cái nhìn triết lý mới của Vũ Thành An. Bài “Tình Xưa Gái Huế” nghe nhẹ nhàng không phải là những ray rứt, trách cứ như ngày nào . Giới thưởng ngoạn đang trong thời kỳ hấp thụ dòng nhạc mới này của ông, thì bỗng dưng ông tuyên bố ông không sáng tác Nhạc Tình nữa, mà chuyển hướng qua con đường sáng tác Nhạc Thánh Ca.
Thật là một bất ngờ, đối với giới ái mộ ông, có thể là nỗi thất vọng xen lẫn với những bàng hoàng tiếc nuối. Phải chăng sự đổi thay này xuất phát từ mười năm trong trại cải tạo chăng ? Chắc hẳn mười năm là một thời gian dài, với rất nhiều thời gian để ông suy tư chuyển hướng !?

Tác phẩm “Những bài không tên

Sáng tác của Vũ Thành An có khoảng 40 bài, được đánh số không theo thứ tự thời gian, trong đó một số bài mang tên khác. Một vài Bài không tên khác không đánh số như Bài không tên cuối cùngBài không tên cuối cùng tiếp nối

 

Xin được giới thiệu các sáng tác của ông qua những câu đầu trong ca khúc :
- Bài không tên số 1 : Xin đời sống cho tôi mượn tiếng / Xin cho cơn mê thêm dài một chuyến…
- Bài không tên số 2 ; Lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều, nhiều cơn gió xoay / xoay trong hồn, và cơn đau này vẫn còn đâỵ…
- Bài không tên số 3 : Yêu nhau cho nhau nụ cười, thương nhau cho nhau cuộc đời / Mà đời đâu biết đợi, để tình nhân kết đôi…
- Bài không tên số 4 : Khóc cho vơi đi những nhục hình, nói cho quên đi những tội tình / Đời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai…
- Bài không tên số 5 : Quấn quít vân vê tà áo, run run đôi môi mở chào / Tiếng nói thơ dại ngày đó, bây giờ mộng đời bay cao…

- Bài không tên số 6 : Đêm nay gió xôn xao, ngoài kia đã vang lời mưa chào / Chờ mộng ấp hơi nồng, tình lấp cho đầy hư không… (có lời 2).
- Bài không tên số 7 : Một làn khói trắng, ru đời vào quên lãng, nâng sầu thành hơi ấm, / hơ dịu tình đau… (lời 2 là Bài không tên trở lại số 7)
- Bài không tên số 8 : Chiều thơm, du hồn người bềnh bồng / Chiều không, im gọi người đợi mong…
- Bài không tên số 9 : Ngày đến mang tin buồn. Thời gian theo về nguồn / Giọt nắng loe trong đầu. Bàn tay trơ đốt khâu…
Những Bài không tên lên đến số 37 rồi các số 40, 41, 42 và 50.

Những bài có tên :

Anh biến mất thôi – Biển vang lời mẹ nhắn – Cám ơn – Cánh chim xa vời – Cháy bỏng tình cố hương – Chị ơi – Đêm say – Đêm vàng trăng úa – Đừng yêu tôi – Em đến thăm anh đêm 30 – Hai mươi năm làm tuổi trẻ – Hạt sầu – Hồn lạnh nắng phai – Lời tình buồn – Một lần nào cho tôi gặp lại em – Nếu tôi còn được yêu – Ngày mưa – Nhân bản 6 – Sầu khúc – Thân cỏ hoa – Tình đã xa – Tình khúc thứ nhất – Tuổi đá vàng – Trong tay nhau – Xa lạ – Xin cám ơn chàng những đêm không ngủ v.v…

Một sáng tác nổi tiếng của Vũ Thành An :



- Quế Phượng
.

Thursday, May 17, 2012

Nhạc sĩ LÊ DINH

http://cafevannghe.wordpress.com/2011/11/29/nh%E1%BA%A1c-si-le-dinh/

2 BÀI PHỎNG VẤN

NHẠC SĨ LÊ DINH

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP


Xin mời bạn đọc nghe tâm tình của nhạc sĩ Lê Dinh, qua mẩu chuyện ngắn sau đây :
Bích Xuân: Xin vui lòng sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ ?
LÊ DINH: Sinh năm 1934 (tuổi Giáp Tuất) tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công.
1948-1953: Học Trung học ở Collège Le Myre de Vilers (MỹTho).
1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (Ecole Supérieure de Radióelectricité de Saigon).
1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.
1975-1978: Không làm gì được cả.
Tháng 8/1978: Vượt biên đến đảo Ðài Loan.
Tháng 10/1978: Ðịnh cư ở Canada, thành phố Montréal, cho đến nay.
1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng hóa đi khắp thế giới có tên là Federal Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada ở thành phố Montréal (Ðiểm đặc biệt là hãng tàu này là hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn – trong đó có gia đình Lê Dinh – trên biển Nam Hải năm 1978).
Lúc còn học ở Trung học Le Myre de Vilers (MỹTho) có theo học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của Ecole Universelle de Paris.
Sáng tác đầu tiên : Bài Làng Anh Làng Em, viết năm 1956, nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ấn hành năm 1956.
Gia cảnh : Vợ, 3 con.
Sáng tác: Cuộc đời sáng tác của Lê Dinh trong 47 năm gắn bó với âm nhạc được chia ra làm 3 giai đoạn :

Giai đoạn 1: 1956-1966: Trong thời gian này, Lê Dinh có những sáng tác như :
- Ngày ấy quen nhau (1959) – Thương đời hoa (1960) – Hôm nào anh đi (1960) – Có nhớ không anh (1960) – Tấm ảnh ngày xưa (1961) – Cánh thiệp hồng (1961) – Ga chiều (1962) – Xác pháo nhà ai (1964) – Chiều lên bản Thượng (1964) – Tình yêu trả lại trăng sao (1964) – Thương về xứ Thượng (1965) – Ngang trái (1965)…
Trong giai đoạn này, có những sáng tác chung với Minh Kỳ : Ðường chiều sơn cước – Tiếng hát Mường Luông – Người em xứ Thượng – Ðường về khuya – Tôi đã gặp – Hạnh phúc đầu Xuân – Cánh thiệp đầu Xuân – Một chuyến xe hoa – Mưa trên phố Huế…

Giai đoạn 2: 1966-1975: Thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng).
-1966: Ðêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).
Nhóm Lê Minh Bằng còn có những tên nữa như : Mạc Phong Linh, Mai Thiết Linh (Truyện tình Lan và Ðiệp 1, 2 & 3), Mai Bích Dung (Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ), Dạ Ly Vũ (Hồi tưởng), Dạ Cầm (Tình đời, Trở về cát bụi, Ðêm vũ trường, Kiếp cầm ca) và rất nhiều tên khác nữa như : Vũ Chương, Phương Trà, Tây Phố, Tôn Nữ Thụy Khương, Trúc ly, Huy Cường, Mặc Vũ v.v…) (Ngưng sáng tác 1975-1978).

Giai đoạn 3: Từ năm 1979: Có những bài Bài hát của người điên – Nắng bên này sông – Thương về Gò Công – Sao anh không nhớ Gò Công – Dòng kỷ niệm – Chữ tình – Huế buồn – Chỉ là phù du (2003).

BX: Khán giả đã biết nhạc sĩ Lê Dinh bắt đầu từ năm 1956 nhưng cho đến nay vẫn không quên công việc của một người làm về thông tin trên đài phát thanh trước năm 1975, hiện thời còn là chủ bút tờ báo nữa, mà cốt yếu của người cầm bút có kiến thức, có chiều sâu tư tưởng, tờ báo mới hay, phải hấp dẫn để đến được với độc giả. Công việc của nhạc sĩ nằm trong tư tưởng Văn hóa. Xin nhạc sĩ cho biết cảm tưởng về những điều này ?
Nhạc sĩ LD: Khán thính giả biết Lê Dinh từ năm 1956 (qua bài Làng anh làng em) cho đến nay nhưng từ năm 1994, khi nguyệt san Nghệ Thuật ấn hành số 1, độc giả biết Lê Dinh qua người chủ trương tờ báo và đồng thời cũng qua Lê Dinh, người viết nhạc. Chủ trương tờ báo, LD không có tham vọng to lớn, chỉ muốn dùng tờ báo, ngoài việc loan tin tức về âm nhạc, thời sự, kiến thức phổ thông… chính yếu là muốn nhắc lại cho các thế hệ sau biết những người đi trước trong lãnh vực văn học, âm nhạc, nghệ thuật… và giới thiệu, nâng đỡ những mầm non văn nghệ trên con đường mà những mầm non này đã chọn.

BX: Nhạc sĩ đã được khán giả trước năm 1975 yêu thích và ngay như hôm nay tại Hải ngoại, được các Trung tâm băng nhạc thâu lại các nhạc bản như – Xác pháo nhà ai (1964) – Chiều lên bản Thượng (1964) – Tình yêu trả lại trăng sao (1964) – Thương về xứ Thượng (1965) – Ngang trái (1965)…v.v… Tại sao nhạc sĩ không tiếp tục đi sâu vào các ca khúc khác ?
Nhạc sĩ LD: Vẫn sáng tác (mặc dù tờ báo chiếm rất nhiều thì giờ) nhưng so với trrước 1975 thì rất ít vì ở hải ngoại còn nhiều thứ cần nhiều thì giờ để giải quyết và cơm áo buộc ràng không cho mình còn nhiều thì giờ để sáng tác.

BX: Công việc làm báo, làm đài phát thanh tại Montreal, có hỗ trợ gì trong cuộc sống của nhạc sĩ không ?
Nhạc sĩ LD: Công việc làm báo, làm đài phát thanh ở đâu thì không biết, chứ ở thành phố Montréal này, không giúp đỡ gì về mặt tài chính cho người chủ trương. Ðó chỉ là sở thích thôi, ai không thích, không thể nào làm nổi, với trăm ngàn chuyện bực mình vụn vặt, không thể nói ra hết ở đây.

BX:  Nhạc sĩ có những bản nhạc viết về quê hương rất tha thiết. Xin nhạc sĩ cho biết cảm tưởng về những bài nhạc ấy ?
Nhạc sĩ LD: Về những bản nhạc quê hương, không hiểu tại sao, khi còn ở trong nước thì không viết, nhưng giờ đây, ở hải ngoại mới thấy thấm thía 2 chữ “quê hương” và viết rất dễ, rất suôn sẻ, chẳng hạn như bài “Thương về Gò Công (Nắng trưa lên rất cao, Ngoài xóm đi vào, đi ngang bờ ao, gặp em đang hái cau để má ăn trầu. Ai qua Gò Công mà không ghé thăm chợ Dinh, Ðể nghe tiếng hò cô gái ngoài kinh, Hò ơi: Em là cô gái xứ Gò, quanh năm sông vắng đưa đò nuôi me, Nhà em ở xóm Giồng Tre, Anh về nhớ ghé thăm mẹ thăm em).

BX:  Theo nhạc sĩ những dòng nhạc trước năm 1975 có những đặc điểm gì giống và khác với thời bây giờ ?
Nhạc sĩ LD: Nhạc trước 1975, kỹ thuật không rắc rối, lời ca ít cầu kỳ và bình dị hơn nhạc sau 1975, kỹ thuật vững chải hơn, hơi khó khăn hơn (có lẽ do sống gần với nền âm nhạc của ngoại quốc) và lời ca cùng đề tài cũng thay đổi nhiều, do hoàn cảnh đang ở tạm nơi xứ người, thân phận ly hương v.v…
BX:  Xin nhạc sĩ vài kinh nghiệm khi làm nhạc ?
Nhạc sĩ LD: Nói về kinh nghiệm trong việc viết nhạc thì nếu viết nhạc nhiều, thì lần lần kỹ thuật sẽ vững chắc hơn, không còn để những lỗi lầm ấu trĩ những khiếm khuyết buồn cười. Những người viết nhạc từ 10 năm trở lên sẽ không còn vấp phải những lỗi lầm này. Còn về phần hồn nhạc, thì không ai giống ai, cũng không phải do kinh nghiệm mà có, bởi đó là thiên phú.

BX:  Về các ca sĩ hiện nay ở hải ngọai ?
Nhạc sĩ LD: Các ca sĩ hiện nay ở hải ngoại : Lớp lớn tuổi (đã nổi tiếng ở Việt Nam) một số, phong độ vẫn còn và họ hát bằng tâm hồn, còn một số trẻ mới lớn lên và nổi tiếng ở hải ngoại, có một số hát bằng hình dáng hơn là hát bằng xúc cảm. Số này cần phải có những người múa may xung quanh mới được. Và khán giả thì “coi” họ hát hơn là “nghe” họ hát.


 BX:  Với nghề báo xin nhạc sĩ có nhận xét ?
Nhạc sĩ LD: Về làm báo, thì tuy mới làm 9 năm thôi, nhưng đã nhận thấy rất là nhiêu khê bởi vì trong giới văn chương quá bao la hơn là trong giới âm nhạc. Những nhiêu khê này, không thể nói ra trong khi còn làm báo, chỉ có thể nói khi nào hết làm báo, bằng cách viết hồi ký chẳng hạn. Phục thay những người cả đời làm báo.

BX:  Xin nhạc sĩ kiêm Chủ bút cho biết thế nào là mẩu truyện ngắn hay ? Cây bút nào anh cảm mến ?
Nhạc sĩ LD: Cảm nghĩ của một chủ bút không khác gì cảm nghĩ của một độc giả. Một truyện ngắn (hay dài) mà hay là có đề tài mới lạ, không giống những truyện đã có từ trước, có thắt gút (cho độc giả hồi họp, chờ đợi) rồi từ từ mở khi kết thúc, vui hay buồn, để trả độc giả về với thực tại. Về phần văn chương, không cần phải cầu kỳ hoa lá cành, chỉ cần cho trọn vẹn, câu cú có đầy đủ chủ từ, động từ, túc từ là được. (Chúa ghét những truyện kể lể dài dòng rồi hết, không đem lại một cảm xúc gì cho người đọc).

BX:  Xin nhạc sĩ cho biết tại sao bây giờ các nhạc sĩ thường hay sáng tác những ca khúc gào thét như thế ?
Nhạc sĩ LD: Âm nhạc những năm sau này (nhất là âm nhạc trong nước) không phải là âm nhạc nữa mà không biết nên gọi đó là gì. Nghe loại nhạc chói tai này, đang vui mình bỗng thấy bực tức ngang xương. Ca sĩ thì không gào thét không phải là ca sĩ, có thể gọi là ” hét sĩ ” thì đúng hơn. (Người Pháp có câu : Chanter n’est pas crier). Người VN mình bắt chước rất hay, nhưng bắt chước cái không nên bắt chước. Tuy nhiên, ở trong nước, cũng có một số ít bài rất dễ thương như Song quê, Về quê ngoại, Tiếng hát chim đa đa v.v…

BX:  Nhạc sĩ ấp ủ đề tài nào trong tương lai ?
Nhạc sĩ LD: Hình thức thu video của những trung tâm video lớn bây giờ, nếu cứ cái đà này mà kéo dài mãi, sợ không còn có người thích nữa. Phải thay đổi món ăn cho con người thưởng thức, ăn một món dù ngon, nhưng ăn hoài cũng phải chán (A force de manger la même soupe, on finit par se lasser). Do đó, một màn kịch nhạc, có thể nói như một vở tuồng cải lương mà thay vì cổ nhạc mình viết bằng tân nhạc, có đối thoại, có ca, có vũ, một câu chuyện có đầu có đuôi, viết bằng tân nhạc. Việc này đòi hỏi ca sĩ phải là diễn viên và có như thế mới hấp dẫn về lâu về dài số khán thính giả ít oi ở hải ngoại này. Ðó là ước muốn của LD nhưng mình không có trong tay phương tiện thì làm sao thể hiện được, cho nên ước muốn chỉ là ước muốn suông mà thôi.
BX:  Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Dinh

Trần Năng Phụng post

*****************************************

 
Phỏng vấn qua bà Trần Thị Kim Quyên
(vợ NS Lê Dinh) :
 
Sóng Văn (SV) : Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?
Trần Thị Kim Quyên (TTKQ) : năm 1955, tôi bắt đầu dạy học ở Gò Công. Năm 1956 chồng tôi (Nhạc sĩ Lê Dinh) cũng về dạy học cùng trường với tôi và chúng tôi biết nhau từ đó. Đến năm 1957, chúng tôi làm đám cưới. Trong cuộc sống vợ chồng, nhớ lại thời còn son trẻ của chồng tôi, khoảng những năm 1960-1965, cũng có những chuyện buồn về tình cảm, nhưng tôi nghĩ, làm vợ một nghệ sĩ là phải chịu đựng, đợi khi trời quang mây tạnh gia đình sẽ yên vui.

SV: Nhiều người thường quan niệm rằng : các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông nhà thì sao ?
TTKQ: Điều này không đúng lắm, vì không phải nghệ sĩ thì hay lơ là công việc gia đình. Theo tôi, việc này tùy thuộc  cá tánh của mỗi người. Có những đức phu quân không phải là nghệ sĩ nhưng cũng không phụ giúp được gì cho vợ. Trái lại có những người chồng là nghệ sĩ nổi tiếng mà phụ lo công việc gia đình một cách đắc lực. Nhận xét này chỉ đúng 50% thôi.

 

SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?
TTKQ: Ngoài việc sáng tác nhạc, chồng tôi cũng làm thơ và giải trí bằng cách xem xi nê, video.

SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác ?
TTKQ: Chồng tôi có thói quen sáng tác lúc đêm khuya, khi mọi người trong nhà đều yên giấc ngủ, và lúc sáng sớm vừa thức dậy. Khi sáng tác, bên mình thường hay có tách cà phê sữa nóng.

SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?
TTKQ: Khi hoàn thành xong một nhạc phẩm, chồng tôi thường hỏi tôi cái tựa như vậy có được không ? hoặc hát cho tôi nghe thử và tôi luôn luôn là vị thính giả đầu tiên của những nhạc phẩm nhà tôi viết. Tôi thường hay góp ý về cái tựa bài hát và chỉ cái tựa mà thôi. Lâu lâu cũng có gặp vài bài mà tôi không thích. Tôi nêu lên ý kiến khách quan của tôi và chồng tôi khai tử bài đó luôn, không sửa chữa gì cả. Vì theo chồng tôi nói, sửa một bài hát khó hơn sáng tác một bài hát.

SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng ?
TTKQ: Về toàn bộ tác phẩm của chồng tôi cho đến ngày hôm nay tôi rất thích vì nó hợp với sở thích của tôi, và theo tôi, chúng cũng thích hợp với sở thích của đa số quần chúng. Nhưng tôi không biết quần chúng cho điểm thế nào, chớ riêng tôi thì tôi phê 18/20 tất cả những nhạc phẩm mà chồng tôi sáng tác, khoảng hai trăm (200) bài. Không biết có phải mèo khen mèo dài đuôi không ?

SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?
TTKQ: Sau 1975, việc phổ biến ấn hành và phát hành những tác phẩm nghệ thuật không còn giống như lúc còn ở trong nước nữa. Việc phổ biến cũng khó khăn không thua gì việc phát hành vì đa số người Việt lưu vong không có tập trung ở một chỗ. Ngày trước, phương tiện phổ biến trong nước là đài phát thanh và đài truyền hình. Ngày nay,  phương tiện phổ biến là băng nhạc và video – nhất là video, một phương tiện phổ biến hữu hiệu nhất – thì quá ít cho nên sự phổ biến một sáng tác mới thật là hạn hẹp. Sau đó, sự sinh hoạt văn nghệ kém phần hứng thú vì thiếu phương tiện phổ biến. (Ít có sáng tác mới).

 

SV: Cá nhân bà  đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hổ tương trong việc sáng tác của ông nhà ?
TTKQ: Tôi chỉ la một nội trợ sau 1975 cho nên không có gì trở ngại cho chồng tôi trong việc sáng tác, vì tôi đảm đang một phần lớn những công việc trong gia đình để chồng rảnh rang mà đi làm việc (tay phải) để nuôi gia đình, và sáng tác (tay trái) theo sở thích của chồng tôi.
SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bảo…

TTKQ: Sơ lược tiểu sử chồng tôi :
- Nhạc sĩ Lê Dinh, tên thật Lê Văn Dinh, sinh ngày 08-9-1934, tại Vĩnh Hựu, Gò Công. Tác phẩm đầu tay : Làng Anh Làng Em (1956). Tác phẩm quen thuộc : Tấm Ảnh Ngày Xưa, Thương Đời Hoa, Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, Bài Hát Của Người Điên, Biển Dâu, Nếu Mai Này, Ga Chiều, Thương Về Xứ Thượng, Hà Tiên, Dòng Kỷ Niệm, Thương Về Gò Công vv…

(Tạp chí Sóng Văn, số 6 tháng 1&2- 1997)
.

Monday, May 14, 2012

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ NHẠC

http://mienyeuthuong.wordpress.com/2012/05/11/tinh-yeu-trong-tho-nhac/

 

Tối 19/102011, tại quán Nhánh lan rừng (Q.3) của nhạc sĩ Thế Hiển, nhà thơ, nhà báo Hà Đình Nguyên có buổi ra mắt tập sách Những bóng hồng trong thơ nhạc do NXB Thời đại và Công ty Văn hóa Hương Trang ấn hành.
Tập sách gồm 12 bài viết của Hà Đình Nguyên về những người đẹp, “nguyên mẫu” trong các ca khúc, bài thơ nổi tiếng và hoàn cảnh ra đời của những tác phẩm này. Hầu như người Việt nào cũng thuộc nằm lòng hoặc nhớ vài câu trong các tác phẩm quen thuộc, như : Ngày xưa Hoàng thị (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy), Ước mi (Trịnh Công Sơn), Thu hát cho người (Vũ Đức Sao Biển), Kim (Y Vũ), Ru con tình cũ (Đynh Trầm Ca), Màu tím hoa sim (Hữu Loan)… Đằng sau các tác phẩm nổi tiếng này luôn có một người đẹp “bằng xương bằng thịt” để tạo nên cảm hứng cho các nhà thơ, nhạc sĩ. Thường thì, người đời chỉ biết đến bài hát, bài thơ chứ ít ai biết nguyên mẫu để tạo nên tác phẩm đó. Hà Đình Nguyên đã đi tìm những người đẹp, nguyên mẫu trong các ca khúc nổi tiếng và anh đã tìm ra.

 

“Khiến người tên Duyên, đau khổ muôn niên”
Chẳng hạn như ca khúc Thà như giọt mưa (thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy), bài hát có đoạn : “Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá / Thà như giọt mưa khô trên mặt Duyên…/ Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến, những giọt run run, ướt ngọn lông măng, khiến người trăm năm, đau khổ ăn năn. Khiến người tên Duyên, đau khổ muôn niên…”.
Người đẹp tên Duyên trong bài hát này là ai ?
Hà Đình Nguyên năm nay ở tuổi U60, anh cho biết rất háo hức tìm hiểu những người đẹp trong các ca khúc nổi tiếng là ai mà khiến các nhà thơ, nhạc sĩ si mê, sáng tạo nên những bài ca đẹp như vậy. Hà Đình Nguyên đã truy tìm “nguyên mẫu” trong hàng chục năm ròng từ nhiều nguồn tin, bằng các mối quan hệ và bằng cả cơ duyên.
Trong một lần tâm sự với nhà thơ Lê Minh Quốc, anh thành thật nói rằng mấy chục năm nay đã cố tìm về người đẹp tên Duyên trong bài hát nhưng “bó tay”. Lê Minh Quốc lục trong trí nhớ và giới thiệu Hà Đình Nguyên tìm gặp nhà báo Lưu Đình Triều, người học cùng trường thuở trung học với người đẹp tên Duyên và cả nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hòa, Đồng Nai. 


Theo Lưu Đình Triều, nhà thơ của Thà như giọt mưa tên thật là Nguyễn Hoàng Hải sinh năm 1952, sau mới lấy bút danh Nguyễn Tất Nhiên. Còn cô Duyên, tên đầy đủ là Bùi Thị Duyên – dân miền Bắc vào định cư trong Nam. Tình yêu này của Hải dành cho Duyên cả trường trung học ai cũng biết, vì thơ được in báo và phổ nhạc hát vang.
Nhưng thực ra, bài thơ Khúc tình buồn của Nguyễn Tất Nhiên, sau được Phạm Duy phổ thành Thà như giọt mưa, không có cái tên Duyên nào cả. Tên Duyên xuất hiện trong Thà như giọt mưa là do “bố già làng nhạc” Phạm Duy đọc được trong các bài thơ khác của Nguyễn Tất Nhiên rồi ông đưa vào.Riêng việc đưa tên cô Duyên vào Thà như giọt mưa có thể xem Phạm Duy như một người tri âm của các nhà thơ. Vậy tên cô Duyên xuất hiện ở đâu trong các bài thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên ?
Với những ai yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên, hẳn sẽ thuộc vài câu trong bài Duyên của tình ta con gái Bắc :

 

“Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt…
Nếu vì em mà ta phải điên tình
Cơn giận giữ đã tận cùng mê muội
Thì đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài yếu đuối…”.

Bài thơ này cũng được Phạm Duy phổ thành Cô Bắc kỳ nho nhỏ và Duyên còn là nguyên mẫu trong các ca khúc Em hiền như ma soeur, Hai năm tình lận đận…
Những tưởng nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên sẽ chiếm trọn trái tim người đẹp khi có chừng ấy bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc hát vang dành cho nàng. Thế nhưng, người đẹp tên Duyên và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên vẫn đường “hai lối rẽ”.
Sau này, người đẹp tên Duyên và cả nhà thơ đều sống trên đất Mỹ, nhưng không biết hai người có gặp lại nhau để nhớ về kỷ niệm tuổi học trò hay không. Chỉ biết rằng, Nguyễn Tất Nhiên bị chứng trầm cảm nặng nơi xứ người. Ngày 3/8/1992, Nguyễn Tất Nhiên đã tự tử trong một chiếc xe hơi ở bang California Mỹ, khi tuổi đời vừa tròn 40.

“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”
Hầu hết hoàn cảnh ra đời của những bài thơ, bài hát nổi tiếng đều xuất phát từ tình yêu không trọn vẹn. Màu tím hoa sim của Hữu Loan được nhà thơ viết rất nhanh khi hay tin người vợ mới cưới đột ngột qua đời :

 

“…Em ơi giây phút cuối/ Không được nghe nhau nói/ Không được nhìn một lần/ Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím/ Áo nàng màu tím hoa sim…
Bài Màu tím hoa sim được rất nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là bài của Phạm Duy phổ thành Áo anh sứt chỉ đường tà và Dzũng Chinh – Những đồi hoa sim: “Những đồi hoa sim ơi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt/ Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai…”. Màu tím hoa sim được in trọn vẹn lần đầu tiên trên báo Trăm hoa năm 1956 do nhà thơ Nguyễn Bính chủ xướng.

Ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy) làm xao xuyến biết bao người – cũng từ một mối tình dang dở như vậy. Nguyên mẫu trong ca khúc này là bà Hoàng Thị Ngọ, sinh năm 1942 tuổi Nhâm Ngọ nên cha mẹ đặt bà tên Ngọ. Bà Ngọ nhỏ hơn Phạm Thiên Thư 2 tuổi nhưng học cùng lớp với ông. Khi Ngày xưa Hoàng Thị nổi tiếng, nhiều người đẹp tự nhận mình là Hoàng Thị Ngọ, nhưng Phạm Thiên Thư khẳng định, Ngọ này chỉ có một người duy nhất mà tôi yêu.

Người đẹp Hồ Thị Thu từng là nguồn cảm hứng của hai nhạc sĩ đất Quảng Nam. Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca sáng tác bài Ru con tình cũ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển sáng tác bài Thu, hát cho người đều lấy “nguyên mẫu” Hồ Thị Thu. Có nhiều giai thoại về chuyện “hai ông yêu một bà” được lan truyền. Rằng một hôm ông Đynh Trầm Ca đến nhà bạn Vũ Đức Sao Biển chơi, lúc này ông Võ Hợi (tên thật của Vũ Đức Sao Biển) do đẹp trai lại sáng tác được Thu, hát cho người nên đã lấy bà Thu làm vợ có một đứa con. 

 

Do bận việc nên ông Sao Biển nhờ ông Đynh Trầm Ca ru con giúp mình, nhớ đến mối tình xưa, ông Mạc Phụ (tên thật của Đynh Trầm Ca) đã sáng tác Ru con tình cũ: “Ba năm qua em trở thành thiếu phụ / Ngồi ru con như ru tình buồn... Sự thực thì, hai ông nhạc sĩ xứ Quảng có “thầm thương” người đẹp Hồ Thị Thu, song “có duyên không nợ” nên bà Thu đã cưới người đàn ông khác, quê Hà Nội.

Người yêu nhạc hẳn nhớ đến bài Kim của nhạc sĩ Y Vũ : “Cớ sao buồn này Kim ? / Cớ sao sầu này Kim ? / Ai thương em hơn anh mà tìm ?/ Cớ sao hoài này Kim ? / Có biết cho lòng anh đã mơ từng phút vui buồn cùng em…”. Kim trong bài hát này là ai ? Hà Đình Nguyên đã tìm gặp nhạc sĩ Y Vũ và được biết : Kim làm vũ nữ tại Vũng Tàu những năm 60 thế kỷ trước. “Em như hoa nở trong mùa mưa / Sống giữa khi trời đất giông tố”. Nhạc sĩ Y Vũ sáng tác bài Kim để tặng nàng nhưng hai người vẫn không đến được với nhau và Kim đã qua đời vì bệnh tim khi tuổi xanh đang còn.


 Thúy ơi, Thúy đã đi rồi”
Hầu hết các nhà thơ, nhạc sĩ vì yêu rồi “thất tình” mới sáng tác nên những vần thơ, điệu nhạc tặng các người đẹp khiến nhiều trái tim người hâm mộ say mê. Thế nhưng, với ca khúc Thúy đã đi rồi của nhạc sĩ Y Vân lại là chuyện khác.
Thúy ở đây là ca sĩ Thanh Thúy sinh năm 1943 tại Huế, đi hát ở Sài Gòn từ năm 1959. Tài sắc của Thanh Thúy đã khiến nhiều “nam nhân” trong làng văn nghệ Sài Gòn thổn thức. Trịnh Công Sơn viết Ướt mi, Thương một người vì Thanh Thúy. Tôn Thất Lập sáng tác Tiếng hát về khuya cũng vì Thanh Thúy… Nhà văn Mai Thảo gọi Thanh Thúy là “Tiếng hát lúc 0 giờ”. GS triết học Nguyễn Văn Trung gọi Thanh Thúy là “Tiếng hát liêu trai”… Năm 1962, Thanh Thúy được bầu là Hoa hậu Nghệ sĩ và là “Nữ ca sĩ ăn khách nhất” trong 3 năm liền từ 1960 – 1963.
Tài sắc như Thanh Thúy nên thêm một người si mê cũng là lẽ thường. Trong số các “cây si” của Thanh Thúy có tài tử điện ảnh kiêm kịch sĩ Nguyễn Long. Nguyễn Long là bạn thân của nhạc sĩ Y Vân, do “yêu đơn phương” nên Nguyễn Long mang bệnh tương tư. Nhạc sĩ Y Vân sáng tác Thúy đã đi rồi để nói giúp nỗi lòng của Nguyễn Long: “Thúy ơi, Thúy đã đi rồi/ Những ngày băng giá không tiếng cười…”

 

Năm 1961, Nguyễn Long còn làm cả bộ phim Thúy đã đi rồi nhưng vẫn không lọt vào mắt xanh của nàng. Si tình trong tuyệt vọng, Nguyễn Long làm bài thơ Thôi như tự an ủi mình. Bài Thôi được Y Vân phổ nhạc rất nổi tiếng : “Thôi, em đừng khóc nữa làm gì / Kỷ niệm sầu ân tình cũ xa xưa / Thôi, em đừng khóc, em đừng khóc, đừng khóc nữa giọt lệ sầu làm sao xóa hết tâm tư…”.
oOo
Nhà thơ Lê Minh Quốc thật có lý khi viết lời giới thiệu Những bóng hồng trong thơ nhạc: “Nếu Beethoven không gặp Giucciardi, nếu A.Dumas không gặp Melanie, nếu Apollinaire không gặp Linda, nếu Hàn Mặc Tử không gặp Thương Thương và Mộng Cầm, nếu Phạm Thái không gặp Trương Quỳnh Như… Nếu mọi sự lặng im không gì gặp nhau thì liệu công chúng có dịp nào để lắng nghe, chia sẻ nỗi lòng thầm kín của người nghệ sĩ? Tác phẩm ấy viết cho một người, nhưng khi bước xuống dòng đời lại hóa thành của mọi người…”.

Yên Huỳnh  (theo Trần Hoàng Nhân – TTVH)

Friday, May 11, 2012

NHẠC SĨ LÊ TRỌNG NGUYỄN

http://cafevannghe.wordpress.com/2012/02/09/3-nhan-v%E1%BA%ADt-nh%E1%BA%A1c-si-sai-gon/


Tôi được dịp gặp Chị Nguyễn Thị Nga, hiền thê của Cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả của nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều”  vào cuối Tháng Tám, 2006 ở Nam Cali. Chị cho biết một vài chi tiết về nguồn cảm hứng của tác giả Lê Trọng Nguyễn khi sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều” cùng  cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng Nguyễn.
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam rất hiếu học về văn hóa và rất thích âm nhạc, nên ông đã tự học âm nhạc. Ông lớn lên trong một gia đình với mẹ, cha mất sớm. Ông có hai người em và một người em đã mất sớm. Chị Nga làm việc cho hãng Hàng Không VN và Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vì công vụ thường vào Nam bằng hãng Hàng Không này, nên hai người gặp nhau. Cả hai vợ chồng có được  bốn cháu, ba gái một trai, các cháu rất yêu thích  âm nhạc.
Về âm nhạc thì đa số các nhạc sĩ  hồi trước đều khởi đầu bằng cách tự học, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tự học âm nhạc qua sách vở của Pháp và ông học hàm thụ và tốt nghiệp ở  Ecole Universelle  trường âm nhạc Pháp.
Ông thường liên lạc với nhà trường, đây  là cơ hội  học hỏi, phát triển âm nhạc Pháp và Việt. Ông thường gởi tác phẩm  sang Pháp để lấy ý kiến  và trau dồi thêm  về kỹ thuật viết nhạc.

 

Đến khoảng năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã có  nhạc phẩm  như “Sóng Đà Giang”, tác phẩm này đưa ông đến sự thành công là một nhạc sĩ Pháp đã chấp nhận ông vào Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M.. Đây là bước đầu tiên và ông tiếp tục trau dồi âm nhạc.
Khoảng năm 1946 ông gia nhập vào kháng chiến chống Pháp  yêu nước,  tác phẩm đầu tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng” sáng tác năm  1946. Bản này  là kỷ niệm của thời thanh niên yêu nước và lúc đó  ông là Liên Đoàn Trưởng Liên Khu 5. Từ  năm 1953 đến năm 1959 có nhiều tác phẩm được ra đời như  là nhạc phẩm “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu”…
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế do sự hướng dẫn của Nhạc sĩ  Vũ Đức Duy, nơi đó Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp một người bạn đã thân quen từ trước, trong giây  phút đầy xúc cảm  đó, trong sân  nắng của Cung Nội Huế,  nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác.
Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm  nổi tiếng  nhất là  “Nắng Chiều”, nhưng theo tác giả thì bản được  yêu thích  nhất là “Sao Đêm” và “Lá Rơi Bên Thềm”. Bản “Sao Đêm” có nét nhạc cổ điển Tây Phương. Nội dung bản  này cho thâý một sự đam mê, lãng mạn. Về nguồn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều”, Chị Nga cho biết tác giả đã nói với các bạn thân rất nhiều về “Nắng Chiều”. Một trong những người bạn là nhà thơ Trúc Chi. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  nói với Trúc Chi là nhiều người tuởng ông viết bài này ở Hội An, nhưng theo sự ghi lại của nhà thơ Trúc Chi trên Diễn Đàn  Âm Nhạc thì Nhạc sĩ  Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại nhiều cảnh đẹp ở Hội An, những cảm xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ  trong âm nhạc của ông, nhưng  bản “Nắng Chiều” được  nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác tại Cung Nội Huế 

 

Nguồn cảm hứng để viết nên bản “Lá Rơi Bên Thềm” là  cuộc sống đầu đời của ông, trong đó có Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và một số người thân như Cô Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tác giả kể lại, theo ông nhà thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi  đẹp nhất.   Khi qua nhà thờ Huyện Sĩ  ông đã viết  bài “Chiều Bên Giáo Đường” vì ông đã có một kỷ niệm đẹp ở nơi này.
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên Huế qua bản “Lá Rơi Bên Thềm”.
Biến cố năm  1975 đưa chúng ta đến một khúc quanh lịch sử không may nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ  sáng tác nhiều  nhạc phẩm có giá trị. Sau năm 1975, tình cảm văn nghệ giữa những người nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã bộc phát, thương nhau như anh em. Sau đó  Mai Thảo và Phạm Đình Chương ra đi (hải ngoại), Lê Trọng Nguyễn rất thương nhớ bạn, từ nguồn cảm hứng đó Ông đã viết bản “Sóng Nước Viễn Phương”, bản  nhạc này phổ từ một bài thơ của Thẩm Oánh  viết  cho các bạn đã ra đi .
Về bản nhạc “Bến Giang Đầu” thì một  nhà xuất bản đề nghị đổi tên  là “Nắng Chiều  2” , nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  không  muốn đổi, vì nó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông.  Ở một thôn xóm  đẹp,  nên thơ, bên dòng sông và giàn hoa tím,  một người bạn gái đã lên xe hoa.
Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng, đã trình bày nhạc phẩm “Nắng Chiều” bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.
Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản  Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.

 

Trong thời gian gần đây, nhà thơ  Du Tử Lê và Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền đã khuyến khích gia đình chị Nga thực hiện một CD và ra mắt CD này vào  buổi  tưởng niệm Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, năm 2005. Sự khuyến  khích của Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhà Thơ Du Tử Lê là động cơ thúc đẩy mạnh cùng với sự giúp đỡ tận tình của một nhóm anh em, Tuyển tập Nhạc của Lê Trọng Nguyễn được ra đời cùng hai CD “Lê Trọng Nguyễn Collection” và “Lá Rơi Bên Thềm”.
Về hoài bão của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thì ông muốn để lại cho đời  những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm. Rõ ràng nhất là ông muốn để lại cho thế hệ sau những hiểu biết, làm thế nào để có thể viết nhạc, sáng tác nhạc. Hoài bảo này đã được thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000 đến 2003.  Nhạc sĩ đã tâm nguyện và ghi lại những hiểu biết  về sáng tác nhạc để lại  cho thế hệ mai sau qua một cuốn sách, tựa đề là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”.
Quyễn sách được chuẩn bị xong, ông đưa cho cô con gái là Lê Minh Thư đem đi đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại cho đúng thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.
Qua những bản “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu”… chúng ta cảm thấy ở tác giả một tình yêu nhẹ nhàng trên  quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và  “Chiều Bên Giáo Đường”, chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ.  Với “Tìm Nơi Em”, “ Sao Đêm” và “Cung Điện Buồn”  tác giả trải bày tâm sự với nỗi u hoài,  nhung nhớ, những  hoài niệm không nguôi.
Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi và đã để lại cho vườn hoa âm nhạc VN nhiều bông hoa hương sắc thắm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.

NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG

http://cafevannghe.wordpress.com/2012/02/09/3-nhan-v%E1%BA%ADt-nh%E1%BA%A1c-si-sai-gon/


Mời các bác thưởng thức nhạc Nguyễn văn Đông, nghe những ca sĩ ngày xưa hát những bài hát của nhạc sĩ này, xem lại những bản nhạc ngày xưa được in ra bán cho công chúng.

- Nhạc & lời: Nguyễn Văn Đông mời nghe :
Sắc Hoa Màu Nhớ – Trình bày : Như Quỳnh & Thái Sơn
Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp – Trình bày : Hà Thanh & Hùng Cường

Một số bài viết về Nguyễn Văn Đông :
Bài viết về Nguyễn Văn Đông”  (pdf) - Du Tử Lê
Bài viết về Nguyễn Văn Đông(pdf)  – Trường Kỳ


Nhạc Hòa Tấu :
Mời xem Saigon Chamber Ensemble (San Jose, CA – USA) hòa tấu :
Tiếng đàn Vô Thường :
Nhạc Sĩ Thanh Trang hòa tấu:
Chương Trình Phát Thanh về Nguyễn Văn Đông :
Người Lính Trong Nhạc Và Thơ – Bích Huyền – VOA 10/2008
Dòng Nhạc Nguyễn Văn Đông – Hoài Nam, SBS Radio, Úc Châu
Tình Ca Nguyễn Văn Đông : phần 1 phần 2 - Thy Nga - Radio Free Asia


Một số bản nhạc của Nguyễn Văn Đông :
(bấm vào tên bản nhạc để nghe)
Anh – Khánh Ly Về Mái Nhà Xưa – Hà Thanh Dáng Xuân Xưa – Anh Khoa  Lời Giã Biệt – Hà Thanh  Sắc Hoa Màu Nhớ – Duy Trác   Mấy Dặm Sơn Khê – Thái Thanh  Nhớ Một Chiều Xuân  / Hải Ngoại Thương Ca – Tâm Hảo  Phiên Gác Đêm Xuân - Thế Sơn  Phiên Gác Đêm Xuân - Thanh Tuyền  Hải Ngoại Thương Ca - Hà Thanh  Về Mái Nhà Xưa – Thái Thanh Ave Maria – Thái Thanh  Mùa Sao Sáng – Khánh Ly   Đêm Thánh Huy Hoàng – Việt Thảo Núi và Gió – Elvis Phương   Vô Thường – Giao Linh & Đức Minh   Khi Đã Yêu – Thanh Tuyền Chiếc Bóng Công Viên – Hà Thanh  Thương Về Mùa Đông Biên Giới – Hoàng Oanh Lá Thư Người Lính Chiến – Khánh Ly  Niềm Đau Dĩ Vãng – Lệ Thu  Hải Ngoại Thương Ca – Minh Châu, Ngọc Diệp, Tường Vân Liên Khúc Chiều Mưa Biên Giới & Mấy Dăm Sơn Khê – Mai Thiên Vân & Thanh Tuyền  Nguyện Cầu Trên Bến Ngàn Năm – Thanh Tuyền & ACM  Trái Tim Việt Nam – Tuấn Ngọc  Thác Đa – Tình Yêu của Tôi – Giao Linh Bóng Nhỏ Giáo Đường – Ngọc Lan  Dạ Sầu – Giao Linh Thương Muộn – Thanh Tuyền Đom Đóm – Giao Linh Tình Mùa Hoa Phượng – Thanh Tuyền

Mời nghe toàn bộ:  CD “Thác Đa – Tình Yêu của Tôi  theo danh mục bài hát:
1/. Thác Đa - Tình Yêu Của Tôi – Giao Linh 2/. Chiếc Bóng Công Viên – Nancy Tâm Huy 3/. Trái Tim Việt Nam – Đức Minh 4/. Bài Ca Hạnh Phúc – Nguyễn Phi Hùng & Nancy Tâm Huy 5/. Dòng Sông Hò Hẹn – Giao Linh 6/. Người Tình Yêu Dâu – Hồng Ngọc 7/. Khi Đã Yêu – Nancy Tâm Huy 8/. Núi Và Gió – Elvis Phương 9/. Thầm Kín – Nancy Tâm Huy 10/. Nếu Có Em Bên Anh – Lam Trường 11/. Bông Hồng Cài Áo Trắng - Nancy Tâm Huy 12. Vô Thường – Giao Linh & Đức Minh

NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ

http://cafevannghe.wordpress.com/2012/02/09/3-nhan-v%E1%BA%ADt-nh%E1%BA%A1c-si-sai-gon/


Một trong những nhạc sĩ được phỏng vấn ở chương trình Asia 55 đã để lại thật nhiều ấn tượng và nỗi bàng hoàng xúc động cho khán giả là nhạc sĩ lão thành Nguyễn Văn Tý. Cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khá thăng trầm và nhiều lận đận từ những ngày còn trẻ cho đến lúc tuổi già xế bóng như hiện giờ.

Trong đoạn video clip phỏng vấn ông vào năm 1995, chúng ta thấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thật khoẻ mạnh, yêu đời và rất vui vẻ tâm sự về bài hát Dư Âm của ông sáng tác cách đây gần 60 năm với những kỷ niệm và những cảm xúc như mới vừa xãy ra và nhắc lại những lời ca êm ái mượt mà trong bài hát. Nhưng trong đoạn phim sau đó, khi gặp lại ông vào năm 2007, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã tỏ ra thất vọng chán chường, và phát biểu những lời không ai có thể ngờ được như :
 “Tôi bây giờ phải nói thật với các bạn là tôi sống khổ, sống rất khổ, thiếu thốn mọi thứ … mà tôi trách cái xã hội… Tôi chỉ sống bằng tình thương cảm của anh em bạn bè… Bạn bè đến thăm tôi, thấy tôi khổ… thì có bao nhiêu tiền móc ra cho tôi… Tôi quý những đồng tiền đó lắm…

 

Tại sao vậy ? Tại vì nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một nhạc sĩ đã có nhiều bài hát được trình diễn trong vài chục năm dài, kể từ tiền chiến và sau này như Tiễn Anh Lên Đường, Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ… và trong quá khứ ông cũng đã được chính quyền hiện nay ở Hà Nội ưu đãi so với nhiều văn nghệ sĩ khác. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng về Văn Học cho các tác phẩm : “Mẹ Yêu Con, Bài Ca 5 Tấn, Tấm Áo Chiến Sỹ Mẹ Vá Năm Xưa, Một Khúc Tâm Tình Của Người Hà Tĩnh, Dáng Đứng Bến Tre …”. Năm 2005 và 2006 ông đã được tôn vinh trong những “Đêm Vinh Danh Tác Phẩm Nguyễn Văn Tý”. Nhưng bây giờ ông lại trở nên bất mãn với cuộc sống thực tế của mình.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Thuở bé ông học ở trường Quốc Học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành. Sau đó ông học nhạc lý với một linh mục người Tây Ban Nha và học đàn với một nhạc sĩ người Trung Hoa . Năm 1944 ông đi hát cho một phòng trà ở Vinh để kiếm sống. Năm sau, ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ cho tỉnh Nghệ An trong lãnh vực nhạc và kịch. Năm 1948 ông công tác ở đoàn văn hoá tiền tuyến thuộc Quân Huấn Cục. Từ năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng đoàn văn công của Sư đoàn 304 và làm trưởng đoàn. 


Cuối năm 1950, khi về chơi ngang nhà người bạn ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, ông đã viết bài Dư Âm để nói về cô em gái của người bạn này. Như chính lời kể của ông về lai lịch bài hát “Dư Âm”:
“- Đây là một hình ảnh hoàn toàn có thực. Người con gái mà tôi yêu đó, ít hơn tôi gần 10 tuổi. Cho nên lúc đó gia đình cô không cho phép tiến tới hôn nhân. Người con gái đó đã phản ứng khi lần cuối cùng gặp nhau là nàng đợi đêm đến lúc trăng lên, mới ra sau nhà gội đầu, rồi ôm đàn ra hát. Đó là một cơn điên trong người nàng, như một phản ứng quyết liệt chống lại gia đình phong kiến. Và gửi cho tôi một lời thông điệp. Cho nên tôi ghi nhận hình ảnh đó một cách trọn vẹn. Đó cũng là hình ảnh tôi đã ấp ủ bấy nhiêu năm, và tôi vẫn coi đó như một nguồn cảm hứng để viết lên những lời ca trong bài Dư Âm.”

 
Chính bài hát “Dư Âm” này đã khiến cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị đơn vị đưa ra kiểm điểm vì đã sáng tác một bài hát quá ủy mị, không hợp với thời toàn quốc đang kháng chiến lúc đó. Hầu như bài hát Dư Âm này bị cấm trình diễn ở miền Bắc trong nhiều năm dài và chỉ được phổ biến rộng rãi ở miền Nam tự do sau này.
Năm 1951, ông giải ngũ và xin về làm việc ở Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Năm 1952, ông quen biết và sau đó lập gia đình với cô Bạch Lệ (là em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, tác giả bài “Đêm Đông”). Cuối năm 1957, ông cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. Sau đó khi đang là ủy viên chấp hành khóa đầu tiên của hội thì xãy ra vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm khiến cho những người bạn của ông như Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần phải bị kỹ luật, bị tù … Nên theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, ông tránh xa khỏi Hội Nhạc Sĩ này và xin đi nghiên cứu dân ca ở miền quê. Đầu năm 1961, ông được biệt phái về Hưng Yên, thời gian này nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã viết một số ca khúc như Chim Hót Trên Đồng Đay, Dòng Nước Quê Hương (1963), Tiễn Anh Lên Đường (1964).


 

Năm 1975, ông chuyển về Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc, thuộc Bộ Văn Hóa, cơ sở II tại Sài Gòn. Trong khoảng thập niên 1990 ông vẫn sáng tác nhiều, khoảng hơn 20 bài, nhưng không có bài nào nổi tiếng. Vào năm 2004, lúc được 79 tuổi, ông bị tắc ngẽn mạch máu não 2 lần và bị liệt hai lần, nhưng dần dần hồi phục. Vì vậy, chúng ta mới nghe được những lời phát biểu và nhận xét thật xác đáng của ông về cuộc sống hiện nay ở trong nước. Với số tuổi đời hơn 82 nhưng thần trí của ông vẫn còn rất sáng suốt, dù nhạc sĩ lão thành phải than là “giờ đang sống rất khổ” như mọi người đã thấy trong Asia 55. (Chắc chắn là đoạn phim phỏng vấn này ít ai ở trong nước có thể xem được ?)
Trên đây là sơ lược về những mảnh đời có thể nói là khá bất hạnh của vài nhạc sĩ đã được phỏng vấn trong chương trình Asia 55. Bất hạnh vì họ đã sớm lìa trần hay vẫn còn đang sống cuộc đời cơ cực nơi quê nhà trong quên lãng của biết bao nhiêu người đã và đang thưởng thức những bài ca của họ. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đang ngậm ngùi chua xót cho những nhạc sĩ kém may mắn này và băn khoăn tự hỏi mình phải làm gì để tỏ lòng tri ân cho những cống hiến tuyệt vời của họ?

Đã có nhiều ý kiến nêu ra trên các diễn đàn sau khi xem được những video clips phỏng vấn các nhạc sĩ ở chương trình Asia 55. Đó là những suy tư, ray rức của nhiều khán giả và đã có những lời đề nghị cho một dự án gây quỹ để cứu giúp cho những nhạc sĩ và thân nhân của họ đang sống nốt những ngày vất vả nơi quê nhà. Một việc làm rất cần thiết trong lúc này !


Thursday, May 10, 2012

PHƯƠNG DUNG : CON NHẠN TRẮNG GÒ CÔNG

http://cafevannghe.wordpress.com/


Nếu kể đến những giọng ca được coi là huyền thoại đã đi vào làng tân nhạc Việt Nam thì chắc chắn Phương Dung không thể nằm ngoài danh sách này, những nữ ca sĩ thuộc huyền thoại không nhiều có thể kể tên như Thái Thanh, Bạch Yến, Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, sau này có Khánh Ly, Lệ Thu là những tiếng hát nữ của những năm trước 1975, được đại đa số người biết tiếng.

Với nữ ca sĩ Phương Dung chất giọng của chị đã chính thức đến với người nghe từ cuối thập niên 50, khi còn là một thiếu nhi 13, 14 tuổi. Giọng ca đó càng ngày càng gây nhiều chú ý trong bối cảnh của cuộc chiến tranh với những nhạc phẩm mang nội dung thật gần gũi với tình yêu trong thời chinh chiến hoặc với những nét đẹp của quê hương.

Những yếu tố đó đã mang đến cho Phương Dung một sự thành công thật lớn để chị có thể hãnh diện về sự đóng góp của mình cho nền tân nhạc Việt Nam.

Sau khi xuất hiện không bao lâu, Phương Dung đã được báo chí và những người ái mộ tặng cho danh hiệu “Con Nhạn Trắng Gò Công”, bắt nguồn từ thành phố nơi chị sinh trưởng ở vùng Tiền Giang vào năm 1945…

Gia đình Phương Dung là một gia đình khá giả ở Gò Công, có vườn tược, hoa mầu cùng cửa hàng buôn bán như chị cho biết. Song thân chị có tất cả 4 người con. Ngoài Phương Dung, là một người con gái lớn và 2 người con trai. Cả hai người sau đều gia nhập binh chủng Nhảy Dù, trong số có một người tử trận tại Cổ Thành Quảng Trị vào mùa hè năm 72. Trưởng thành trong một hoàn cảnh thoải mái về vật chất, người con thứ hai trong gia đình với một người mẹ là em vợ nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh, rất yêu thích văn chương.


Thân phụ Phương Dung là người xuất gia một thời gian từ khi còn trẻ. Tuy nhiên sự xuất gia này được chị giải thích là chỉ gieo duyên chứ không đi hẳn vào vào con đường tu hành. Điều này có nghĩa sau thời gian gieo duyên vài năm, ông trở về coi sóc vườn tược của gia đình. Riêng về việc Phương Dung muốn ca hát, ông tỏ ra rất ủng hộ chị trên con đường nghệ thuật. Ông nói rằng “đi hát là một cái nghề rất là lương thiện mà tự vì người dân của mình họ bảo thủ và có một cái nhìn sai lạc về những người làm nghệ thuật nói chung. Nhưng mà con đi hát thì phải biết mình là người yêu nghệ thuật mà đi hát chứ không phải sống một cuộc sống bừa bãi. Tự vì người nghệ sĩ mà không làm nghệ thuật giỏi và hay thì người ta đâu có thích. Và nếu nói theo Phật pháp người mà được người ta thương mến nhiều là người có tu nhiều kiếp lắm”, đó là nguyên văn lời Phương Dung kể về ông bố của mình đối với nghiệp cầm ca.

Tuy song thân Phương Dung sống theo lối cổ, mang nhiều ảnh hưởng của Nho học và thích thơ phú. Nhưng cả hai đều có đầu óc rất cởi mở. Có thể vì vậy Phương Dung ít ra cũng mang chút ảnh hưởng về nghệ thuật, về sự phóng khoáng trong tâm hồn khi tỏ ra rất thích đọc sách về thơ văn để hết lòng ngưỡng mộ nhà văn Nguyễn Tuân và say mê những tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ngoài ra chị cũng rất thích những sáng tác thuộc loại văn chương “miệt vườn” của Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam vv…

Trong lần tâm sự với người viết, Phương Dung cho biết nếu được đi lại từ đầu, chị vẫn thích theo đuổi con đường nghệ thuật. Nếu không thành ca sĩ cũng sẽ thành một nhạc sĩ hoặc một nhà văn hay một nhà đạo diễn điện ảnh. Lý do dễ hiểu là chị là một con người mang một tâm hồn rất nhậy cảm nên dễ xúc động, chẳng hạn như trước những vần thơ hay mà chị thuộc nằm lòng. Phương Dung đã tỏ ra say sưa khi đề cập đến vấn đề này: “là một người tình cảm thì phải nhiều chứ. Như vậy, mới hát đuợc, mới sống được với trái tim của người khác. Như vậy mới có thể rung động trước những câu thơ như :
“Ta đem trái đất ngâm thành rượu,
Ta lấy càn khôn biến thành môi…”

Khi còn theo học ở trường tiểu học nữ Gò Công, cô bé Phan Phương Dung nhiều tình cảm đã tỏ ra rất yêu thích ca hát và luôn có mặt trong các chương trình văn nghệ do trường tổ chức… Sau khi học hết bậc tiểu học, gia đình cho Phương Dung lên Sài Gòn thi vào lớp Đệ Thất trường trung học Gia Long niên khóa 1958 – 1959. Sau khi thi, dù lúc đó không nuôi mộng trở thành ca sĩ để sống mà chỉ thích được ca, được hát cho hay như chị nói. Nhưng Phương Dung cũng đã tự mình mò mẫm hỏi thăm đường đến tận đài phát thanh Sài Gòn sau khi biết được nơi đây sắp tổ chức một cuộc tuyển lựa ca sĩ. Sau này Phương Dung cũng không biết tại sao mình đã bạo dạn như vậy. Chắc chắn không có lý do nào khác hơn là niềm say mê ca hát.


Thời gian này tân nhạc Việt Nam đã có nhiều ca sĩ nổi tiếng, đang cộng tác với đài phát thanh Sài Gòn như Thu Hương, Tâm Vấn, Thái Thanh, Thanh Thúy, Lệ Thanh, Bạch Yến, Bích Chiêu, vv… Đó là những khuôn mặt chị nhìn thấy vào đài phát thanh một cách dễ dàng lúc đứng ngòai cổng nhìn vào. Trong khi “tôi đứng ở ngoài thì ông gác-dan ra hỏi: này cô bé làm gì mà cứ thập thò ngoaì này hoài vậy.” “Thưa con muốn vào để lấy đơn dự thi ca sĩ”. Ông biểu ngừng xe đạp đây vào trong phòng đó, để cái thẻ học sinh ở đây vào queo tay trái có ông nhạc sĩ nào đeo kính cận già già thì hỏi xin giấy tờ làm thủ tục dự thi ca sĩ”

Cô bé tỉnh Gò Công mặc dù rất bỡ ngỡ, nhưng cũng theo lời chỉ dẫn của người gác dan vào gặp nhạc sĩ Võ Đức Tuyết. Khi Phương Dung cho biết ý định muốn dự thi hát của mình, chị đã được vị nhạc sư tên tuổi này đề nghị hát thử nhạc phẩm “Em Bé Quê” là bài Phương Dung sẽ dự thi. Nhờ đã quen đứng trước khán giả qua những buổi văn nghệ tại trường, Phương Dung đã không ngại ngùng gì đứng hát ngay giữa phòng, trước bao nhiêu người là những giọng ca nổi tiếng…

Nhưng may mắn chỉ đến với Phương Dung ở vòng sơ khảo và bán kết của cuộc tuyển lựa ca sĩ vào năm 58 của Đài Phát Thanh Sài Gòn. Vì “vào chung kết thì Phương Dung rớt. Tại vì lúc cuối cùng họ đưa một cái bài bắt mình vừa phải vừa xướng thanh, vừa hát luôn, tất nhiên là mình phải biết rành về solfège mới làm được. Mấy người kia vì họ có đem theo đờn. Họ đờn, họ dượt nên họ hát hay. Còn mình hát thì có lỗi trong lúc mình xướng âm. Thành ra mình rớt.. Mình chỉ được đứng hạng 4″. Hai trong ba người được chấm đậu mà Phương Dung còn nhới là Nhật Thiên Lan và Thanh Sơn. Người sau trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng sau đó và là tác giả của ca khúc từng một thời hầu như ai cũng biết tới là “Nỗi Buồn Hoa Phương”…

Tuy buồn vì không được lọt vào trong ba giải đầu, nhưng Phương Dung lại may mắn được giới thiệu với một nhạc sĩ nổi tiếng vào thời đó là Khánh Băng trong thời gian ông phụ trách chương trình văn nghệ cho giải trí trường Thị Nghè, là nơi xuất thân của không ít nghệ sĩ nổi tiếng. Vì số tuổi còn nhỏ nên chỉ quen mặc đầm, Phương Dung tỏ ra hơi ngượng ngập trong chiếc áo dài đầu đời khi xuất hiện lần đầu tên trên sân khấu giải trí trường Thị Nghè. Nhưng do mê hát nên cuối cùng cũng đã vượt qua được những ngượng ngùng, e thẹn lúc ban đầu để dần dần gây được chú ý bằng tiếng hát của mình. Chỉ trong vài năm đầu tiên đi hát, Phương Dung đã mau chóng gặp những cơ hội tiến thân tại những địa điểm trình diễn mà trước đó nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã đi qua. Chẳng hạn như phòng trà Tứ Hải của ông Trần Cao Tăng, một thời là giám đốc đài phát thanh Pháp Á, là nơi Phương Dung hát “lót đường” vào năm 59 cho những giọng ca đã có tên tuổi mà Thanh Thuý là một trong số này. Năm sau, 1960, chị về hát ở phòng trà Anh Vũ là nơi trình diễn của rất nhiều nghệ sĩ như : Thanh Thuý, Trúc Mai, Bạch Yến, Cao Thái, Bích Chiêu, Trần Văn Trạch, ban Tam Vân, Phương Lan, Quốc Thắng, v v…


Vào thời gian này, vì đi hát nhiều và nhất là chỉ chú tâm vào niềm đam mê ca nhạc nên Phương Dung đã không có được đủ điểm trong những kỳ thi tam cá nguyệt nên chỉ theo học trường Gia Long được đúng một niên khóa. Sau đó chị chuyển qua trường Đức Trí và học tại trường tư thục này đến hết lớp 11 rồi nghỉ học luôn. Song song trong thời kỳ đó, chị cũng đã theo học tại Hội Việt – Mỹ đến hết lớp 6.

Ít ai còn nhớ và cũng không ngờ là thời kỳ hát ở Anh Vũ, Phương Dung lại là giọng ca chuyên trình bày những nhạc phẩm tiền chiến như Thiên Thai, Khối Tình Trương Chi, Trương Chi, Đàn Chim Việt, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, v v… Nguyên nhân là chị đã được hướng dẫn trong thời kỳ đầu bởi nhạc sĩ Lê Trung Quân (cũng đi hát dưới tên Vân Quang), cũng là một sĩ quan Không Quân là một người dạy chị hát theo giọng Bắc để trình bày những ca khúc tiền chiến. Cũng do đó, Phương Dung đã rất thích trước khi chuyển qua loại nhạc thời trang theo thị hiếu của khán thính giả và do các hãng đĩa nhạc yêu cầu, với các sáng tác của Lê Minh Bằng, Thanh Sơn, Châu Kỳ, vv…

Nhưng phải công nhận từ khi chuyển hẳn qua nhạc tình cảm phổ thông có tính cách đại chúng, Phương Dung đã mau chóng thành công và được biết tới nhiều với những ca khúc như : Chuyện Tình Lan Và Điệp, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, Hoa Nở Về Đêm, Những Đồi Hoa Sim, v v… Với nhạc phẩm Đường Về Khuya của người nhạc sĩ cùng gốc Gò Công là Lê Dinh, Phương Dung lần đầu tiên thu thanh tiếng hát mình trên đĩa nhựa. Kế đó là những nhạc phẩm Vọng Gác Đêm Xuân, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, vv…rất được khán thính giả ưa thích. Nhưng phải đợi đến năm 1962 khi nhạc phẩm Nỗi Buồn Gác Trọ ra đời thì tên tuổi Phương Dung thật sự đã bước vào một khúc quanh quan trọng, nhất là khi nhạc phẩm này được đưa vào phim “Saigon By Night” của hãng phim Alpha.

Trước sự ăn khách của Phương Dung, hãng đĩa Sóng Nhạc của ông Lê Tất Oanh đã mời chị ký một giao kèo độc quyền vào năm 1964 với một giá rất cao vào thời đó là nửa triệu đồng. Mỗi tháng thu thanh 4 nhạc phẩm, dù không có bài để thu vẫn được trả lương. Với Sóng Nhạc, Phương Dung tiếp tục làm say mê thính giả với tiếng hát của mình trong những ca khúc đã trở thành bất hủ như Huyền Sử Ca Một Người Mang tên Quốc (hát với Nhật Trường), Những Đồi Hoa Sim, vv… Riêng Những Đồi Hoa Sim do Dũng Chinh phổ nhạc từ thơ của Hữu Loan đã được dùng làm nhạc phẩm chính cho cuốn phim Tiếng Hát Nửa Khuya (“Songs At Night”) do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ thực hiện vào năm 1964. Trong phim này Phương Dung đã được mời thủ diễn một vai quan trọng bên cạnh nam tài tử Huy Cường. Ngoài Những Đồi Hoa Sim, còn một vài nhạc phẩm khác do Phương Dung trình bày cũng được đưa vào cuốn phim này như Không Bao Giờ Ngăn Cách, Bóng Đêm, vv..

 

Cũng trong lãnh vực điện ảnh, Phương Dung từng được mời đóng một vai nhỏ trong phim “Hai Chuyến Xe Hoa”. Sau này, trong thời gian cư ngụ tại Úc, chị cũng từng được mời xuất hiện trong bộ phim “Mission Impossible”.

Đến năm 1965, Phương Dung chuyển qua trình bày nhiều nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh và rất được khán thính giả thích thú.. Cũng trong năm đó, nhạc phẩm Tạ Từ Trong Đêm của Trần Thiện Thanh do Phương Dung trình bày đã đoạt giải Bài Hát Hay Nhất cùng với Huy Chương Vàng dành cho ca sĩ trình bày xuất sắc do Thanh Thương Hội trao tặng. Ngoài ra cũng với Tạ Từ Trong Đêm, Phương Dung còn được tạp chí Sân Khấu của ký giả Nguyễn Ang Ca trao giải Nữ Ca Sĩ Được Cảm Tình Nhất Năm 65. Ngoài những sáng tác của Trần Thiện Thanh, tiếng hát Phương Dung còn được biết đến nhiều với những nhạc phẩm của Thanh Sơn, Hoàng Trang, Hồng Vân, Thu Hồ và đặc biệt những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng.

Từ giữa thập niên 60, Phương Dung đã trở thành một trong những giọng ca được mến mộ nhất với thể loại nhạc thời trang. Từ quê ra tỉnh, “Con Nhạn Trắng Gò Công” với tiếng hát đặc biệt của mình hầu như đã chinh phục tất cả mọi người. Riêng tại Sài Gòn, Phương Dung đã cộng tác liên tiếp trong những năm 95, 96 và 97 mỗi đêm với 7 phòng trà và vũ trường. Đó là Tự Do, Maxim’s, Olympia, Quốc Tế, Bồng Lai, Paramount và Văn Cảnh. Đó là một thành tích hiếm có ca sĩ nào đạt nổi.

Phương Dung cũng nằm trong số những nữ ca sĩ quen thuộc của các chương trình đại nhạc hội. Chị còn thường xuyên xuất hiện trong những chương trình truyền hình hoặc cộng tác với những chương trình phát thanh trên cả hai đài Quân Đội và Sài Gòn.

Việc xây dựng hôn nhân đã đến với Phương Dung vào năm 1967 sau khi gặp người chồng tương lai một cách thật tình cờ tại Bangkok, Thái Lan, một năm trước đó trong một dịp sang đây hát. Vị đại sứ thời đó là em bà luật sư Trương Đình Dzu và là anh ruột của đạo diễn Võ Doãn Châu đã mời Phương Dung đến thăm tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại đây. Và chính từ đó chị đã gặp anh Võ Doãn Ngọc, hơn chị 13 tuổi, là người đã trở thành người bạn đời của chị sau đó. Anh Ngọc du học tại Pháp từ năm 13, 14 tuổi. Sau đó sang Thụy Sĩ làm việc và tình cờ gặp Phương Dung trong một dịp sang Bangkok nghỉ Tết với gia đình.

Sau lần gặp Phương Dung, anh Ngọc tự ý thôi việc để về Việt Nam xin cưới người mà anh đã cảm thấy rung động ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Đó cũng là lần thứ nhất anh Ngọc trở lại Việt Nam và lưu lại đây luôn cho đến khi cùng vợ và các con vựợt biên. Sau khi thành hôn, từ năm 1968, Phương Dung quyết định nghỉ hát trong khi tên tuổi vẫn đang trên đà lên cao. Lý do này được chị giải thích là : “tại vì lúc đó thật sự mà nói thứ nhất là Tết Mậu Thân kéo dài thì ông xã cứ nói, thôi mình lập gia đình cho rồi. Thì nghĩ thôi thì lập gia đình đi vì mình lúc bấy giờ đã 22, 23 tuổi rồi. Với lại thật tình mà nói là lúc đó cũng thấy cái tình cảm ông theo đuổi mình mình cũng cảm động nữa. Vậy cho nên mình lập gia đình trong thời gian đó cho rồi”


Sau khi lập gia đình. Phương Dung cùng chồng theo đuổi ngành kinh doanh. Họ sở hữu một trại gà và một số tầu đánh cá ở Gò Công. Ngoài ra hai người còn điều hành một công ty xuất khẩu tôm đông lạnh nên cuộc sống vật chất rất thoải mái. Hai lần xuất hiện cuối cùng của Phương Dung đã diễn ra trong một chương trình đại nhạc hội tổ chức tại hai rạp Quốc Thanh và Hưng Đạo đã đánh dấu cho quyết định quan trọng của “Con Nhạn Trắng Gò Công”. Sau đó, Phương Dung chỉ còn một sự liên hệ về ca hát qua những lần thu thanh cho hãng Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho đến năm 1975. Hai băng nhạc nổi tiếng của Phương Dung trong giai đoạn này là “Sơn Ca 5″ và “Sơn Ca 11″ dưới nhãn hiệu Continental.

Phương Dung cho biết vợ chồng chị không có những sở thích giống nhau. Lý do dễ hiểu là anh Ngọc là một người theo Tây học, chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hoá Tây phương. Trong khi Phương Dung là một người mang nặng tình cảm quê hương với nền văn hoá hoàn toàn Việt Nam. Nhưng theo chị, có thể nhờ vậy họ đã có được một sự bổ sung cần thiết cho nhau… Và cũng nhờ thế, hai người đã sống một cuộc sống hạnh phúc cho đến nay đã được đúng 40 năm. Vợ chồng Phương Dung có với nhau tất cả 8 người con : 6 trai và 2 gái. Hai người con gái của chị tên Hoàng Ly (tên đặt dựa trên một bài thơ Đường của Đỗ Phủ) và Phương Vy. Phương Vy từng có thời kỳ xuất hiện trên vài chương trình Paris By Night với những nhạc phẩm ngoại quốc trẻ trung. Trong khi đó cô chị Hoàng Ly lại đi theo con đường nhạc thời trang của mẹ. Cả hai hiện đang có ý định quay trở lại với những sinh hoạt ca nhạc sau khi mới hoàn tất một CD.

Hai năm sau khi xẩy ra biến cố tháng 4 năm 75, hai vợ chồng Phương Dung và các con vượt biên bằng tầu của gia đình vào năm 1977. Họ tới được Mã Lai và được phái đoàn Mỹ nhận cho định cư ngay, nhưng vợ chồng chị từ chối để xin đi Úc. Bây giờ nghĩ lại Phương Dung nhận biết đó là một quyết định sai lầm đối với một người muốn theo con đường ca hát, theo lời chị kể : “phái đoàn Mỹ nói, cô là ca sĩ mà. Ở bên Mỹ người ta gửi thư về đây nói rằng có một cô ca sĩ ở đây vì vậy chúng tôi cho cô đi Mỹ. Nhưng tại lúc đó mình nghe nói bên Úc người tỵ nạn được ưu đãi lắm, hơn nữa nước này có đất đai rộng rãi nên vợ chồng tôi quyết định xin định cư ở Úc. Nhưng bây giờ hối hân lắm. Thật ra cái nghề của mình là phải ở Mỹ vì có nhiều cơ hội lắm. Nhưng dù sao thì cũng có một bàn tay vô hình sắp đặt cho mình, thành ra khi mà mình đã đi đâu cứ đi theo mình, đừng đi ngược lại cái định mệnh đã an bài cho mình. Đi ngược lại mình gian nan, mình khổ lắm !”

 

Từ đó Phương Dung càng tin ở số mệnh hơn để có được kinh nghiệm là số mệnh mình đã có từ lúc mình sanh ra cho tới khi trưởng thành. Được an bài, sắp xếp như thế nào thì cứ nên theo như vậy.

Gia đình Phương Dung tới Úc năm 1977 và cư ngụ ở Melbourne. Chỉ 8 tháng sau khi tới đây, hai vợ chồng chị đã đứng ra khai thác 2 nhà hàng có trình diễn ca nhạc là Cửu Long và Tự Do. Sau khi không còn khai thác nhà hàng vào năm 1983, Phương Dung nhận được lời mời sang Mỹ của nhạc sĩ Anh Bằng để thu cuốn băng đầu tiên tại hải ngoại mang tựa đề Kỷ Niệm Còn Đây, gồm 10 ca khúc tiêu biểu của Phương Dung Năm 84, chị trở lại làm tổng đại lý những phim bộ Hồng Kông chuyển âm tiếng Việt . Nhưng chỉ được một thời gian vì quá vất vả và nhất là tiền bản quyền càng ngày càng cao, nên chị chuyển qua làm với một người con trong ngành may mặc. Đến năm 89, 90 chị hoàn tất thủ tục xin định cư tại Mỹ. Hai người con gái của chị đã đã có quốc tịch Mỹ trước đó. Riêng những người con trai của chị vẫn sống tại Úc.

Từ khi sang Mỹ đến nay, Phương Dung hầu như chỉ cộng tác với trung tâm Asia với những ca khúc quen thuộc của thể loại nhạc thời trang ngày nào… Một thời lẫy lừng tên tuổi của “Con Nhạn Trắng Gò Công” đã qua đi. Đối với Phương Dung đó cũng là sự sắp đặt của định mệnh nên chị chẳng hề có một điều gì tiếc nuối. Có chăng là những kỷ niệm đẹp về cuộc đời đi hát của mình. Từ hơn 12 năm nay chị chỉ chú tâm vào những công tác từ thiện, một mặt chú tâm vào việc tu học để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Các con Phương Dung cũng rất khuyến khích mẹ trong những việc làm từ thiện đúng với chủ trương của chị là luôn cần phải phát tâm Bồ Đề, đi theo con đường của Đức Quan Thế Âm để nghe ngóng tiếng kêu than của loài người đau khổ. Cũng như chị tuy là một người theo Phật Giáo, nhưng cũng coi những việc làm của mình như những việc tông đồ bên Công Giáo theo lời khuyên của Chúa là làm vui người cũng như làm vui mình. Nhờ vậy chị thấy cuộc đời có nhiều ý nghĩa hơn, nhất là được chồng và các con ủng hộ. Phương Dung từng đóng góp cho Dòng Đa Minh vào việc mổ mắt cho những giáo dân ở Long Khánh, giúp đỡ Dòng Mến thánh Giá ở Phan Rang cũng như tặng nhiều phần quà cho những người thuộc dân tộc thiểu số ở đây, vv… thêm vào đó là góp một bàn tay vào việc xây hồ, đào giếng cho đồng bào ở một số vùng xa xôi.

Hiện Phương Dung chỉ còn một ước nguyện là thực hiện một DVD để kỷ niệm về cuộc đới đi hát của mình. Sau đó chị sẽ xuất gia là một tu sĩ để đi theo hạnh Bồ Tát cho đến cuối đời…