Wednesday, June 27, 2012

Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/pham-duy-sharing-at-92-06232012140101.html


Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.

Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.

Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót Hà Nội. Năm 1936 ông theo học trung học tại trường Thăng Long, một ngôi trường thành lập trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông lúc ấy có cả ông Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Quang Dũng là bạn đồng lớp trong thời gian này. Đây cũng là mối tương duyên khiến ông ấp ủ và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng.

pham-duy-180.jpgNhạc sĩ Phạm Duy. Hình chụp năm 1937.


 pham-duy-200.jpgNhạc sĩ Phạm Duy tại Bình Trị Thiên năm 1948.

Phạm Duy từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa tuy sau đó ông không theo đuổi bộ môn này. Ông là bạn đồng lớp của họa sĩ Bùi Xuân Phái nhưng sau đó bỏ dở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và gia nhập Việt Minh với cây đàn ghi ta trên tay. Những tác phẩm viết về kháng chiến, cách mạng của Phạm Duy trong thời kỳ này đã làm tên tuổi ông được chú ý nhưng cũng bắt đầu gây rắc rối cho ông khi cách mạng xem loại nhạc do ông sáng tác mang đậm chất ủy mị và Việt Minh không chấp nhận.

Cảm thấy nguy hiểm cho sinh mạng của mình Phạm Duy dinh tê về thành và di cư vào Nam để từ đó hàng loạt nhạc phẩm ra đời mang tên tuổi của ông lên tận đỉnh vinh quang của một nhạc sĩ. Nhạc của ông ảnh hưởng sâu đậm trên mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên cho tới quân đội, công chức ngay cả những người nông dân không biết gì về nhạc cũng biết đến ông qua các ca khúc phát thanh trên hệ thống truyền thanh của miền Nam từ năm 1954 cho tới khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.

Từ năm 1975 cho tới nhiều năm sau đó nhà nước Việt Nam đã thẳng thắn xem ông là một người phản bội và nhạc của ông bị cấm phổ biến hoàn toàn. Tuy nhiên tới năm 2005 nhà nước chính thức cho phép ông về định cư tại Việt Nam và đồng thời khoảng 50 ca khúc của ông được cấp giấy phép phổ biến trong nước qua nhà xuất bản Phương Nam.

Trong những năm cuối đời ông dành công sức cho tác phẩm “Minh họa Kiều” phổ nhạc từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho tới nay tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành và đó là mối lo nghĩ của nhạc sĩ khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa.

Hôm nay chúng tôi được nhạc sĩ bày tỏ đôi điều về cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn như một chia sẻ những trăn trở mà nhiều năm qua ông canh cánh…..

Muốn điều hợp lại xã hội

Nhạc sĩ Phạm Duy: Từ lúc tôi bắt đầu bước chân vào âm nhạc vào năm 1942 cho đến bây giờ là 2012 rồi, tôi không có một chút gì thay đổi trong đường lối làm việc. Chỉ có thời đại của mình, của nước Việt Nam mình nó thay đổi nhiều quá. Hiểu theo nghĩa là từ thực dân qua tới thời kỳ cách mạng độc lập, xong rồi tới thời kỳ bị các cường quốc cắt đôi nước Việt mình, nó không đánh được với nhau thì nó để cho mình đánh nhau. Nó chia mình làm hai nước, rồi đến khi mình thống nhất được đất nước rồi nhưng lòng người không thống nhất. Trong tất cả những điều đó thì tôi gần như là một trong những người bị làm nạn nhân của thời cuộc, thành thử ra tôi không thay đổi gì cả. Đường lối của tôi khi bắt đầu làm âm nhạc thì tôi là người muốn điều hợp lại xã hội và điều hợp lại con người đúng như ông Khổng Tử đã chủ trương như vậy. Đến bây giờ ngồi ngẫm lại thì gần một nghìn bài của tôi soạn ra không đi ra khỏi cái ý định thống nhất lòng người và đồng thời điều hợp xã hội.

Mặc Lâm: Vâng. Thưa nhạc sĩ, ông có thể cho biết rõ một chút về cái khái niệm mà ông vừa nói là “điều hợp xã hội” thì có thể hiểu như thế nào?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đưa ra một câu nói thôi: “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.

Mặc Lâm: Vâng. Đó là nỗi buồn và một cái gì đó rất là…
Nhạc sĩ Phạm Duy: Một nỗi buồn? Sự thực tôi không buồn đâu. Tôi thản nhiên lắm. Bây giờ tôi 92 tuổi đầu rồi tôi còn buồn làm cái gì nữa.

Lòng người chưa thống nhất

pham-duy-250.jpg
Phạm Duy và gia đình thực hiện Minh Họa Truyện Kiều Phần 2.
 
Mặc Lâm: Nhạc sĩ Phạm Duy gắn liền cuộc đời của mình với những nổi trôi của đất nước như vậy, thì xin được hỏi ông nếu lịch sử thiếu vắng những nổi trôi thì Phạm Duy sẽ ra sao và dòng nhạc của ông sẽ ra sao ạ? Nhạc sĩ Phạm Duy: Không có những cái đó sẽ không có Phạm Duy nữa.

Mặc Lâm: Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Không. Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?

Mặc Lâm: Tuy không nói ra nhưng rất nhiều người tại hải ngoại vẫn theo dõi sinh hoạt của nhạc sĩ rất đều đặn. Trong những lần ông ra mắt những CD hay các chương trình nhạc thính phòng từ Sài Gòn ra Hà Nội, Nhạc sĩ có hạnh phúc lắm hay không khi được đứng trên sân khấu tại quê hương? Nhiều người muốn biết cảm giác của ông có thay đổi gì so với trước đây khi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình.
Nhạc sĩ Phạm Duy: Thì bây giờ đây anh xem. Tôi ở trong nước, tôi ở ngoài Hà Nội, tôi phải đi vào trong Nam. Rồi tôi lại phải bỏ trong Nam đi ra ngoại quốc. Ra ngoại quốc rồi lại trở về, thành thử tôi không có thay đổi gì cả, mà mỗi lần đi như vậy thì tôi chỉ đi lánh nạn thôi, lánh nạn đấy, thành thử tôi không thay đổi gì cả.

Mặc Lâm: Bảy mươi năm đã trôi qua và hiện nay nhạc sĩ vẫn tiếp tục công trình cuối cùng của mình đó là tác phẩm “Minh họa Kiều”, xin ông cho biết là đứa con út này hiện giờ ra sao rồi, thưa nhạc sĩ?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Hiện nay thì những phần xong từ trước khi còn ở hải ngoại thì đã được trình bày khắp thế giới rồi, ở Paris, ở bên Đông Đức, Tây Đức, ở khắp nơi rồi… còn những phần về sau này mà tôi mới sáng tác thì chưa thu thanh được. Con tôi – Duy Cường nó bận quá, nó không đủ thì giờ để làm hòa âm, và đồng thời người hát cũng không có ai. Thành thử nếu mà tôi có chết đi thì nó sẽ trở thành một tác phẩm bị bỏ dở thôi.

Mặc Lâm: Tôi còn nhớ có một bản nhạc mà khi xưa đã gây tranh cãi là có nên lấy nó làm quốc ca hay không là bản “Việt Nam! Việt Nam!” của ông. Ông có muốn chia sẻ gì thêm về bài hát này?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Anh nhớ lại từng chữ từng câu trong bài “Việt Nam! Việt Nam!”. Tại sao đầu đề lại hai chữ “Việt Nam! Việt Nam!”? Bởi vì nước Việt Nam mình bị chia làm hai, thành hai thứ “Việt Nam – Việt Nam”. Bây giờ chỉ có một Việt Nam thôi thì tốt hơn. Trong khi đó tôi xưng tụng một nước Việt Nam như vậy, trong đó thì “tình yêu đây là khí giới” mà, hai bên vẫn còn nghi kỵ nhau, vẫn chưa bắt tay nhau. Thành thử vấn đề là “lòng người chưa thống nhất mà đất nước thống nhất rồi”.

Chỉ muốn làm thinh

pham-duy-2-200.jpg
Nữ ca sĩ Thái Hằng và nhạc sĩ Phạm Duy trong ngày cưới tại Thanh Hóa năm 1949. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.
 
Mặc Lâm: Trở về Việt Nam là ước vọng cuối cùng của ông đã được thực hiện, nhạc sĩ có hài lòng với sự trở về này sau bảy năm sống và đi khắp nơi trên lãnh thổ hình chữ S hay không ạ? Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi. Lúc mà tôi về đây thì tôi cũng không có ý định gì khác hơn là về hưu. Người ta hỏi tôi về đây ông có ý định làm gì, thì tôi bảo tôi về đây thì thích làm thinh thôi, tôi không muốn nói năng gì cả nữa. Không may là vấn đề tất cả tác phẩm của tôi bán cho nhà xuất bản thì mỗi lần nhà xuất bản họ in hay là họ tổ chức đại nhạc hội thì tôi lại phải ra mắt, hóa ra mình muốn làm thinh mà nhà xuất bản cứ thích tôi lại làm ồn lên thôi.
Mặc Lâm: Nhưng mà đó là xuất phát từ tình yêu thương một nhạc sĩ, một cây nhạc cổ thụ của Việt Nam, như vậy có gì đáng trách đâu!
Nhạc sĩ Phạm Duy: Không! Không! Không! Tôi không phê bình ai bảo tại sao tôi làm ồn đâu. Nói như vậy nhưng tôi không trách ai cả. Chỉ có vấn đề là tôi là một người đã 92 tuổi đầu rồi thì tôi nên làm thinh thôi, nhưng mà khổ nhất là tôi vẫn còn phải hoạt động, vẫn phải đi quảng cáo, làm dĩa hát, rồi phải bán, thành thử khổ một nỗi là tôi bị mang tiếng làm ồn quá, sợ làm phiền thôi.

Mặc Lâm: Vâng!
Quý vị vừa theo dõi một vài chia sẻ với nhạc sĩ Phạm Duy. Đáng ra bài phỏng vấn này được giữ lại cho tới khi nhạc sĩ qua đời nhưng chúng tôi quyết định cho nó xuất hiện vì nếu không, chắc ông không còn dịp nghe những phản hồi của người yêu nhạc của ông sau khi nghe những trình bày khá thiết tha của nhạc sĩ trong bài phỏng vấn này…
Một lần nữa xin cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa và xin chúc ông luôn giữ lòng thanh thản trong những ngày tháng sắp tới.

 

Monday, June 18, 2012

NHỮNG NHẠC SĨ GỐC HUẾ

http://cafevannghe.wordpress.com/

Một bài viết về Các Ca Nhạc Sĩ đất Thần Kinh trước 1975 tương đối đầy đủ. Vẫn còn một số tên tuổi không thể thiếu : Dương Thiệu Tước , Hoàng Thi Thơ… Còn … sau này ? Vẫn là một dấu hỏi để trống không biết đến bao giờ !

Đa số người VN biết Huế không chỉ vì Huế có nhiều cảnh đẹp, có nhiều di tích lịch sử như đền đài, lăng tẩm, thành quách cổ kính mà còn vì những bài thơ trữ tình của các thi nhân nổi tiếng, những câu hò êm ái đượm tình quê hương và nhất là những bản tân nhạc ca tụng xứ Huế thơ mộng đã được phổ biến đến khắp mọi miền trên đất nước. Có những người chưa bao giờ đặt chân đến Huế nhưng qua các bài hát lại thuộc lòng tên những danh lam thắng cảnh của đất cố đô như sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, đài Nam Giao, thôn Vĩ Dạ vv… Huế là cái nôi văn hóa của miền Trung, là nguồn cảm hứng của các văn nhân, nghệ sĩ, là nơi dừng chân của các tao nhân mặc khách. Người ta biết đến Huế nhiều nhưng ít ai biết đất cố đô đã sản sinh ra bao nhiêu nhạc sĩ sáng tác tài hoa. Khi người Pháp đặt chân lên đất nước VN họ mang theo vào cả nền âm nhạc Tây phương và đem truyền bá trong dân chúng. Những nhạc sĩ của đất Thần Kinh cũng dần dần làm quen với ký âm pháp phương Tây và từ đó các nhạc sĩ sang tác tân nhạc đầu tiên ra đời .

1/- NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN THƯƠNG 

Người nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc VN ở cố đô Huế là nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Ông sinh ngày 22/05/1919 và mất ngày 06/12/ 2002 tại Saigon, hưởng thọ 84 tuổi

. 

Ông sinh ra trong một gia đình yêu thích âm nhạc. Năm lên 9 tuổi ông bắt đầu học đàn nguyệt sau đó qua sách vở của người Pháp ông tự học ký âm pháp. Năm 1936 ông tốt nghiệp bậc trung học tại trường Khải Định Huế và cũng năm này ông sáng tác bản nhạc đầu tay “Tiếng sông Hương” là bài tân nhạc đầu tiên của xứ Huế. Lúc ấy ông mới 17 tuổi nhưng tên của ông đã bắt đầu đi vào làng âm nhạc VN.

Năm 1939 ông lại cho ra đời bản “Đêm đông” là một kiệt tác của tân nhạc VN thời bấy giờ. Bài hát với nét nhạc trữ tình êm ái tiềm ẩn một nỗi buồn man mác, lời ca trau chuốt, mượt mà, đã đi vào lòng người VN qua bao thế hệ. Nữ ca sĩ Bạch Yến là người hát bài “Đêm đông” hay nhất. Bài ca này lúc đầu được viết theo thể điệu Tango nhưng khi Bạch Yến trình diễn thì chuyển qua Slow Rock nghe hay hơn.

Trong thập niên 60 cô cũng đã trình bày nhạc phẩm này trong sô Ed Sullivan của Mỹ. Năm 1942 nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác thêm ca khúc “Bướm hoa” cũng được nhiều người ưa thích nhưng không bằng “Đêm đông”.

Sau đó ông theo kháng chiến tập kết ra Bắc. Ở ngoài Bắc trong thời gian chống Pháp ông viết bản “Bình Trị Thiên khói lửa”, soạn nhạc cho các điệu múa của các vở kịch “Chim gâu”, “Tấm Cám”, “Múa ô”, “Chàm rông”. Nhạc phẩm “Bài ca trên núi” ông viết cho phim “Vợ chồng A Phủ”.
Sau một thời gian tu nghiệp tại CHDC Đức ông trở về nước làm giám đốc Nhạc viện Hà Nội và tiếp tục sang tác. Ông có những tác phẩm về khí nhạc như “Lý hoài nam”, “Buôn làng vào hội”, “Quê hương”. Trong thời gian ở Đức ông có sáng tác khí nhạc như “Ngày hội non sông”, “Rhapsodie 2”, “Trở về đất mẹ”. Bản giao hưởng “Đồng khởi” của ông được trình diễn ở Leipzig (CHDC Đức) năm 1971.


Cho dù các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương có uyên bác đến đâu đi nữa rất ít người biết đến. Đa số người VN chỉ biết đến ông qua nhạc phẩm “Đêm đông” mà thôi.

Đêm đông xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông bên sông ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Đêm đông ta lê bước chân phong trần tha hương
Có ai thấu tình cô lữ đem đông không nhà .
 
Hoàn cảnh đưa đẩy nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác bài ca bất hủ này đã được chính tác giã kể lại cho nhạc sĩ Trương Quang Lục như sau :
“Sau khi đỗ Thành Chung ở Huế tôi ra Hà Nội học để thi Tú Tài. Dịp Tết Nguyên đán năm 1939, không có đủ tiền để về quê ăn Tết, đêm giao thừa tôi đi lang thang khắp phố phường Hà Nội dưới trời mưa phùn lạnh buốt, không một bóng người qua lại trên đường. Qua ga Hàng Cỏ nghe tiếng còi vang lên trong đêm khuya càng thêm nhớ nhà da diết. Dọc phố Khâm Thiên một vài căn nhà vẫn còn sáng đèn. Nghe tiếng chân qua đường, một cô gái bước ra nhìn, thất vọng quay vào, ghé mình soi gương treo cạnh cửa, đưa tay vuốt mái tóc. Trời đã khuya, tôi trở về phòng trọ, gió lùa qua khe cửa rít lên từng hồi suốt đêm. Tôi trăn trở không ngủ được, nghĩ đến cuộc đời bất hạnh của những người nghèo khổ, tha hương trong đêm đông lạnh lẽo. Và bài hát “Đêm đông ” ra đời trong đêm ấy.

2/- NHẠC SĨ NGUYỄN HỮU BA 

Ông sinh năm 1914 tại làng Đạo Đầu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và mất năm 1997 tại Saigon, hưởng thọ 83 tuổi


Tuy sinh ra tại Quảng Trị nhưng suốt cuộc đời và sự nghiệp của ông đã gắn liền với cố đô Huế.
Với bút hiệu Đạo Tâm, ngoài tân nhạc ra ông là một nhà nghiên cứu, một nhạc sư cổ nhạc VN. Ông biết sử dụng nhiều loại nhạc khí cổ truyền khác nhau, là người có công phát triển và bảo tồn nền cổ nhạc miền Trung. Năm lên 8 tuổi ông bắt đầu học đàn. Năm 16 tuổi ông đã hòa nhạc cổ thu vào dĩa Beka của Đức.

Năm 1932 ông áp dụng ký âm pháp Tây phương vào cổ nhạc VN ở Huế. Công trình của ông rất được nhiều người tán thưởng. Năm 1938 ông đậu thủ khoa đàn nhị. Tháng 8 năm 1945 sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền ông về quê Quảng Trị. Nhưng cuộc đời của ông chỉ có duyên nợ với đất Thần Kinh nên năm 1950 ông trở lại Huế. Cũng năm này ông thành lập Viện Tỳ Bà nhằm phục hưng quốc nhạc VN, bảo tồn nhiều loại nhạc khí cổ truyền, tàng trữ sách vở về âm nhạc cũng như những tài liệu thu thanh quí giá . Chỉ cần vào cửa Thượng Tứ, rẻ trái khoảng một trăm thước ta sẽ thấy Viện Tỳ Bà của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Ông được triều đình Huế tặng thưởng huy chương Long Bội Tinh và vinh tặng chức Hàn lâm viện Đãi chiếu.

Sau 1954 ông vào Nam, dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, làm khoa trưởng lý thuyết các trường đại học Vạn Hạnh, Saigon, Huế. Sau đó ông trở về làm giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế. Sau biến cố Tết Mậu Thân (1968) Viện Tỳ Bà bị tàn phá, gia đình ông dời vào Saigon. Sau năm 1975 gia đình ông thành lập một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất các loại đàn cổ rất tinh vi ở quận Phú Nhuận, đồng thời ông cùng người con gái lớn là nhạc sĩ Tuệ Quang mở lớp dạy đàn tranh, học sinh theo học rất đông.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba là người có công truyền bá cái tinh hoa của nền quốc nhạc về nhiều phương diện như trình diễn, khảo cứu , cổ động và giáo dục.

 

Ông đã đào tạo được nhiều học trò nổi tiếng trong ngành cổ nhạc như Phạm Thúy Hoan (Saigon), Phương Oanh (Paris), Quỳnh Hạnh (Paris).
Tác phẩm ông để lại cho hậu thế cũng khá nhiều .
Về tân nhạc gồm có các nhạc phẩm như : “Quảng đường mai (1940)”, “Xuân xuân (1947)”, “Lửa rừng đêm (1947)”, “Thu khói lửa (1950)”, “Tiếng hát quân Nam (1950)”, “Ánh dương trời Nam (1951)”.
Về các tác phẩm nghiên cứu và giáo dục gồm có : “Tự học đàn nguyệt (1940)”, “Vài thiên kiến về âm nhạc (1950)”, “Bản đàn tranh (1951)”, Nhạc pháp quốc học (1960)”, “Đàn tỳ bà (1962)”, “Đàn độc huyền (1962)”, “Đàn nhị huyền (1962)”, “Bài ca Huế (1962)”, “Phương pháp học đàn tranh (1962)”, “Dân ca VN (1961)”.
Năm 1966 thu thanh tài liệu nhạc Huế (nhạc Cung đình và nhạc Phật giáo) cùng với Ca Huế cho cơ quan UNESCO vào dĩa 33 vòng đặt tên là VIETNAM 1.
Năm 1971 thu thanh VIETNAM 2 do ông cung cấp tài liệu với sự trợ giúp của nhạc sĩ Trần Văn Khê. Năm 1998 cả hai dĩa VN1 và VN2 được hãng đĩa Rounder Records ở Mỹ tái bản dưới hình thức CD.

3/- NHẠC SĨ VĂN GIẢNG

Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12/05/1924 tại Huế trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Ông nội của ông là một nhạc sĩ cổ nhạc. Lúc còn nhỏ ông học đàn mandoline. Khi lên trung học thấy người ta đàn guitare ông rất thích.

Có giai thoại kể rằng thuở đó trong khu phố của ông có một người biết đàn guitare, ông đến xin học nhưng ông thầy này ra điều kiện là phải mua tặng cho ông ta một cây đàn guitare mới. Nhà nghèo làm sao có tiền mua đàn để tặng, ông phải đành ở nhà tự học. Nhưng sau môt thời gian tài nghệ sử dụng đàn guitare cùng kiến thức về âm của ông đã vượt qua ông thầy và chính ông này lại đến nhờ ông chỉ bảo thêm.
Năm 1949 ông sáng tác bài “Thúc quân” một bản nhạc hùng rất được nhiều người ưa thích. Cùng năm này ông cho ra đời bài “Ai về sông Tương” với bút hiệu Thông Đạt. Nhạc phẩm này được thính gìả cả nước tiếp đón một cách nồng nhiệt qua các đài phát thanh, riêng đài Pháp Á chọn làm bài hát hay nhất trong năm 1949 và được tái bản 6 lần không kể những lần in tại hải ngoại sau 1975. Hiện nay nhạc phẩm này được đánh giá là một trong 10 bài hát hay nhất trong âm nhạc VN.

Có một giai thoại khác về nhạc sĩ Văn Giảng với bài Ai về sông Tương” như sau : “Trong các thập niên 40, 50 ở Huế có nhà xuất bản Tinh Hoa nổi tiếng chuyên xuất bản các nhạc phẩm của các nhạc sĩ trong nước. Một hôm ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản, nói với nhạc sĩ Văn Giảng đại khái rằng ông chỉ biết làm nhạc hùng chứ không biết làm nhạc trữ tình như các nhạc sĩ khác vì trước đó Văn Giảng chỉ sáng tác nhạc hùng mà thôi. Ông im lặng không nói gì cả. Về nhà ông lặng lẽ sang tác bài “Ai về sông Tương” và gởi đến các đài phát thanh trong nước. Ông Tăng Duyệt nghe bài hát hay quá muốn xuất bản nhưng không biết Thông Đạt là ai. Một hôm nhạc sĩ Đỗ Kim Bãng và nhà văn Lữ Hồ đến nhà Văn Giảng chơi, thấy bản thảo của bài hát này và nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này liền lái xe chạy đến nhà nhạc sĩ thương lượng ký hợp đồng xuất bản. Thời đó các thanh niên đều thuộc bài này và thường hay hát nghêu ngao :
“Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, sao đành nỡ dứt tơ vương ….” .

Trong hai thập niên 50-60 ông là giáo sư âm nhạc tại các trường trung học ở Huế như Quốc Học, Hàm Nghi, Trường đào tạo giáo viên tiểu học và trưởng ban nhạc đài phát thanh Huế. Trong thời gian này ông cho xuất bản tập nhạc “Hát mà học” gồm 10 bài hát dành cho thiếu nhi. Ông được học bổng du học ngành nhạc tại Hawai và Bloomington.

Năm 1956 ông thành lập ban hoà tấu Việt Thanh gồm các nhạc cụ cổ truyền như tỳ , nhị, độc huyền, nguyệt ,sáo vv… và ông sáng tác cho ban này bản hòa tấu “Ai đưa con sáo sang sông” dài 60 phút. Ngoài ra ông còn cho xuất bản sách “Kỹ thuật hòa âm” dày 350 trang .

Năm 1969 ông vào Nam, dạy tại trường QGAN Saigon và soạn hòa âm cho hai hãng dĩa Asia và Sóng nhạc. Ông dược Bộ Văn Hóa cử làm Trưởng phòng học vụ Nha Mỹ thuật, đảm trách học vụ các trường âm nhạc Saigon, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật .


Năm 1970 ông được Huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống VNCH với bản “Ngũ tấu khúc” (Quintet for flute and strings). Ông còn được dề cử làm giám đốc nghệ thuật điều hành Đoàn văn nghệ VN gồm 100 nghệ sĩ tân, cổ nhạc và vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách cùng ban vũ cổ truyền do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba đảm trách tham dự Hội Chợ Quốc Tế ở Osaka Nhật Bản .

Ngoài tên Văn Giảng với các bài ca hùng tráng như “Thúc quân” , “Lục quân VN” (bài hát này dược các quân trường ở miền Nam chọn làm bài ca nhịp bước cho các tân binh mới nhập ngũ), “Đêm Mê Linh”, “Quân hành ca”, “Qua đèo”, “Nhảy lửa”, ông còn có bút hiệu Thông Đạt với các nhạc phẩm trữ tình như “Ai về sông Tương” , “Đôi mắt huyền”, “Hoa cài mái tóc”, “Thương tà áo bay”, “Tình em biển rộng sông dài”, “Xin đừng bỏ nhau”, “Xin đừng chờ em nữa”, “Năm nay em mấy tuổi” và bút hiệu Nguyên Thông với các ca khúc Phật giáo như “Từ Đàm quê hương tôi”, “Mừng Đản sanh” , “Ca Tỳ La Vệ”, “Vô thường”, “Hoa cài áo lam”, “Bao la vô tận”, ”Bờ mê bến giác”, “Buông xả”, ”Dòng sinh diệt ”, “Đời sống Đức Phật” , ”Giả hợp”, “Hãy tự giác”, “Mong tỉnh ngộ”, “Tâm bệnh”, “Tìm đâu xa” , “Vũ khí chơn tâm” .

Sau 1975 ông kẹt lại ở Saigon và có mở lớp dạy nhạc tại đường Phạm Văn Hai, gần chợ Ông Tạ, quận Tân Bình. Năm 1981 ông vượt biên đến đươc Natuna của Nam Dương và để cám ơn hòn đảo đã cho ông dừng chân trên đường đi tìm tự do ông sáng tác bản “Natuna người tình đầu”. Hiện giờ ông đang định cư tại Thành phố Foolscray , bang Victoria, nước Úc. Ông là một nhạc sĩ có tài, nhạc phẩm của ông phong phú đa dạng. Ông đã đóng góp nhiều cho nền âm nhạc VN nhưng không hiểu tại sao các Trung Tâm sản xuất DVD ca nhạc lại nỡ quên đi không làm DVD về sư nghiệp âm nhạc của ông .

4/ – NHẠC SĨ ƯNG LANG

Người nhạc sĩ đầu tiên của đất Thần Kinh mang dòng máu hoàng tộc là Ưng Lang. Ông tên thật là Nguyễn Phước Ưng Lang, sinh năm 1919 tại Huế. 

 

Ông chuyên về Hạ uy cầm (guitare hawaienne) một loại đàn rất thông dụng thời bấy giờ. Ông là tác giả những nhạc phẩm như “Chiều về thôn Vỹ” , “Nhạc lòng” , “Chiều tiễn biệt và nhất là ca khúc “Mưa rơi” viết chung với Châu Kỳ đã đưa tên tuổi ông đến với những người yêu nhạc VN.

Tác phẩm “Mưa rơi” là kết quả của mối tình đầu đau thương của tác giả . Sau khi tốt nghiệp Trường Công chánh Huế ông được bổ nhiệm về Sở Lục Lộ tỉnh Nghệ An đặt ngay tại thị xã Vinh. Lúc ấy ông 21 tuổi. Ông được gia đình bà chị có cửa hàng buôn bán tại Vinh cho một căn phòng để ở. Phòng ông có cửa sổ nhìn sang dãy nhà đối diện bên kia đường. Chiều chiều sau khi đi làm về ông thường mở cửa sổ cho mát và lấy đàn ra lả lướt vái bài cho đỡ buồn. Không ngờ tiếng đàn Hạ Uy cầm du dương của ông lại lọt đến tai của các nghệ sĩ của thị xã. Họ mời ông gia nhập “Ban Nhạc Mang Hưng” mà đa số nhạc sĩ là người Việt gốc Hoa. Nhưng đối với ông tiếng đàn lọt vào tai các nhạc sĩ của thị xã không quan trọng bằng lọt vào tim của một hoa khôi sống với cha mẹ trong căn nhà đối diện với nhà chị ông.

Ta hãy nghe nhạc sĩ Lê Hoàng Long nói về giai nhân, người yêu đầu tiên của nhạc sĩ Ưng Lang như sau : “Ưng Lang đưọc biết mỹ danh người đẹp là Ch.L. tuổi vừa đôi chín. Từ đó, hàng ngày khi màn đêm buông xuống, Ưng Lang lại lấy đàn ra nắn phím buông tơ. Tiếng đàn Hạ Uy cầm réo rắt , ngân nga vọng sang tận bên kia đường rồi vang trong nhà người đẹp. Ngày nào như ngày ấy, đúng giờ là tiếng đàn lại nỉ non, thánh thót khiến mỹ nhân nhẹ nhàng thướt tha, uyển chuyển, lúc ẩn, lúc hiện sau tấm màn cửa đong đưa như đang uốn lượn trong vũ khúc trước làn gió nhẹ. Tay nắn phím, tay buông tơ nhưng mắt Ưng Lang vẫn kín đáo nhìn nên thấy cảnh đẹp như Hằng Nga trong vũ khúc Nghê Thường. Tức cảnh sinh tình, tiếng đàn Ưng Lang lại càng thêm thánh thót và nghe thấy buồn man mác hơn. Nếu ai nhìn thấy được cảnh ấy, khách quan cũng nhận định giai nhân và nghệ sĩ tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Ưng Lang mừng thầm cho rằng đây là mối lương duyên tiền định nên ngày ngày chải chuốt từ y phục đến tiếng đàn”.

Sau đó hai người yêu nhau bằng một mối tình thật đằm thắm và thơ mộng. Họ cùng thề non hẹn biển sống với nhau đến hết cuộc đời. Nhưng có ai biết được chữ ngờ. Đôi tình nhân đâu biết cuộc tình nồng thắm của họ sẽ phải tan vỡ vì chiến tranh. Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp và ra lệnh cho tất cả các công chức phải trở về nguyên quán. Ưng Lang cũng không thoát khỏi cái lệnh quái ác ấy nên phải khăn gói trở về làm việc tại Sở Công Chánh Thừa Thiên. Buổi tiễn đưa đôi tình nhân bịn rịn chia tay lòng đau như cắt.

  

Về đến quê nhà lại gặp cảnh mưa rơi rả rich suốt ngày, bầu trời u ám, nỗi buồn càng thêm da diết. Trong hoàn cảnh đó Ưng Lang sang tác nhạc phẩm “Mưa rơi” và bài hát này đã trở thành ca khúc vượt thời gian : 
Mưa rơi, chiều nay vắng người
Bên thềm gió lơi, mơ bóng ngàn khơi
Mưa rơi, màn đêm xuống rồi
Mây sầu khắp nơi, thương nhớ đầy vơi
Mưa rơi , đìu hiu giữa trời
Đêm dài vắng ai, thương nhớ nào nguôi .
 
Sau ngày chia tay hai người thường xuyên viết thư cho nhau và chờ ngày sum họp. Nhưng tháng 8 năm 1945 chiến tranh nổ ra, không biết gia đình của Ch.L. trôi giạt phương trời nào và từ đó đôi tình nhân mất hẳn liên lạc. Vài năm sau Ưng Lang lập gia đình, sống và làm việc tại Huế. Trước 1975 ông là giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế. Mãi đến 20 năm sau ông mới được tin Ch.L., người yêu cũ, đã chết trong chiến tranh.

5/- NHẠC SĨ CHÂU KỲ

Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 05/11/1923 tại làng Dưởng Mong, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đình sống bằng nghề cổ ca nên ông rất am hiểu về cổ nhạc miền Trung. Học xong chương trình tiểu học tại trường Tiểu học Dưởng Mong, ông lên Huế học tại trường Pháp Việt. Ông có giọng hát rất hay nên bạn bè rất thích nghe ông hát. Thấy ông hay hát những bài do Tino Rossi ca trong các dĩa của Pháp nên ông đưọc sư huynh Pétrus Thiều dạy cho nhạc lý Tây phương. 


Khởi đầu ông học đàn mandoline. Câu chuyện vui ông kể trên sân khấu Thúy Nga là mối tình đầu lãng mạn của lứa tuổi dậy thì thiếu suy nghĩ khi ông muốn dùng tiếng đàn mandoline để chinh phục trái tim người đẹp Kim Anh, con gái của vị thượng thư, để rồi bị giai nhân từ trên lầu tạt nước xuống khiến ông phải ôm đàn chạy trốn. Nhưng thế sự thăng trầm, cuộc đời dâu biển, mười mấy năm sau ông gặp lại người đẹp tại Saigon trong cảnh nghèo khổ, xác xơ trong khi ông đang là một ca,nhạc sĩ nổi tiếng. Sự gặp gỡ mang nhiều kịch tính này làm ông ngậm ngùi nghĩ đến những đổi thay của đời người và ông viết nên nhạc phẩm “Giọt lệ đài trang ” .
Lúc ông còn theo học bậc trung học thì chị của ông là Châu Thị Minh thành lập đoàn ca kịch Huế lấy tên là Hồng Thu. Đoàn rất cần ca sĩ trẻ nên bà chị tha thiết yêu cầu ông giúp. Vì gia đình nghèo ông do dự không biết nên tiếp tục học hay là đi giúp chị. Cuối cùng ông bỏ học đi theo chị, trước là để giúp chị trong lúc khó khăn, sau là có tiền giúp cha mẹ. Từ đó ông theo đoàn đi lưu diễn khắp nơi.

Thoạt đầu đoàn sang Lào trình diễn tại Savannakhet đến Thakhet rồi thủ đô Vạn Tượng. Sau khi gặt hái đưọc kết quả tốt đẹp ở Lào, doàn làm một vòng lưu diễn các tỉnh VN. Đoàn ra Bắc xong trở lại Huế rồi vào Nha Trang. Tại đây trong số khán giả thường trực có một nữ sinh tuyệt đẹp, con nhà tử tế được nhiều chàng trai trong tỉnh theo đuổi, cô vẫn dửng dưng như không. Nhưng khi thấy chàng ca sĩ Châu Kỳ đẹp trai với giọng hát trầm ấm, quyến rủ, tim cô rung động rồi si mê chàng ca sĩ. Châu Kỳ cũng ngất ngây trước vẻ đẹp của cô nữ sinh lãng mạn và hai người yêu nhau.

Nhưng thuở ấy cái thành kiến “xướng ca vô loại” vẫn bám rễ trong đa số gia đình VN nên cha mẹ của Đoàn Thị Sum, tên cô nữ sinh, cấm không cho cô gặp Châu Kỳ nữa. Thất vọng vì tình cô uống thuốc độc tự tử và chết ngày 10/12/1942. Ông quá đau khổ muốn chết theo người yêu nhưng các nghệ sĩ trong đoàn ra sức an ủi, can ngăn, nhắc cho ông biết còn bổn phận đối với cha mẹ và gia đình nên ông mới khuây khỏa phần nào. Do đó ta mới biết được chút ít tại sao những bản tình ca của ông hồi đó đều là nhạc buồn như “Khúc ly ca”, “Xin làm người tình cô đơn” vv… Nghe tin Huế bị bão lụt , ông trở về Huế thăm gia đình. Nhưng khi về đến quê mẹ Thanh Hà ông thấy quang cảnh xác xơ, ruộng đồng bị tàn phá, ngôi nhà cũ đã bị san bằng và mẹ ông bị lũ lụt cuốn trôi đi mất. Hoàn cảnh khổ đau này khiến ông viết lên bài “Trở về”, bài hát tiêu biểu cho sự nghiệp âm nhạc của Châu Kỳ : 

Về đây buồn trông cánh chim bay
Về đây buồn nghe gió heo may
Về đây đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lung ngắm trời mây ….
 
Năm 1947 ông vào Saigon hát cho đài phát thanh Pháp Á trong ban “Thần Kinh” của nhạc sĩ Mạnh Phát với các ca sĩ thời đó như Minh Diệu, Minh Tần, Mộc Lan, Linh Sơn, Phan Đức… và ban “Tiếng Thùy Dương” do chính ông làm trưởng ban. Trong thời gian này ông và ca sĩ Mộc Lan yêu nhau và trở nên vợ chồng. Cặp danh ca Mộc Lan – Châu Kỳ rất nổi tiếng thưòng xuất hiện trong các chương trình đại nhạc hội và chương trình phụ diễn tân nhạc tại các rạp chiếu bóng .

Cuối năm 1949 cặp ca sĩ Châu Kỳ – Mộc Lan được ông Thái Văn Kiểm lúc ấy là Giám đốc Thông tin Huế mời về hát cho Đài phát thanh Huế. Tình nghệ sĩ thường hay mong manh, năm 1952 cặp vợ chồng Châu Kỳ – Mộc Lan chia tay nhau. Ông buồn bã một mình trở lại Saigon. Đây cũng là thời gian buồn khổ khác của Châu Kỳ và ông đã viết lên những bản nhạc buồn như “Từ giã kinh thành” , “Mưa rơi” (viết chung với Ưng Lang)… và ông định cư tại Saigon cho đến ngày nay. Ông tiếp tục hát cho các Đài phát thanh Quốc Gia, Pháp Á và đi trình diễn trong các đại nhạc hội khắp nơi trong nuớc. Sau đó ông bị động viên và phục vụ trong đoàn Văn nghệ quân đội.

Năm 1955 Châu Kỳ kết hôn với Kha Thị Đàng, một cô gái miền Nam. Hôn lễ được cử hành tại nhà hàng Trương Ký ở Chợ Lớn. Trong số khách tham dự có rất nhiều ca, nhạc sĩ như Phạm Duy, Phạm Dình Chương, Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc, Dương Thiệu Tước, Trần Văn Trạch, Thu Hồ, Văn Phụng, Châu Hà, Hoàng Trọng, Thẩm Oánh… Đôi vợ chồng sống rất hạnh phúc và có bốn người con, ba trai, một gái. Tất cả đều lập gia đình .

Ngoài những bản nhạc nêu trên Châu Kỳ còn có những nhạc phẩm sau : Khi ánh trăng vàng lên khơi, Chiều trên đồi thông, Cố đô yêu dấu, Đừng nói xa nhau, Em không buồn nữ chị ơi, Khuya nay anh đi rồi, Lá vàng khóc lá xanh rơi, Miền Trung thương nhớ, Giữa lòng đất mẹ, Tôi chưa có mùa xuân, Đón xuân này nhớ xuân xưa, Sao chưa thấy hồi âm, Cánh nhạn hồi âm, Con đường xưa em đi, Cuối đường kỷ niệm, Nước mắt quê hương, Em sắp về chưa, Vào mộng cùng em, Được tin em lấy chồng …

Sau 1975 ông bán căn nhà cũ và chiếc xe Vespa dọn qua Tân Qui, Nhà Bè trong căn nhà ọp ẹp với chiếc xe đạp cũ. Tại đây ông đã sáng tác bài “Bóng mát Tân Qui” lời ca của nhà thơ Kiên Giang, “Một mình với ghi-ta”, “Giọt đàn với giọt lệ”, “Bỏ phố lên rừng”, “Đôi dép ngược” …

Yên Huỳnh

Tuesday, June 12, 2012

Không có nhạc vàng, nhạc sến (2)

Tiếp nối loạt bài xung quanh chủ đề nhạc sến, PV trò chuyện với nhạc sĩ Thanh Sơn- tác giả 'Nỗi buồn hoa phượng' cùng nhiều bài hát nổi tiếng trong dòng nhạc trữ tình quê hương. Thanh Sơn sinh 1938 tại Sóc Trăng, nguyên biên tập viên Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông. Ông nghỉ hưu 5 năm nay.

Âm nhạc của ông được gọi là nhạc vàng?

Không, trong này không gọi là nhạc vàng, nhạc sến gì hết. Chữ nhạc vàng, nhạc sến xuất hiện sau 1975. Trước đó tụi tôi trong Sài Gòn gọi là nhạc tình cảm, bây giờ gọi là nhạc trữ tình đấy.

“Sến” xuất phát từ chữ Mari Sến- là cô gái gánh nước thuê, làm mướn trước 1975. Một số nhạc sĩ Sài Gòn ghép vào cho nhạc cũ của Sài Gòn với ý miệt thị. Trước chúng tôi hơi bực mình vì chuyện đó. Sau này rất hãnh diện. Chúng tôi là tác giả những bài nhạc đó. Hỏi tám mươi mấy triệu dân Việt Nam thích nhạc nào? Nghe nói dân Hà Nội sau này cũng thích loại nhạc đó. Loại nhạc đó có tội tình gì đâu mà bảo nó sến?

Những năm 1960, ở Sài Gòn có những đĩa hát đóng mác “nhạc vàng”, thực chất là thế nào thưa ông?


Tôi cũng không biết. Nhưng nhạc vàng nghĩa là cái hiệu “nhạc vàng” chứ không phải chỉ một dòng nhạc. Đúng ra âm nhạc đó xuất phát từ miền Bắc. Chính người Bắc di cư 1954 đem vào. Chứ Sài Gòn lúc đó chỉ có một số người nhà giàu mới học nhạc, học piano thôi, ít sáng tác lắm. Lúc đó, chỉ Hà Nội mới có phòng trà, có ban nhạc. Người Sài Gòn gọi âm nhạc người Bắc đưa vào là âm nhạc cải cách. Thấy nhạc đó hay quá, dân Sài Gòn mới bắt đầu sáng tác, chơi nhạc. Tân nhạc phát triển mạnh lên.

Và người Sài Gòn đã làm ra một dòng nhạc rất đặc trưng cho tâm hồn Nam Bộ?


Người Nam nhiễm cải lương 80-90%. Như mấy bài của tôi ảnh hưởng cải lương rất nhiều. Thành thử nghe qua có chất ngũ cung ở trong. Nhạc Sài Gòn mấy người nói là ủy mị, não lòng này nọ. Hổng phải, do ảnh hưởng cải lương. Trong Nam hay bị nói nhạc sến. Chứ nói về xứ Huế, miền Trung lại không bị coi là nhạc sến. Mà chính mấy bài đó sến luôn (cười)

Ông có bao giờ thử sáng tác khác mình đi, không ngũ cung, không bolero?


Có chứ. Tôi viết 1-2 bài, cho người ta biết là tôi cũng biết viết. Còn nhạc Tây phương 7 nốt mình sáng tác dễ quá. Cái khó nhất là ngũ cung. Hiện giờ ngoài Bắc tôi phục nhất ông Phó Đức Phương, ngũ cung hay lắm. Trong Nam chỉ có ba người: ông Bắc Sơn, ông Vũ Đức Sao Biển với tôi sáng tác nhạc ngũ cung nhiều thôi. Nhiều nhạc sĩ trong Nam muốn sáng tác nhạc ngũ cung, nhưng do không nghiên cứu, thành thử không biết viết.

Còn ông dùng ngũ cung một cách tự nhiên?

Tôi là người miền Nam rặt. Mấy mươi năm về trước, tôi thân với mấy anh chị bên cải lương. Đoàn cải lương đi tôi đi theo coi. Cải lương nhiễm vào máu tôi rồi. Một bài cải lương tôi lấy ra một câu hai câu, tự phát triển thêm. Tôi cũng rất thích chầu văn, ca trù, nhất là quan họ. Sau 1975, tôi mới nghe nhiều qua băng đĩa. Bài Quê hương ba miền, tôi làm đoạn đầu là Bắc, ở giữa là Trung, đoạn thứ ba là nhạc trong Nam.

Giai đoạn nhạc trữ tình bolero thoái trào, cuộc sống của ông có khó khăn gì không?

Không. Tôi chuyển qua nhạc quê hương liền, tức là ảnh hưởng dân ca Nam Bộ.

Thực ra là chỉ khác về lời, chứ tinh thần âm nhạc vẫn thế?

Vẫn thế thôi. Lời khác, giai điệu khác đi, nhưng cũng xuất phát từ bolero. Quanh đi quẩn lại cũng vậy. Bolero là một nhịp trong âm nhạc, chứ nó có tội tình gì đâu.

Nhạc sĩ từng nói còn sống còn sáng tác, rất tiếc là tác quyền bây giờ không cao như những năm 1960, khi ông viết nhạc mà mua được nhà được xe?

Không, từ khi có hội bảo vệ tác quyền đỡ lắm. Cuộc sống khá hơn. Khi chưa có hội tác quyền, tháng tôi thu nhập 5 triệu, giờ hơn.

Ít khi nghe nhạc sĩ nói hài lòng về tiền tác quyền như ông?

Những người không hài lòng họ sáng tác rất ít, hoặc bài của họ không được sử dụng nhiều.

Chứng tỏ dòng nhạc trữ tình quê hương vẫn được công chúng ưa chuộng?


Đúng rồi. Sáng tác là một chuyện. Người nghe có bằng lòng không là một chuyện. Trong Nam, người ta giải trí bằng loại nhạc mà mình gọi là nhạc vàng nó quen rồi, nghe mấy dòng nhạc lạ quá không thích.


.

Không có nhạc vàng, nhạc sến

http://www.tienphong.vn/van-nghe/510615/Khong-co-nhac-vang-nhac-sen.html


Phỏng vấn Nhạc sĩ Thanh Sơn:
Không có nhạc vàng, nhạc sến


Tiếp nối loạt bài xung quanh chủ đề nhạc sến, PV trò chuyện với nhạc sĩ Thanh Sơn- tác giả 'Nỗi buồn hoa phượng' cùng nhiều bài hát nổi tiếng trong dòng nhạc trữ tình quê hương. Thanh Sơn sinh 1938 tại Sóc Trăng, nguyên biên tập viên Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông. Ông nghỉ hưu 5 năm nay.

Nhạc sĩ Thanh Sơn và vợ thời trẻ
Nhạc sĩ Thanh Sơn và vợ thời trẻ.

Âm nhạc của ông được gọi là nhạc vàng?

Không, trong này không gọi là nhạc vàng, nhạc sến gì hết. Chữ nhạc vàng, nhạc sến xuất hiện sau 1975. Trước đó tụi tôi trong Sài Gòn gọi là nhạc tình cảm, bây giờ gọi là nhạc trữ tình đấy.
“Sến” xuất phát từ chữ Mari Sến- là cô gái gánh nước thuê, làm mướn trước 1975. Một số nhạc sĩ Sài Gòn ghép vào cho nhạc cũ của Sài Gòn với ý miệt thị. Trước chúng tôi hơi bực mình vì chuyện đó. Sau này rất hãnh diện. Chúng tôi là tác giả những bài nhạc đó. Hỏi tám mươi mấy triệu dân Việt Nam thích nhạc nào? Nghe nói dân Hà Nội sau này cũng thích loại nhạc đó. Loại nhạc đó có tội tình gì đâu mà bảo nó sến?

Những năm 1960, ở Sài Gòn có những đĩa hát đóng mác “nhạc vàng”, thực chất là thế nào thưa ông?
Tôi cũng không biết. Nhưng nhạc vàng nghĩa là cái hiệu “nhạc vàng” chứ không phải chỉ một dòng nhạc. Đúng ra âm nhạc đó xuất phát từ miền Bắc. Chính người Bắc di cư 1954 đem vào. Chứ Sài Gòn lúc đó chỉ có một số người nhà giàu mới học nhạc, học piano thôi, ít sáng tác lắm. Lúc đó, chỉ Hà Nội mới có phòng trà, có ban nhạc. Người Sài Gòn gọi âm nhạc người Bắc đưa vào là âm nhạc cải cách. Thấy nhạc đó hay quá, dân Sài Gòn mới bắt đầu sáng tác, chơi nhạc. Tân nhạc phát triển mạnh lên. 

Và người Sài Gòn đã làm ra một dòng nhạc rất đặc trưng cho tâm hồn Nam Bộ?
Người Nam nhiễm cải lương 80-90%. Như mấy bài của tôi ảnh hưởng cải lương rất nhiều. Thành thử nghe qua có chất ngũ cung ở trong. Nhạc Sài Gòn mấy người nói là ủy mị, não lòng này nọ. Hổng phải, do ảnh hưởng cải lương. Trong Nam hay bị nói nhạc sến. Chứ nói về xứ Huế, miền Trung lại không bị coi là nhạc sến. Mà chính mấy bài đó sến luôn (cười) 

Ông có bao giờ thử sáng tác khác mình đi, không ngũ cung, không bolero?
Có chứ. Tôi viết 1-2 bài, cho người ta biết là tôi cũng biết viết. Còn nhạc Tây phương 7 nốt mình sáng tác dễ quá. Cái khó nhất là ngũ cung. Hiện giờ ngoài Bắc tôi phục nhất ông Phó Đức Phương, ngũ cung hay lắm. Trong Nam chỉ có ba người: ông Bắc Sơn, ông Vũ Đức Sao Biển với tôi sáng tác nhạc ngũ cung nhiều thôi. Nhiều nhạc sĩ trong Nam muốn sáng tác nhạc ngũ cung, nhưng do không nghiên cứu, thành thử không biết viết. 

Còn ông dùng ngũ cung một cách tự nhiên?
Tôi là người miền Nam rặt. Mấy mươi năm về trước, tôi thân với mấy anh chị bên cải lương. Đoàn cải lương đi tôi đi theo coi. Cải lương nhiễm vào máu tôi rồi. Một bài cải lương tôi lấy ra một câu hai câu, tự phát triển thêm. Tôi cũng rất thích chầu văn, ca trù, nhất là quan họ. Sau 1975, tôi mới nghe nhiều qua băng đĩa. Bài Quê hương ba miền, tôi làm đoạn đầu là Bắc, ở giữa là Trung, đoạn thứ ba là nhạc trong Nam.

Giai đoạn nhạc trữ tình bolero thoái trào, cuộc sống của ông có khó khăn gì không?
Không. Tôi chuyển qua nhạc quê hương liền, tức là ảnh hưởng dân ca Nam Bộ. 

Thực ra là chỉ khác về lời, chứ tinh thần âm nhạc vẫn thế?
Vẫn thế thôi. Lời khác, giai điệu khác đi, nhưng cũng xuất phát từ bolero. Quanh đi quẩn lại cũng vậy. Bolero là một nhịp trong âm nhạc, chứ nó có tội tình gì đâu.

Nhạc sĩ từng nói còn sống còn sáng tác, rất tiếc là tác quyền bây giờ không cao như những năm 1960, khi ông viết nhạc mà mua được nhà được xe?
Không, từ khi có hội bảo vệ tác quyền đỡ lắm. Cuộc sống khá hơn. Khi chưa có hội tác quyền, tháng tôi thu nhập 5 triệu, giờ hơn.

Ít khi nghe nhạc sĩ nói hài lòng về tiền tác quyền như ông?
Những người không hài lòng họ sáng tác rất ít, hoặc bài của họ không được sử dụng nhiều.

Chứng tỏ dòng nhạc trữ tình quê hương vẫn được công chúng ưa chuộng?
Đúng rồi. Sáng tác là một chuyện. Người nghe có bằng lòng không là một chuyện. Trong Nam, người ta giải trí bằng loại nhạc mà mình gọi là nhạc vàng nó quen rồi, nghe mấy dòng nhạc lạ quá không thích.

Nguyễn Mạnh Hà thực hiện


'Sến' đến từ đâu?

http://www.tienphong.vn/van-nghe/510502/Sen-den-tu-dau.html



Cây đàn sến
Cây đàn sến.

 Thương hiệu nhạc vàng phổ biến ở miền Nam Việt Nam cuối thập kỷ 1960 và thịnh hành đến 1975. Thời gian đó, Phó Quốc Lân, nhạc sĩ gốc Hà Nội thành lập ban Nhạc Vàng thuộc Đài Truyền hình Sài Gòn.

Một số hãng phát hành băng đĩa ở Sài Gòn thời bấy giờ cũng cho ra hàng loạt sản phẩm gắn mác nhạc vàng. Nhạc vàng khi đó chỉ những bản tình ca theo thẩm mỹ đương thời, ngoài đề tài tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đương nhiên lồng vào những nội dung mang tính chính trị.

Vài tác giả tiêu biểu của nhạc vàng thời kỳ này: Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Nguyễn Văn Đông… Và cũng như bất kỳ dòng nhạc nào, có những bài nhạc vàng còn lại với thời gian, còn đọng lại trong người nghe hôm nay.

Trước đó, ở miền Bắc, khái niệm nhạc vàng được tiếp cận từ một nhãn quan khác. Theo Jason Gibbs - người Mỹ chuyên nghiên cứu âm nhạc VN, "nhạc vàng" nghĩa là "âm nhạc màu vàng" xuất xứ từ "hoangse yinyue"- một thuật ngữ trí thức cánh tả Trung Hoa dùng để gọi những tình khúc Thượng Hải thập kỷ 1930. Sau chiến thắng 1949, loại nhạc này đã bị loại như một tàn dư của tư sản Tây phương.

Các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam nhắc đến nhạc vàng theo quan điểm phê phán vào đầu những năm 1950. Đối tượng phê phán là một số tác giả sau này được xếp vào thời kỳ tiền chiến, kể cả Văn Cao, Phạm Duy... Ngày nay, chắc chỉ những bản tình ca thực sự não nề, với cách hát lả lướt đặc trưng của Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền… mới được gọi là nhạc vàng.

Không mấy ai tìm cách định nghĩa nhạc sến. Cách gọi này mang tính chủ quan nhiều hơn, trong đó sến có thể vẫn chỉ là tính từ. Nó thể hiện sự cảm nhận, và nhiều khi một thái độ đối với âm nhạc hơn là gọi tên một dòng nhạc.

Nếu ai đó bị kêu là sến, có thể họ sẽ có phản ứng tiêu cực. Ca sĩ Hương Lan, mấy năm trước phát biểu trên báo: "Tôi không biết những người hay dùng từ sến để chê một bài nào đó, họ có hiểu sến là gì hay không; hay cái gì không thích thì đều cho là sến. Cũng như từ cải lương vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại”.

Nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo cho rằng, từ "sến" bắt nguồn từ "sen" trong "con sen"- từ gốc Pháp vào những năm 1930-40 dùng để chỉ cô giúp việc ở miền Bắc. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan lại cắt nghĩa "sến" nguyên là "Maria Sến"- đọc theo lối Việt hóa tên nữ diễn viên người Áo Maria Schell.

Cô Schell trở thành hiện tượng ở các đô thị miền Nam đầu những năm 1960, sau khi thủ vai một vũ nữ hộp đêm hát múa một cách khiêu khích, bốc lửa trong phim Anh em nhà Karamazov - Hollywood dựng năm 1958 theo tác phẩm của đại văn hào Nga Dostoievsky.

Hoàng Phủ Ngọc Phan kể: "Lúc này bắt đầu xuất hiện những fan của Maria Schell. Trẻ em đường phố tập tành nhún nhảy bài Mambo Italiano. Các cô gái đợt sóng mới lăng-xê kiểu tóc xõa xượi, mắt xanh Bel, phô trương thân hình... Trên sân khấu phòng trà, mọc lên những ngôi sao ca nhạc gào thét, quằn quại như con thanh xà, bạch xà.

Từ Mari Sến thoạt tiên được dùng như một biến âm của Maria Schell để chỉ dạng biến thái này trong sinh hoạt của giới trẻ". Đáng chú ý rằng bài Mambo Italiano mà cô Sến Tây trình diễn không liên quan gì đến tốc độ của nhạc sến Ta. Cứ cho rằng "sến" có nguồn gốc từ phiên âm tiếng nước ngoài, nhưng chắc hẳn phải có một sự tương hợp với từ sẵn có trong nước thì người ta mới đọc Schell thành Sến chứ không phải thành Seo hay Cheo gì đó.

Hai cây đàn chủ lực trong trình diễn âm nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ ngày nay là ghi ta phím lõm và đàn sến. Trong đó, đàn sến có thể coi là "người phát ngôn" lâu đời và chủ chốt của dòng nhạc tài tử. Nó có mặt cả trong dàn nhạc tuồng.

Trong khi ghi ta phím lõm mới chỉ được khoét phím và có mặt trong dàn nhạc tài tử cải lương cuối những năm 1930, theo Lê Đình Bích: "Đàn sến ba dây nguyên thủy có nguồn gốc từ Tần Cầm (cây đàn của đế chế Tần Thủy Hoàng, 221 - 207 TCN).

Tiếng Hoa phát âm Tần Cầm là Xỉn Xỉn (Qin Qin), vì vậy âm sến là biến âm của tên cây đàn do người Hoa mang theo trong quá trình nhập cư vào miền Tây Nam Bộ. Tần Cầm còn được gọi là Mai Hoa Cầm vì bầu đàn hình hoa mai sáu cánh, cần đàn có 12 phím, trong khi đàn sến 2 dây, cần đàn có 14 phím".

Rất có thể thuở xưa, khi nghe một bản đàn tài tử cải lương chơi bằng đàn sến thật hay, người nghe đã thốt lên: "Chơi thế này mới gọi là sến!". Và sến đã trở thành tính từ đồng nghĩa với mùi mẫn, tình cảm, đi vào lòng người.


.

Sunday, June 10, 2012

Chế Linh hát sung ở tuổi 70

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/am-nhac/2012/06/che-linh-hat-sung-o-tuoi-70/

Nam danh ca dòng nhạc Bolero chiếm lĩnh sân khấu trong khoảng thời gian hai tiếng đồng hồ và say sưa thể hiện các liên khúc với chất giọng truyền cảm, vang rền, gần như không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.


> Chế Linh về Việt Nam làm đêm nhạc kỷ niệm tuổi 70/ Chế Linh: ‘Cám ơn những người đàn bà đi qua đời tôi’

Tối 9/6/2012, trời Hà Nội mưa, "bảng tử thần" ở Euro 2012 vào lịch đấu, nhưng gần 4.000 khán giả vẫn lặn lội đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia để xem đêm nhạc Chế Linh. “Với thế hệ chúng tôi, Chế Linh là một giọng hát gắn liền kỷ niệm. Những bài hát của ông tình cảm, thấm thía chứ không kiểu ‘dù em không cần anh nhưng anh vẫn cần em’. Hơn nữa cơ hội xem Chế Linh về nước hát không nhiều nên dù mưa gió hay bóng đá cũng phải vẫn phải đi xem” - bác trai trung niên ở quận Cầu Giấy chia sẻ.

So với liveshow xuyên Việt 2011, đêm nhạc “Nhật ký đời tôi” nhân dịp Chế Linh tròn 70 tuổi có nội dung tập trung hơn khi nam danh ca không bị sự lấn át của các khách mời như Tuấn Ngọc, Hương Lan. Sơn Tuyền, Giao Linh, Quang Lê, Randy, Đức Huy đều xuất hiện vừa phải, tiết chế với một hoặc hai bài hát, giúp nhân vật chính có thời gian chuẩn bị, nghỉ ngơi và giảm sự đơn điệu của chương trình.

Chế Linh song ca tình tứ với Sơn Tuyền.
Chế Linh song ca tình tứ với Sơn Tuyền. 

Trước đó, tại Hội nghị triển khai chỉ thị 65 của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội Phạm Quang Long từng bày tỏ băn khoăn về khả năng hát live tới hàng chục bài của các nghệ sĩ lớn tuổi. Tuy nhiên, trong đêm nhạc của mình, Chế Linh chứng tỏ ông vẫn rất sung sức. Khác với liveshow trước đó, ông ít hát từng bài mà liên tục trình diễn các liên khúc 2 - 3 bài dài nhưng không lúc nào bị đuối. Từ Xin vẫy tay chào - Giọt lệ đài trang; Đoạn cuối tình yêu - Mai lỡ mình xa nhau - Đừng nói xa nhau đến Ngày vui qua mau - Mười năm tình cũ; Áo em chưa mặc một lần - Thói đời… Những tràng vỗ tay không dứt của khán giả cho thấy sự cảm phục với sức hát dẻo dai của giọng ca sinh năm 1942.
Với những bài hát đơn, dù solo hay song ca, Chế Linh vẫn đầy ngọt ngào, thấm thía. Tuy nhiên, chất giọng trầm ấm như mật ngọt của Chế Linh hơi chênh với giọng kim chua của Sơn Tuyền khiến phần kết hợp không thành công như khi Chế Linh đứng chung sân khấu cùng Thanh Tuyền - chị gái Sơn Tuyền. Giữa hai phần chương trình chương trình, Chế Linh ngừng khoảng 30 phút để thay trang phục và uống nước. Cùng Elvis Phương, Chế Linh là một trong những giọng ca hiếm hoi vẫn giữ được phong độ ở tuổi xế bóng về chiều. Bản thân Chế Linh đã làm đúng lời hứa của mình ở phần đầu chương trình: “Tôi quá hồi hộp và sung sướng nên sẽ hát rất khỏe nhờ sự cổ vũ của khán giả. Món nợ ân tình này nếu trả không hết, kiếp sau tôi xin lại làm ca sĩ để báo đáp quý vị”.

Chế Linh trong vòng vây người hâm mộ.
Chế Linh trong vòng vây người hâm mộ.

So với liveshow “30 năm tái ngộ”, “Nhật ký đời tôi” có thêm một số bài hát mới được cấp phép như Nếu chúng mình cách trở, Con đường xưa em đi… nhưng phần đa là những ca khúc đã biểu diễn ở Việt Nam gần một năm trước. Âm nhạc được chú trọng hơn với sự kết hợp của dàn nhạc dân tộc và nhạc điện tử, đặc biệt là phần saxophone theo cách thường thấy tại Thúy Nga Paris by night. Tuy nhiên sân khấu trang trí sơ sài, việc đưa tiết mục nhảy hiện đại của các cô gái ăn mặc gợi cảm, bốc lửa vào không phù hợp không khí buồn, u hoài của một đêm nhạc "sến".
Kỳ Duyên không thực sự "duyên" tại “Nhật ký đời tôi”. Mặc hai chiếc váy rất đẹp, nhưng chị chưa có phần tung hứng ăn ý với hai MC nam. Câu chuyện bóng đá với Phan Anh và câu chuyện đào hoa với Chánh Tín được nữ MC hải ngoại thể hiện khá gượng ép và nhạt. Sự xuất hiện của Chánh Tín khiến nhiều người kỳ vọng. Tuy nhiên, ngôi sao điện ảnh một thời ngoài tác phong bệ vệ không có nhiều đất diễn. Cách nói chuyện của ông cũng không gây hứng thú cho người xem. Từng là người bạn cùng trang lứa, chơi thân thiết và hiểu khá rõ về nhau nhưng ngoài việc thể hiện sự mến mộ với Chế Linh, Chánh Tín không đưa ra một kỷ niệm đáng nhớ hay câu chuyện hậu trường đặc biệt nào. 

Các nghệ sĩ tham gia đêm nhạc cùng Chế Linh: MC Phan Anh
Các nghệ sĩ tham gia đêm nhạc cùng Chế Linh: MC Phan Anh, nhạc sĩ Đức Huy, ca sĩ Sơn Tuyền, Randy, tài tử Chánh Tín và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

Các MC và nhân vật chính không lý giải với khán giả việc thay thế tiết mục song ca lần đầu tiên giữa Chế Linh - Giao Linh như quảng cáo bằng phần song ca đã thành quen giữa Chế Linh - Sơn Tuyền từ liveshow xuyên Việt. Lý do làm đêm nhạc kỷ niệm tuổi 70 không được nhắc tới khiến “Nhật ký đời tôi” chỉ như một chương trình bán vé thông thường.

Dù còn một số điều không như ý, với người hâm mộ Chế Linh, việc thấy thần tượng và được nghe hát những bài quen thuộc đã đủ thỏa mãn. Một số ít khán giả bỏ về giữa chương trình để kịp xem trận Hà Lan - Đan Mạch, nhưng phần lớn người xem ở đến tận cuối đêm nhạc. Nhiều người tranh cãi với bảo vệ để được lên tặng hoa Chế Linh, nhiều người với tay ra khi ca sĩ gốc Chăm qua đi qua. Khi chương trình kết thúc lúc 23h30, cả trăm người lao lên sân khấu, đứng vòng trong vòng ngoài quanh Chế Linh chờ cơ hội được chụp hình. Thậm chí, có khán giả nam còn tranh thủ "cưỡng hôn" Chế Linh hai lần khiến ông phải chữa cháy bằng câu đùa: “Quý là ở tấm lòng người đàn ông yêu người đàn ông”. 

Khi hòa giọng cùng em gái của ca sĩ Thanh Tuyền, ông hoàng dòng nhạc bolero khiến gần 4.000 khán giả vỗ tay không ngớt.

 
Trong mấy chục năm ca hát, Chế Linh và Thanh Tuyền từng là một cặp song ca được đông đảo khán giả mến mộ. Tuy nhiên, ở liveshow "Nhật ký đời tôi" của ông diễn ra vào tối 9/6 tại Hà Nội, ông
Trong mấy chục năm ca hát, Chế Linh và Thanh Tuyền từng là một cặp song ca được đông đảo khán giả mến mộ. Tuy nhiên, ở liveshow "Nhật ký đời tôi" diễn ra vào tối 9/6 tại Hà Nội, ông chỉ có thể mời được em gái của Thanh Tuyền - ca sĩ Sơn Tuyền đến góp giọng cùng mình. Cả hai cũng từng kết hợp trong chương trình của Chế Linh vào năm ngoái.
Chế Linh và Sơn Tuyền khiến khán giả lặng người khi được lắng nghe lại rất nhiều ca khúc nổi tiếng như "Nếu chúng mình cách trở", "Đoạn cuối tình yêu",
Chế Linh và Sơn Tuyền khiến khán giả lặng người khi được lắng nghe lại rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: "Nếu chúng mình cách trở", "Đoạn cuối tình yêu", "Đừng nói xa nhau", "Mai lỡ hai mình xa nhau". Ở tuổi đã lên chức ông bà nhưng cả hai danh ca đều vẫn giữ được giọng hát nồng nàn, da diết.
Sơn Tuyền còn khiến không ít khán giả ngưỡng mộ bởi
Sơn Tuyền còn khiến người ngưỡng mộ khi diện váy trong suốt rất gợi cảm với nhiều họa tiết hình chiếc lá.
Chế Linh không giấu nổi sự xúc động khi lần trở lại này của ông vẫn đón nhận được rất nhiều tình cảm của công chúng. Năm ngoái, liveshow tại TP HCM bị hủy khiến ông từng suy sụp về tinh thần. Tuy nhiên, khi
Chế Linh không giấu nổi sự xúc động khi lần trở lại này của ông vẫn đón nhận được rất nhiều tình cảm của công chúng. Năm ngoái, liveshow tại TP HCM bị hủy khiến ông từng suy sụp về tinh thần. Tuy nhiên, vì muốn trả ơn sự ủng hộ của khán giả quê nhà, ông đã cố gắng xin giấy phép để tổ chức đêm "Nhật ký đời tôi". Ông chia sẻ, nếu có kiếp sau, ông vẫn nguyện làm ca sĩ để trả hết tình nghĩa của người hâm mộ.
Danh ca cảm thấy buồn khi trên báo chí viết rằng, chương trình tối qua là đêm nhạc cuối cùng trước khi ông giã từ ca hát. Ông nói: "Tôi có nghỉ hát thì cũng phải xin phép khán giả của mình chứ không tự nhiên mà nói lời giã từ. Tên tuổi Chế Linh có được ngày hôm nay là do mọi người dựng lên. Bởi vậy, tôi không cho phép mình ngừng ca hát.
Danh ca cảm thấy buồn khi báo chí viết rằng, chương trình tối qua là đêm nhạc cuối cùng trước khi ông giã từ ca hát. Ông nói: "Tôi có nghỉ hát thì cũng phải xin phép khán giả của mình chứ không tự nhiên mà nói lời giã từ. Tên tuổi Chế Linh có được ngày hôm nay là do mọi người dựng lên. Bởi vậy, tôi không cho phép mình ngừng ca hát". Chế Linh hài hước nói, ngày trở lại quê hương, dù hình hài của ông đã già đi đôi chút, nhưng ông vẫn đủ sức khỏe để biểu diễn ở nhiều quốc gia cho đồng bào.   
Tối qua, Chế Linh đã hát liên tục hơn 20 ca khúc gắn bó với sự nghiệp của ông như "Thành phố buồn", "Xin vẫy tay chào", Tình vui mây khói", "Nụ cười chua cay", "Cho vừa lòng em, "Ngày vui qua mau", "Trong cặp mắt đời", "Áo em chưa mặc một lần", "Xin yêu tôi bằng cả tình người"...
Tối qua, Chế Linh đã hát liên tục hơn 20 ca khúc gắn bó với sự nghiệp của ông như: "Thành phố buồn", "Xin vẫy tay chào", Tình vui mây khói", "Nụ cười chua cay", "Cho vừa lòng em, "Ngày vui qua mau", "Trong cặp mắt đời", "Áo em chưa mặc một lần", "Xin yêu tôi bằng cả tình người"... Khi danh ca bước xuống phía khán đài để chào khán giả, không ít người đổ xổ lên để được bắt tay, chụp ảnh với giọng ca họ yêu mến mấy chục năm qua. Lực lượng bảo vệ phải hộ tống Chế Linh trở lại sân khấu.  
Bên cạnh nhân vật chính Chế Linh, đêm nhạc còn có sự tham gia của dàn khách mời, gồm những ca sĩ quen thuộc ở dòng nhạc sến. Sơn Tuyền
Bên cạnh nhân vật chính Chế Linh, đêm nhạc còn có sự tham gia của dàn khách mời gồm những ca sĩ quen thuộc ở dòng nhạc sến, trong đó có Sơn Tuyền với bài hát "Qua cơn mê".
Danh ca Giao Linh vẫn đều đặn chạy show dù tuổi đã cao. Tối qua, bà hát "Nỗi buồn hoa phượng" đong đầy nỗi buồn.
Danh ca Giao Linh vẫn đều đặn chạy show dù tuổi đã cao. Tối qua, bà hát "Nỗi buồn hoa phượng" đong đầy nỗi buồn.
Quang Lê cũng tham gia chương trình với "Đôi mắt người xưa", "Đêm cuối". Anh hài hước khi thừa nhận rằng dạo này mình có tăng cân đôi chút nhưng ngoại hình "mập dễ thương" này không
Quang Lê cũng tham gia chương trình với "Đôi mắt người xưa", "Đêm cuối". Anh hài hước khi thừa nhận rằng dạo này mình có tăng cân đôi chút nhưng anh luôn quan niệm mình "mập dễ thương" chứ không hề xấu.
Nhạc sĩ Đức Huy với hình ảnh quen thuộc khi ôm đàn guitar và hát "Đừng xa em đêm nay".
Nhạc sĩ Đức Huy với hình ảnh quen thuộc khi ôm đàn guitar và hát "Đừng xa em đêm nay".
Ca sĩ Randy chọn "Ai cho tôi tình yêu" để chia sẻ nỗi lòng với khán giả.
Ca sĩ Randy chọn "Ai cho tôi tình yêu" để chia sẻ nỗi lòng với khán giả. 
Dương Ngọc Thái mở màn cho liveshow nhưng không để lại ấn tượng sâu sắc khi hát "Gọi đò". So với những ca sĩ nổi tiếng có mặt trong
Dương Ngọc Thái mở màn cho liveshow nhưng không để lại ấn tượng sâu sắc khi hát "Gọi đò". So với những ca sĩ nổi tiếng tham gia đêm diễn, giọng hát của anh vẫn chưa đủ da diết và ngấm vào lòng người nghe.
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng