Friday, October 12, 2012

Thông tin về Nhạc sĩ TRẦN TRỊNH

.http://music.go.vn/nghe-si/profile-nghe-si-tran-trinh/album-23893.html

Tên thật : Trần Văn Lượng
Ngày sinh : 1939
Quốc gia : Việt Nam
Công ty đại diện :
Website:
Trần Trịnh (1937 ) tên thật là Trần Văn Lượng là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn tại miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau... Tuy ông có số lượng sáng tác khiêm tốn (do phải chia sẻ thời gian với việc nghiên cứu nhạc Jazz) nhưng các bản nhạc của ông đa số đều thành công và tạo được ảnh hưởng lớn trong lòng người nghe. Bên cạnh các sáng tác của riêng mình, ông thường xuyên hợp tác với nhạc sĩ Nhật Ngân với nghệ danh là Trịnh Lâm Ngân.

Tiểu sử
Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng sinh ra tại Thái Lan nhưng lớn lên ở Hà Nội. Ông theo gia đình vào Sài Gòn năm lên 9 tuổi, theo học trường Taberd (nay là THPT Trần Đại Nghĩa). Thưở nhỏ ông rất ngưỡng mộ thày dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ của mình với họ của thày để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh.
Ýtưởng sáng tác đầu tiên của ông (xuất hiện năm 14 tuổi nhưng chỉ viết nhạc và 3 năm sau mới hoàn tất phần lời) là bài “Cung đàn muôn điệu” được nhiều ca sĩ hát, và nhà xuất bản An Phú phát hành.
Sau đó, bài “Cung đàn muôn điệu” còn được sử dụng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với một sáng tác nữa của Trần Trịnh, là bài “Chuyến xe về Nam”.
Năm 1958,sau khi giã từ quân ngũ, nhạc sĩ Trần Trịnh trở lại, theo học hoàn toàn về nhạc với thầy Rémi. Buổi tối, ông đi biểu diễn Piano tại các phòng trà và vũ trường.
Ông cũng tình nguyện tham gia ban Văn Nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung để có dịp ủy lạo binh sĩ. Tại đây, Trần Trịnh gặp nhạc sĩ Nhật Ngân tại ban Văn Nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ đó hai nhạc sĩ này - dưới cái tên ghép lại là Trịnh Lâm Ngân - đã sáng tác nhiều bài hát mang âm hưởng quê hương và đã có nhiều bài trở nên nổi tiếng.
Cũng trong năm này, Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng ban đại hòa tấu và hợp xướng Đống Đa trên đài truyền hình.
Năm 1968, Trần Trịnh được gặp nhà thơ Hà Huyền Chi. Bà Hà Huyền Chi đã nhận viết lời cho một nhạc phẩm của Trần Trịnh: “Lệ đá”. Bài hát tức khắc được mọi người yêu thích, và có số bản nhạc in phá kỷ lục. Đến năm 1971 thì đạo diễn Võ Doãn Châu lấy tên “Lệ đá” đặt cho cuốn phim ông thực hiện, trong đó nhạc nền là bài “Lệ đá” do Khánh Ly hát.
Người vợ đầu của ông là ca sĩ Mai Lệ Huyền. Năm 1994 ông bị thương nặng ở đầu gối, do tai nạn xe cộ.
Tháng 10 năm 1995, do sự bảo lãnh của chị, ông cùng với người vợ sau và 2 con qua Hoa Kỳ.
Đầu năm 1996, Trần Trịnh dời xuống Quận Cam để có nhiều cơ hội cho hoạt động âm nhạc. Ông được trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 66 giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của ông, Nhật Ngân và Ngô Thụy Miên.
Đến nay, Trần Trịnh chỉ tham gia “The Stars band” là ban nhạc do Bác sĩ Phạm Gia Cổn thành lập và làm trưởng ban, trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng.

Tác phẩm
Xuân Này Con Không Về
Lệ Đá
Lính Xa Nhà
Mùa Phượng Tím
Mùa Xuân Của Mẹ
Ngày Xuân Tái Ngộ
Người Tình Và Quê Hương
Qua Cơn Mê
Rộn Ràng Niềm Vui
Hai Trái Tim Vàng
Hai Sắc Hoa Tigôn
Em Vẫn Hoài Yêu Anh
Một lần dang dở
Hạnh Phúc Nơi Nào
Hát Cho Mai Sau
Yêu Một Mình
Trái Sầu Đầy
Tiếng Hát Nửa Vời
Thư Xuân Trên Rừng Cao
Trời Huế Vào Thu Chưa Em
Bao Giờ Ta Gặp Lại Ta
Chiều Qua Phà Hậu Giang
Độc Huyền
Tiếng Đàn
Chiếc lá cuối cùng


http://cafevannghe.wordpress.com/2012/10/12/ns-tran-trinh-qua-doi/



Nhạc sĩ Trần Trịnh - Tác giả ‘Lệ Ðá’ qua đời, thọ 76 tuổi

.





 Nhạc sĩ Trần Trịnh
IRVINE (NV) - Nhạc sĩ Trần Trịnh, tác giả bản nhạc nổi tiếng “Lệ Ðá,” qua đời lúc 5:25 phút chiều ngày 10 Tháng Mười, 2012, tại bệnh viện UCI, California, thọ 76 tuổi.

Các ca, nhạc sĩ gần gũi với nhạc sĩ Trần Trịnh, đến thăm ông vào những giờ phút cuối cùng, xác nhận tin này.

“Tôi vào thăm nhạc sĩ Trần Trịnh tối Chủ Nhật, lúc đó tôi hỏi ông, nếu ông nhận ra tôi là ai thì xin gật đầu. Nhạc sĩ Trần Trịnh nhẹ gật đầu, tôi biết ông nhận ra tôi.” Ca sĩ Phương Hồng Quế nói với Người Việt.

Ca sĩ Phương Hồng Quế cho biết, cũng trong ngày Chủ Nhật, nghệ sĩ Trần Quốc Bảo đưa ca sĩ Mai Lệ Huyền vào thăm nhạc sĩ Trần Trịnh. “Chúng tôi vào thăm khi nhạc sĩ Trần Trịnh đang ngủ. Chúng tôi hỏi thăm người con trai lớn của ông, rồi dự định nhẹ nhàng ra về để ông nghỉ ngơi. Nhưng ngay lúc chúng tôi vừa bước ra cửa thì ông tỉnh dậy. Thấy chúng tôi, ông vội chồm dậy, như muốn đứng thẳng lên để chào đón chúng tôi.”

Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật Trần Văn Lượng, sinh năm 1937. Ông là tác giả của rất nhiều ca khúc nổi tiếng, như Lệ Ðá (phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Hà Huyền Chi), Tiếng Hát Nửa Vời...

Ngoài ra, Trần Trịnh còn có nhiều sáng tác chung với Nhật Ngân, qua bút hiệu chung là Trịnh Lâm Ngân, với các tác phẩm tiêu biểu như Biệt Khúc, Cung Ðàn Muôn Ðiệu, Chuyện Hai Con Sâu Và Chiếc Lá Chết, Biệt Khúc, Câu Chuyện Trong Tuồng... (Ð.T.)

(Từ Người Việt)
 
 
Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng sinh ra tại Thái Lan nhưng lớn lên ở Hà Nội. Ông theo gia đình vào Sài Gòn năm lên 9 tuổi, theo học Trường Trung học Lasan Taberd (nay là THPT Trần Đại Nghĩa). Thưở nhỏ ông rất ngưỡng mộ thày dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ của mình với họ của thày để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh.

Ý tưởng sáng tác đầu tiên của ông (xuất hiện năm 14 tuổi nhưng chỉ viết nhạc và 3 năm sau mới hoàn tất phần lời) là bài “Cung đàn muôn điệu” được nhiều ca sĩ hát, và nhà xuất bản An Phú phát hành. Sau đó, bài “Cung đàn muôn điệu” còn được sử dụng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với một sáng tác nữa của Trần Trịnh, là bài “Chuyến xe về Nam”.

Năm 1958, sau khi giã từ quân ngũ, nhạc sĩ Trần Trịnh trở lại, theo học hoàn toàn về nhạc với thầy Rémi. Buổi tối, ông đi biểu diễn piano tại các phòng tràvũ trường. Ông cũng tình nguyện tham gia ban Văn Nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung để có dịp ủy lạo binh sĩ. Tại đây, Trần Trịnh gặp nhạc sĩ Nhật Ngân tại ban Văn nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ đó hai nhạc sĩ này - dưới cái tên ghép lại là Trịnh Lâm Ngân - đã sáng tác nhiều bài hát mang âm hưởng quê hương và đã có nhiều bài trở nên nổi tiếng. Cũng trong năm này, Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng ban đại hòa tấu và hợp xướng Đống Đa trên đài truyền hình THVN.

Năm 1968, Trần Trịnh được gặp nhà thơ Hà Huyền Chi. Hà Huyền Chi đã nhận viết lời cho một nhạc phẩm của Trần Trịnh: “Lệ đá”. Bài hát tức khắc được mọi người yêu thích, và có số bản nhạc in phá kỷ lục. Đến năm 1971 thì đạo diễn Võ Doãn Châu lấy tên “Lệ đá” đặt cho cuốn phim ông thực hiện, trong đó nhạc nền là bài “Lệ đá” do Khánh Ly hát.

Người vợ đầu của ông là ca sĩ Mai Lệ Huyền.
Năm 1994 ông bị thương nặng ở đầu gối, do tai nạn xe cộ.

Tháng 10 năm 1995, do sự bảo lãnh của chị, ông cùng với người vợ sau và 2 con qua Hoa Kỳ. Đầu năm 1996, Trần Trịnh dời xuống Quận Cam để có nhiều cơ hội cho hoạt động âm nhạc. Ông được trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 66 giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của ông, Nhật NgânNgô Thụy Miên.

Về sau, Trần Trịnh chỉ tham gia “The Stars band” là ban nhạc do Bác sĩ Phạm Gia Cổn thành lập và làm trưởng ban, trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng.

Trần Trịnh qua đời tại California.
 

Thursday, September 20, 2012

Nhật Trường Trần Thiện Thanh: Anh Vẫn Sống …

http://baovecovang.wordpress.com/2012/06/21/nhat-truong-tran-thien-thanh-anh-van-song-nguyen-quang-duy/



Nhật Trường Trần Thiện Thanh: Anh Vẫn Sống …
Nguyễn Quang Duy

Lên năm tuổi tôi được thấy những cánh dù thả sát cạnh nhà, được nghe những tiếng súng tấn công vào mật khu cộng sản và được gia đình thu xếp để về Sài Gòn sinh sống.
Chiến tranh lại đến với Sài Gòn, những cộng quân chỉ hơn tôi ít tuổi lạc lõng trong cuộc tháo chạy hay nằm phơi xác trên đường phố trong trận Mậu Thân. 

Rồi hình ảnh chiến tranh trên truyền hình trên báo chí, những cuộc pháo kích vào Sài Gòn, những vụ đặt bom khủng bố và những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận mỗi ngày một nhiều hơn. Không chọn lựa chiến tranh nhưng chiến tranh đã đến và mỗi ngày một trở nên khốc liệt hơn. 

Sống trong khu lao động chúng tôi thường gắn bó với nhau, khi người lính trận trở vềdù sống hay chết cũng là cơ hội để thế hệ chúng tôi gắn bó với nhau hơn. Vềthăm nhà các anh kể cho chúng tôi nghe chuyện chiến trường rồi hát cho chúng tôi nghe những bài ca yêu thích. Nếu các anh về trong hòm gỗ trong chiếc poncho chúng tôi lại có những đêm không ngủ quay quần bên các anh ca hát như sửa sọan cho chính mình sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến. 

Những đứa bạn tôi Mai, rồi Quân lấy khai sinh của người khác để đầu quân gia nhập quân đội. Sau 1975 tôi chưa thấy ai nhắc đến những thanh niên miền Nam như Mai như Quân đã tình nguyện gia nhập quân đội mặc dầu chưa đến tuổi thi hành quân dịch. 

Vẫn biết đi vào cuộc chiến là đi vào cõi chết chúng tôi vẫn nóng lòng sửa sọan. Tại sao lại ước mơ và sửa sọan bước vào chiến tranh thay vì nghe lời người lớn du học: Tôi yêu được làm người lính. Khi còn nhỏ mỗi lần nghêu ngao hát bài: “Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis …” là mỗi lần được gia đình khuyên nhủ ráng học để giúp nước giúp nhà. 

Tôi yêu đời lính nên cũng yêu nhạc lính và tôi yêu nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Rừng Lá Thấp là bài tôi yêu thích nhất. Bài được viết tặng cho Đại Úy Vũ Mạnh Hùng tử trận trên cầu Thị Nghè trong trận chiến Mậu

Thân. Lạ một điều bản nhạc về một người thật đã hy sinh nhưng vẫn đi vào lòng người và vẫn lôi cuốn nhiều người “lên đường vui chinh chiến dài lâu.” 

Trong CD Anh Không Chết Đâu Anh Nam Lộc và Việt Dzũng nêu lên một đặc thù của nhạc Trần Thiện Thanh là thường nhắc đến màu xanh. Trong bài Rừng Lá Thấp chưa đến 200 chữ đã có đến 5 chữ để diễn tả màu xanh: “Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi … Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh …Rừng lá xanh xanh lối mòn chẩy quanh…” Màu xanh chính là mầu hy vọng, màu của sự sống, màu của tương lai, chính những dòng nhạc xanh xanh của Trần Thiện Thanh đã giúp hàng hàng lớp lớp lên đường “đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên …”. 

Rừng Lá Thấp không phải là bài duy nhất Vinh Danh Người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trần Thiện Thanh còn viết bài Người ở lại Charlie để tạ từ Đại tá Nguyễn Ðình Bảo tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 Dù đã anh dũng hy sinh trên đồi Charlie Tân Cảnh Komtum. “Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie. Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí… Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão. Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo…” 

Trần Thiện Thanh, cùng người em trai Trần Thiện Thành tòan sáng tác ca khúc Bắc Đẩu * để vinh danh một bạn thân vừa nằm xuống “Người bỗng trở thành vì sao Bắc Đẩu, …” Thần chết không phải chỉ đến với người sống, thân xác anh vì Sao Bắc Đẩu ba lần bị đạn thù bắn nát. “Người tên Bắc Đẩu chết trận La Vang, liệm xác ba lần Ngọc Bích cũng tan…” Bắc Đẩu Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn ngọc Bích là một bằng chứng tàn khốc của Chiến tranh.

Vở nhạc kịch Trên Đỉnh Mùa Đông và bản nhạc Anh không chết đâu Anh * được sáng tác để ca ngợi tinh thần bất khuất của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Đại úy Pháo Binh Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương. “Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương”đã tự kết liễu đời mình khi tiền đồn bị cộng quân chiếm đóng. Từ Hạ Lào Anh trở về quê nhà và “Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính…” 

Khi cuộc chiến kết thúc, 30-4-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai,Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và hằng ngàn chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tuẩn tiết để “vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính…Họ đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân và sống mãi trong lòng dân tộc. Nếu bạn từ phương xa ghé thăm Melbourne, Victoria, xin ghé Đền Thờ Quốc Tổ thắp một nén nhang cầu nguyện cho vong linh của những người đã hy sinh để chúng ta được sống. 

Tháng 9-2012 tới đây tại Úc Châu sẽ có một Lễ Hội Âm Nhạc: Nhật Trường Trần Thiện Thanh – Anh Không Chết Đâu Anh, với sự góp mặt của hầu hết Ca Nhạc Sĩ và MCs hàng đầu Trung Tâm Asia Entertainment do VietStars Entertainment đứng ra tổ chức. Riêng tại Melbourne, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã đồng thuận phối hợp với VietStars Entertainment để tổ chức Lễ Hội Âm Nhạc này.


Tất cả tiền lời của hai ngày Lễ Hội Âm Nhạc ở Melbourne, Thứ Bảy, ngày 8 và ChủNhật, ngày 9 Tháng 9, 2012, sau khi trừ các chi phí tổ chức, sẽ được Ban Tổ Chức xung vào quỹ để trùng tu và bảo trì Đền Thờ Quốc Tổ để hậu sinh luôn có cơhội phụng thờ Quốc Tổ, anh hùng liệt nữ dân tộc, và những người chiến sĩ đã bảo vệ miền Nam tự do. 

Trần Thiện Thanh viết bài Biển Mặn * nói lên tâm sự chính mình và tâm sự của những người con yêu của đất nước một đất nước luôn bị đe dọa của Bắc Phương:
Cao ngất Trường Sơn, Ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn, Tìm về biển Đông, Tình yêu thành sóng Thái Bình Dương, Rồi từng đêm sương, Sóng vỗ về ru giấc quê hương, Nhưng quê hương chưa ngủ, Khi bom đạn tơi bời, Còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương.
Tôi thức từng đêm thơ ấu, Mà nghe muối pha trong lòng Mẹ là mẹ Trùng Dương, Gào than từ bãi trước ghềnh sau, Tuổi trời qua mau,
Gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi, Nên năm hăm mốt tuổi, Tôi đi vào quân đội mà lòng thì chưa hề yêu ai.
Tôi đến lại đi, Xa vắng đời tôi chiến chinh lâu dài, Miệt mài đời trai, Vượt truông dài che khuất biển xanh, Đẹp tựa trong tranh, Gót bùn lầy cho lúa thêm xanh, Trong bao lần quân hành, Tôi qua vùng khô cặn, Mồ hôi thành biển mặn trên môi.”
 
Lời nhạc Trần Thiện Thanh luôn tràn đầy tính nhân bản kiên cường chiến đấu nhưng tuyệt đối không reo rắc hận thù. Vì thế nhạc của anh sống mãi trong lòng những người Việt thương yêu đất nước và luôn sẵn sàng “đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên …”. 

Tôi viết bài này nhân sinh nhật lần thứ 70 của Nhật Trường Trần Thiện Thanh, 12-6-2012, để nhớ mãi Trần Thiện Thanh “…Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính …” 

Tôi viết bài này nhân Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6 để nói lên lời tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa những người “… vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính …”

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi 



Tuesday, September 18, 2012

THANH THÚY “TIẾNG HÁT LIÊU TRAI”

http://cafevannghe.wordpress.com/danh-ca-thanh-thuy/


ngày xưa và bây giờ

- Bài NGUYỄN VIỆT
Bài viết sau đây được tổng hợp từ nhiều người viết đã gửi về cho chúng tôi để thành một liên kết; về Thanh Thúy một nữ danh ca nổi tiếng từ thập niên 1960 cho đến nay. Bài viết như đúc kết cuộc đời và sự nghiệp của người nữ danh ca từng được mệnh danh là “Tiếng hát khói sương” hay “Tiếng hát liêu trai” đó.

Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh 2/12/1943 tại cố đô Huế, trong một gia đình gồm 5 chị em. Trong số các chị em chỉ có Thanh Châu còn theo đuổi nghiệp ca hát như người chị ruột của mình (Thanh Châu bắt đầu tập sự đi hát từ các Giải Kim Khánh do nhật báo Trắng Đen tổ chức và tại phòng trà International Quốc Tế của Ngọc Chánh và Thanh Thúy, khi ra hải ngoại mới chính thức bước vào sự nghiệp ca hát).

Nói về Thanh Thúy, khi vào tuổi trăng tròn đã xuất hiện đầu tiên tại phòng trà Đức Quỳnh (nằm bên cạnh rạp Việt Long, vào cuối năm 1974 được xây dựng lại lấy tên Văn Hoa Sài Gòn, còn bây giờ tên rạp là Thăng Long) vào cuối năm 1959, cùng Minh Hiếu lúc đó. Nhưng thật sự Thanh Thúy đã yêu thích nghề ca hát từ năm 16 tuổi, đã đi hát nhiều nơi, nhưng khi hát ở phòng trà Đức Quỳnh mới tỏa sáng, được mọi người biết đến qua báo chí thời đó thường viết bài ca tụng.

Giọng ca Thanh Thúy trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở cùng với dáng dấp mảnh mai, yểu điệu thục nữ, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài thuần túy của người phụ nữ Việt, mặc dù nhiều nữ ca sĩ trong thời kỳ này khi đi hát cũng đều mặc áo dài, nhưng với Thanh Thúy lại mang một sắc thái… liêu trai đặc biệt khó quên.

 

Ngoài hàng đêm hát tại phòng trà Đức Quỳnh rồi Anh Vũ, trong thời gian này Thanh Thúy còn xuất hiện trước công chúng trên các Đại Nhạc Hội, các chương trình phụ diễn Ca Nhạc Kịch của các rạp chiếu bóng cùng với các ca sĩ như Bạch Yến, Kim Tước, Châu Hà, Hà Thanh, Thúy Nga (vợ Hoàng Thi Thơ sau này), Minh Hiếu, Phương Dung… , đồng thời tiếng hát còn vang vọng trên các làn sóng phát thanh, đĩa nhạc từ cuối thập niên 50; qua những nhạc phẩm như Nửa Đêm Ngoài Phố, Kiếp Nghèo, Người Em Sầu Mộng, Ngăn Cách, Tàu Đêm Năm Cũ, Giọt Mưa Thu, Tiếng Còi Trong Sương Đêm… nhưng Thanh Thúy nổi tiếng qua những nhạc phẩm của nhạc sĩ Trúc Phương và Y Vân.

Thanh Thúy đã tạo dựng tiếng hát truyền cảm đặc biệt của mình đi vào lòng khán thính giả khắp nơi, từ những năm 1960 như ánh sao lấp lánh trong khung trời âm nhạc. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Thanh Thúy đã bước lên đài danh vọng của thế giới đèn màu để đạt được ước mơ của mình và có điều kiện trang trải cho cuộc sống gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn, thân mẫu đang lâm trọng bệnh. Nhưng niềm ước mong của người con hiếu thảo không được toại nguyện trước định mệnh cay nghiệt. Tháng 6 năm 1960 khi thân mẫu qua đời, Thanh Thúy phải thay người quá cố để chăm sóc hai cô em gái là Thanh Mỹ và Thanh Châu. Và hai người em vẫn nương theo thời gian gần gũi với Thanh Thúy, qua bao năm sống từ trong nước cho đến khi ra hải ngoại chị em vẫn cùng ở bên nhau.

Người ta nói có lẽ Thanh Thúy mang tâm trạng đau buồn vì thương nhớ mẹ, mà tiếng hát càng u sầu, não nùng, bi cảm, trong âm điệu mượt mà, ngọt ngào, du dương… khiến mọi người xúc động, tái tê từ phong cách trình diễn cho đến lời ca trầm mặc, thiết tha tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho ngôi sao bồng bềnh giữa khói sương.

Năm 1962 Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa Hậu Nghệ Sĩ. Đồng thời trong ba năm liền (1972-1974) theo cuộc trưng cầu ý kiến đọc giả của nhật báo Trắng Đen, Thanh Thúy được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất. Và còn nhận được rất nhiều mỹ từ do giới văn nghệ sĩ và báo chí phong tặng như Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng Hát Khói Sương, Tiếng Hát Lúc Không Giờ, Tiếng Sầu Ru Khuya, Tiếng Hát Lên Trời, Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm v.v…

Rồi giữa thập niên 1960 có một thời gian Thanh Thúy vắng bóng không đi hát, bởi trong thời gian này Thanh Thúy đã lên xe hoa cùng Trung tá Ôn Văn Tài (thuộc binh chủng phòng không Không Quân và sinh ra một cậu con trai), khiến người mộ điệu “Tiếng hát liêu trai” đâm ra nhung nhớ.

Đã có một mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng Thanh Thúy không thể bỏ nghiệp cầm ca quên đi sự lưu luyến của mọi người, cho nên Thanh Thúy đã đi hát trở lại tại phòng trà khiêu vũ trường Queen Bee bấy giờ đang do Khánh Ly khai thác. Rồi khi Khánh Ly ra lập phòng trà riêng, Thanh Thúy cùng nhạc sĩ Ngọc Chánh chính thức đứng ra khai thác nơi đây thêm một vài năm mới trở thành chủ nhân phòng trà khiêu vũ trường International Quốc Tế.

 

Từ khi “tái xuất giang hồ” Thanh Thúy hoạt động văn nghệ rất hăng say, làm chủ phòng trà, ra băng nhạc và đóng phim (không nhiều, chỉ vài ba phim với hãng phim của Kim Cương).
Còn khi qua Mỹ vào cuối những ngày tháng 4/1975 cho đến nay, Thanh Thúy đã được mời đi trình diễn gần như khắp các tiểu bang bên Hoa Kỳ và cũng đã đặt chân đến nhiều quốc gia như Canada, Úc, nhiều nước ở Âu Châu, xuất hiện trên nhiều nhãn hiệu băng nhạc Video, CD, đồng thời còn điều hành một trung tâm sản xuất băng nhạc của riêng mình. Đối tượng khán thính giả của Thanh Thúy phần đông là những người đứng tuổi, những người từng mến mộ giọng ca liêu trai này từ khi còn ở trong nước, và trải qua bao nhiêu biến đổi nhưng vẫn trung thành với tiếng hát đã gợi lại tâm hồn họ biết bao nhiêu kỷ niệm.
Trong một bài viết của Hoàng Bích Yên :

- Trong kiếp cầm ca, tiếng hát Thanh Thúy được nhiều cây bút tên tuổi xuất thủ với ngôn từ độc đáo, tuyệt vời được dàn trải ra, bồng bềnh theo hình bóng qua bốn thập niên của hậu bán thế kỷ 20, tiếng hát đó đã gói trọn tình khúc vượt thời gian và không gian, đi vào ký ức, đi vào chiều dài lịch sử trong làng ca nhạc Việt Nam.

Tiếng Hát Qua Ngọn Bút

Thanh Thúy qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn của nhiều nhạc sĩ tài danh được mô tả bằng tiếng hát lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương.
Nguyên Sa viết: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành…

Nguyên Sa lấy tựa đề “Từ Em Tiếng Hát Lên Trời” trong bốn câu thơ lục bát rất tuyệt của Hoàng Trúc Ly tỏ bày trong niềm giao cảm về Thanh Thúy:

 

“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”.

Khi xuất hiện dưới ánh đèn màu, trên sân khấu, tiếng hát Thanh Thúy hòa nhập vào cung đàn, chan hòa với âm thanh đã bay bổng, vươn cao trên đỉnh non cao.

Đầu thập niên 60, ngọn bút của cây bút đầu đàn nhóm Sáng Tạo & Kịch Ảnh, Mai Thảo đã gọi Thanh Thúy là “Tiếng Hát Lúc Không Giờ”. Và Mai Thảo, trong giới văn hữu gán cho danh xưng là ông hoàng của vũ trường, như bị mê hoặc bởi âm điệu, như bị cuốn hút trong mơ hồ, lãng đãng của cung bậc và bóng dáng, trong men rượu, trong ánh đèn mờ ảo, tay kiếm lão luyện trong văn giới đã phóng với đường gươm : “Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong giòng sông sương mù… chậm và khuya… công phu… kỳ lạ !”. Với tiếng hát đó, Mai Thảo còn gọi thêm “Tiếng Hát Khói Sương” qua bài viết của Lâm Tường Dũ, hình như thông dụng nhất. Sau nầy có ca khúc Tiếng Hát Khói Sương của Đắc Đăng, Thanh Thúy đã hình thành CD mang tựa đề với ca khúc đó.

Ở hải ngoại, vào cuối thập niên 90, tác phẩm “Chân Dung Những Tiếng Hát” của Hồ Trường An, bằng cái nhìn cá nhân của nhà văn, không viết dưới dạng “order” đầy dẫy hình dung từ sáo ngữ. Nhiều chân dung bị đẽo, gọt, nhận xét khắt khe qua ngọn bút; Nhưng Hồ Trường An đã viết về Thanh Thúy “Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm” : “Cô là một nhà ảo thuật âm thanh. Cô giỡn vọt âm thanh, bẻ vặn tiết điệu, bỏ đứt nền nếp chân truyền trong lối hát. Chính ở cách phá thể, ở những quái chiêu táo bạo đó cô thành công rực rỡ”.

Cuộc Đời & Nghệ Thuật

Họa sĩ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ với bốn câu thơ :

 

 “Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương”.

Cũng như Lệ Thanh, Hà Thanh… Thanh Thúy sinh trưởng ở sông Hương núi Ngự, lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Thanh Thúy ở phía sau chùa Kỳ Viên Tự, đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Gia đình rất mộ đạo Phật, từ nhỏ, Thanh Thúy thường theo bà ngoại và mẹ đến làm công quả ở chùa. Quy y với pháp danh Sumana, được sự dạy dỗ của Thượng tọa Thích Hộ Giác và Tăng thống Tố Thắng. Vì vậy khi mới tuổi thanh xuân, bước chân vào nghề ca hát, thân mẫu Thanh Thúy rất lo sự cám dỗ ánh đèn sân khấu nên lúc nào cũng tựa cửa chờ con mỗi khi đi trình diễn. Và Thanh Thúy vào nghề ca hát vì yêu thích lẫn kế sinh nhai để giúp đỡ gia đình.

Đầu thập niên 60 Thanh Thúy nổi danh, tên tuổi Thanh Thúy rất ăn khách vì vậy Nguyễn Long đưa hình ảnh đó vào điện ảnh. Nguyễn Long viết và thực hiện cuốn phim “Thúy Đã Đi Rồi” vào tháng 11 năm 1961. Ca khúc Thúy Đã Đi Rồi (nhạc Y Vân lời Nguyễn Long) làm tựa đề trong phim, nữ ca sĩ Minh Hiếu vào vai Thanh Thúy trong phim, làm nổi bật hình ảnh yêu kiều chân dung người nữ ca sĩ xứ Huế. Ngoài phim còn đi vào kịch nghệ, các vở thoại kịch được trình diễn trên sân khấu, truyền hình được các nghệ sĩ Xuân Dung, Kim Cương, Bích Thủy đóng vai Thanh Thúy. Hình ảnh đó làm mê hoặc bao kẻ tình si, và chân dung Người Em sầu Mộng trong thơ Lưu Trọng Lư đã mang đến cho bao trái tim đa cảm, lãng mạn.

Trong đó, có chàng nhạc sĩ vừa tròn tam thập, người Trà Vinh, dong dỏng cao, tóc phủ dài trông rất lãng tử, cũng là hoàng tử trữ tình của thể điệu Boléro, Rumba qua nhiều ca khúc được ái mộ. Từ tỉnh lên thủ đô, chàng sống phiêu bạt ở Sài Gòn, dang dở mối tình với cô học trò con nhà giàu có. Hình ảnh Thanh Thúy dẫm lên trái tim Trúc Phương, là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đam mê sáng tác. Và ngược lại, Thanh Thúy nổi danh, được yêu thích nhiều qua nhiều ca khúc của Trúc Phương. (Sau ba thập niên, tháng ngày thoi thóp với căn bệnh ngặt nghèo, trong căn phòng thuê tồi tàn, nhỏ hẹp ở ngõ hẻm quận 11, Sài Gòn, nhạc sĩ Trúc Phương lìa bỏ cõi trần ngày 18 tháng 9 năm 1995, để lại cho đời 65 ca khúc và một số tác phẩm khác chưa được phổ biến).

 

Trong những ca khúc đầu đời của trái tim đau khổ, duyên nợ bẽ bàng, tình yêu đơn phương tan theo mây khói nhưng hào quang lại về trên đỉnh mây trời giữa kẻ viết dòng nhạc, lời ca và người nâng niu tiếng hát. Đâu đây vẫn vang vọng với tuyệt phẩm Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm Cũ, Hình Bóng Cũ… mang mang thiên cổ lụy, xót thương, nghe để tiếc thương cho chuyện tình cay đắng… tiếng hát Thanh Thúy chơi vơi, bồng bềnh trên đỉnh cao, trái tim nhạc sĩ rướm máu, chôn vùi bên vực thẳm.
Sau khi mãn tang cho thân mẫu, Thanh Thúy lập gia đình vào năm 1964, người chồng cũng là tài tử chính trong phim Bão Tình (do Lưu Bạch Đàn sản xuất và đạo diễn). Chàng sĩ quan Ôn Văn Tài sau nầy mang cấp bậc đại tá trong binh chủng Không Quân. Gia đình được định cư tại Hoa Kỳ trong năm 1975. Vào cuối thập niên 90, đôi tình nhân thuở nào được trở thành ông bà nội.

Với Trúc Phương, duyên nợ không trọn nhưng mối giao cảm trong âm nhạc vẫn cón cao đẹp, giữ mãi cho nhau. Bên bờ Thái Bình Dương, Thanh Thúy vẫn tiếp tục gởi đến tha nhân nhiều ca khúc của Trúc Phương, tương trợ tác giả nơi quê nhà sống bất hạnh. Được tin Trúc Phương vĩnh biệt nhân gian, bên trời Cali, bên người thân trong gia đình, Thanh Thúy viết :
- “Anh Trúc Phương, một ngôi sao sáng của vòm trời âm nhạc Việt Nam vừa vụt tắt. Tin anh qua đời đến với tôi quá đột ngột. Tôi đã bàng hoàng xúc động với sự mất mát lớn lao nầy. Anh và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi gắn liền nhau : nhạc Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thúy…
“Đường đời đã chia đôi chúng tôi ra hai ngã, hai hướng đi. Tôi đã giã từ sân khấu, giã từ lời ca tiếng nhạc, theo chồng đi đến những phương trời xa. Còn anh vào quân ngũ và tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẩm đều nói về cuộc đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương…

“Rồi lại thêm một lần cuộc đời lại chia đôi chúng tôi đôi ngã : Anh kẹt lại quê nhà, tôi sống đời lưu vong…” (TGNS, tháng 2-1996).
Trúc Phương đã yên nghỉ ở nghĩa trang Lái Thiêu, để lại người vợ bệnh hoạn và sáu con. Trong ca khúc “Mắt Chân Dung Để Lại”, dòng nhạc cuối đời của Trúc Phương vẫn còn tơ vương bóng hình Thanh Thúy : “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời”.

Bên cạnh Trúc Phương, ngoài văn nhân đa tình, từ đất thần kinh, chàng thư sinh gầy gò, lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50, bắt gặp bóng dáng đồng hương Thanh Thúy, trái tim chàng say đắm. Và cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm, đem cung đàn dẫn nhập vào mối tình si. Ca khúc đầu tay “Ướt Mi” của Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thúy như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”. và ca khúc “Thương Một Người” qua hình ảnh “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai… Thương một người và mái tóc buông lơi…” Nhưng tình yêu đơn phương của chàng nhạc sĩ mới bước chân vào làng ca nhạc chỉ còn lại bóng mờ trước tiếng hát thành danh. Thanh Thúy hát bài “Ướt Mi” qua tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 rất tuyệt. Thời gian sau, Trịnh Công Sơn chạy theo tiếng hát khác ở Đà Lạt (tiếng hát Khánh Ly).

 

Với nhiều ca khúc nói lên nỗi niềm cay đắng, nghiệt ngã, u hoài, tâm trạng thương cảm, ai oán, bẽ bàng, ngang trái trong cuộc đời và cuộc tình được dàn trải qua tiếng hát Thanh Thúy như sự an bày, kết hợp, tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Từ nhạc phẩm tiền chiến như Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Tan Tác của Tu Mi, Chuyển Bến của Đoàn Chuẩn, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Nhắn Gió Chiều của Nguyễn Thiện Tơ, Tiếng Còi Trong Sương Đêm của Lê Trực, Tiếng Đàn Tôi và Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy… đến Ngăn Cách, Người Em Sầu Mộng của Y Vân, Lạnh Lùng của Đinh Việt Lang sang Kiếp Cầm Ca của Huỳnh Anh, Tiếng Ve Sầu của Lam Phương đến Mộng Chiều của Khánh Băng, Nhạt Nắng của Xuân Lôi, Đường Nào Lên Thiên Thai cửa Hoàng Nguyên… và nhiều ca khúc của Trúc Phương phù hợp với tiếng hát Thanh Thúy đã gắn liền giọng ca và dòng nhạc trong giới thưởng ngoạn.

Bước sang lãnh vực kinh doanh, Thanh Thúy và nhạc sĩ Ngọc Chánh – con chim đầu đàn của Shotguns – mở phòng trà khiêu vũ trường International Quốc Tế, mở nhãn hiệu băng nhạc Thanh Thúy, được hai năm thì qua Mỹ theo làn sóng di tản vào tháng 4/1975.

Cuộc sống lưu vong xứ người không còn môi trường thuận lợi tưởng chừng tiếng hát khói sương bị nhạt nhòa theo sương khói nhưng rồi sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt tha hương được hồi sinh. Thanh Thúy trở lại với với kiếp tầm nhả tơ.

Tháng 6 năm 1976, Thanh Thúy cho phát hành cassette đầu tiên “Sài Gòn Ơi ! Vĩnh Biệt” được đồng hương nhiệt tình đón nhận. Theo thời gian, Trung Tâm băng nhạc Thanh Thúy được hình thành, thực hiện được ba cuốn Video : Thúy, Chuyện Tình buồn và Ngày Về Quê Cũ. Bước vào thế kỷ 21, hai mươi lăm năm sau năm 1975, khoảng ba mươi CD của Thanh Thúy được thực hiện, trong đó có những CD về tôn giáo như Mẹ Hiền và Phật Ca I, II, III… Là Phật tử thuần thành, Thanh Thúy đã hướng tâm làm công quả trong chương trình phát thanh Tiếng Nói Hương Sen của Phật Giáo. Vào cuối thập niên 90 Thanh Thúy cùng người em gái thực hiện công tác từ thiện ở Á Châu để giúp vui và ủy lạo bà con đồng hương đang bị kẹt ở trại tị nạn.
Khi người nghệ sĩ được thành danh thì cũng là đối tượng cho báo giới khai thác để đáp ứng thị hiếu của độc giả.

Hồ Trường An viết : “Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân… Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thúy và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà cô không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí”.

Nhìn lại cuộc đời nghệ sĩ, Thanh Thúy được ái mộ từ nghệ thuật đến nhân cách. Nghệ thuật xử thế của Thanh Thúy tự nhiên và lịch sự không có vẻ đóng kịch, không đẩy đưa vì vậy khi tiếp xúc với Thanh Thúy, thiện cảm, chân tình và thoải mái để trao đổi với nhau. Trung tâm Thanh Thúy vẫn đều đặn hình thành nhiều băng nhạc qua hàng trăm ca khúc với giới tiêu thụ thân quen, dĩ nhiên, tiếng hát của Thanh Thúy ngày nay phù hợp cho giới thưởng ngoạn đã đứng tuổi trải qua một thời cảm mến khi còn ở quê nhà.

Trước kia, trong một lần đọc bài viết của Thanh Mỹ, Thanh Châu về người chị biểu tượng như hình ảnh người mẹ hiền đã kề cận bên nhau qua bao thập niên trong nghệ thuật và cuộc sống, tôi cảm mến hình ảnh đó,  gọi điện báo tin cho bài viết, Thanh Thúy hỏi thăm cần hỏi điều gì không, tôi trả lời đã thưởng thức nhiều bài hát và đọc qua những bài viết về Thanh Thúy rồi cũng đủ tạo dựng cho hình ảnh tiếng hát thành danh từ quê nhà và hải ngoại. 

(Hoàng Bích Yên)

Sunday, August 19, 2012

NHẠC SĨ LỮ LIÊN & BAN AVT

http://cafevannghe.wordpress.com/





Không cần phải giới thiệu dài dòng, chắc chắn mọi người đều biết AVT là tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất châm biếm và hài hước, nhiều khi xen lẫn với một sự mỉa mai của nó.

AVT đã trở thành một tên tuổi thật gần gũi với mọi người bằng những nhạc phẩm lột tả được hết mọi khía cạnh của cuộc sống hằng ngàytrong nhiều hoàn cảnh khác biệt của xã hội. Những lời ca dí dỏm trong những nhạc phẩm do AVT trình bầy đã mang lại niềm vui cho mọi người từ suốt gần 50 năm qua đã đóng góp khá nhiều vào kho tàng văn hóa dân gian cũng như đã trở thành một lọai văn chương truyền khẩu rất phổ thông.


Nhắc đến AVT, chắc chắn phải nhắc đến người được coi là linh hồn của ban tam ca này là nhạc sĩ lão thành Lữ Liên, vào năm 2008 này đã được 91 tuổi. Ông hiện cư ngụ tại Orange County trong một căn mobile home mà người viết đã có dịp tiếp xúc gần đây. Ngoài ra, trước đó thỉnh thoảng tôi vẫn có dịp gặp gỡ ông trong những dịp thu ông hình video cho trung tâm Asia cách đây khoảng 10 năm để nghe ông kể về nguồn gốc và sự hình thành của ban tam ca AVT.

Không những thế cách đây 15 năm, ông đã tự tay soạn một bài viết về nội dung nói trên cho tôi làm tài liệu. Căn cứ vào những dữ kiện có được cũng như một số chi tiết góp nhặt được qua những lần gặp gỡ nhạc sĩ Lữ Liên, bài viết này mong sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều xác thực về lịch sử ban tam ca AVT cùng với người được coi là linh hồn của nó là nhạc sĩ Lữ Liên.

Thêm vào đó, bài viết này cũng còn được dựa trên tài liệu của một số nhân vật có thẩm quyền khác đối với sự hình thành của ban tam ca trào phúng độc đáo này. Trung tá Phạm Hậu tức nhà thơ Nhất Tuấn là một người trong số này. Ông nguyên là giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh VNCH vào năm 1971 và là Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã vào năm 1974. Trước đó ông tùng là người một thời gian chỉ huy Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương tức tiền thân của của Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương là nơi xuất phát ra ban tam ca AVT và rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác.

Ông cũng từng giữ một chức vụ cao của Đài Phát Thanh Quân Đội là nơi nhạc sĩ Lữ Liên vào năm 1957 sau khi được đồng hóa vào quân đội đã phục vụ trong ban biên tập, để rồi sau đó được biệt phái sang tiểu đoàn 1 Chiến Tranh Chính Trị để bổ xung vào ngành kịch nghệ sân khấu trong việc yểm trợ cho các binh sĩ khắp 4 vùng chiến thuật trước khi trở thành trưởng ban AVT.

Trong thời gian là diễn viên kịch nghệ trong ban kịch của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương, ông vẫn chú tâm nghiên cứu về cổ nhạc thuần túy của 3 miền đất nước để sáng tác thành những bài ca trào phúng để có thể trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp tự đàn lấy để trình diễn. Đó là điều ông ước vọng từ lâu.

Năm 1958, trong danh sách công tác của Tiểu Đoàn 1 Chiến Tranh Chính Trị có một ban tam ca do 3 anh tân binh mới nhập ngũ tên Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng chuyên trình bầy những bản nhạc vui nhộn. Họ lấy 3 chữ đầu của tên mình để ghép lại thành AVT để đặt tên ban. Người đứng ra thành lập ban AVT chính là nhạc sĩ Anh Linh mà không phải là nhạc sĩ Lữ Liên như không ít người lầm tưởng.

Anh Linh là một người có căn bản nhạc lý vững vàng nên từng có thời gian được cử thay thế giáo sư âm nhạc Phạm Nghệ làm trưởng ban Ca của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương, tức Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương sau đó. Ông đã sáng tác được khoảng 20 bài, trong đó có một số bài phổ ttừ thơ của thi sĩ Hà Thượng Nhân và Nhất Tuấn (tác giả thi tập nổi tiếng trong thập niên 60 “Chuyện Chúng Minh”).

Một trong những ca khúc đắc ý nhất của ông là “Niềm Tin”, thường được nhiều ca sĩ trình bầy trong dịp Giáng Sinh. Ca khúc đầu tay của Anh Linh là bài “Sao Em Không Đi”, viết trước khi nhạc sĩ Anh Bằng, cùng trong Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương của Tiểu Đoàn 1 Chiến Tranh Tâm Lý, tung ra nhạc phẩm “Nếu Vắng Anh”. Nhưng vì nhạc của Anh Linh có phần ủy mị nên không được bộ thông tin chấp thuận ngay.

Trái lại, “Nếu Vắng Anh” thì trót lọt kiểm duyệt vì lời ca, điệu nhạc rất tình cảm nhưng không mềm yếu. Nhạc phẩm này đã trở thành Top Hit sau đó. Bù lại, Anh Linh được an ủi là có một số bài như Chiến Thắng Rừng Sát, Thiên Thần Mũ Đỏ, Chiến Thắng Kon Tum đã được rất nhiều anh em binh sĩ tán thưởng.

Việc hình thành tên ban tam ca AVT đã được nhạc sĩ Anh Linh kể lại với những chi tiết lý thú đến từ một sự tình cờ. Khởi thủy, ban tam ca sau này được gọi là AVT gồm có 3 người là Anh Linh, Tuấn Đăng và Vân Sơn thường được giới thiệu mỗi khi xuất hiện trên sân khấu là Tam Ca Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. 3 người đều hát thường trực ở phòng trà Anh Vũ với những tiết mục vui nhộn của họ.

Một hôm, ban giám đốc thuê người kẻ một tấm biểu ngữ rất lớn để giăng ngang đường Trần Hưng Đạo, gần phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện nhằm giới thiệu bộ 3 này mà họ muốn gọi là ban Kích Động Nhạc Anh Vũ. Đúng vào lúc những người kẻ chữ vừa viết xong hai chữ A và V mầu đỏ và chữ NH mầu xanh thì Anh Linh tình cờ đi tới.

Anh hỏi thì được biết họ viết chữ ANH VŨ. Anh Linh nói ngay là ban tam ca của anh không phải tên là Anh Vũ như ban giám đốc đã thuê họ viết. Nhưng thấy mấy người thợ đã lỡ viết như vậy nên chợt nhớ ra ban kích động nhạc của mình đã có sẵn tên Anh Linh, Vân Sơn nên bảo viết thêm chữ T (chữ đầu của tên Tuấn Đăng ) và bỏ 2 chữ NH kia đi. Vì thế nên có tên AVT.

Trong thời gian AVT hát nhạc ngoại quốc ở phòng trà Anh Vũ, họ luôn được khán giả yếu cầu hát nhiều lần nên chủ phòng trà thêm cho AVT một danh hiệu nữa là ban AVT Đăng-Linh-Sơn khi được giới thiệu. Nhưng MC lại cố ý đọc là “AVT Darlingson” cho khán giả ngọai quốc dễ hiểu !


 

Tiền thù lao cho AVT sau đó đã phá kỷ lục khi họ được trả đến 1000 đồng một người, trong khi “cát sê” trả cho quái kiệt Trần Văn Trạch chỉ có 700 ! Vì AVT có lần được khán giả yêu cầu “bis” đến 7 lần. Ba người vừa vào hậu trường thay áo đi về thì lại phải mặc vào để ra trình diễn thêm trong khi khán giả giả tiếp tục hò hét vang rền ! Đó thật là một kỷ niệm nhớ đời cho Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng.

Giọng ca của 3 thành viên AVT này rất đều. Họ có thể lên cao tới “nốt” Sol cao và xuống đến Sol thấp. Theo nhận xét của nhạc sĩ Lữ Liên thì giọng của Vân Sơn trội hơn cả so với 2 người khác trong ban. Hình ảnh đặc biệt của AVT là lúc trình diễn họ đều mặc quốc phục với khăn đóng, áo dài và tự đàn lấy để hát.
Trước khi chuyển qua sử dụng những nhạc khí dân tộc thì Anh Linh chơi guitar, Vân Sơn chơi trống và Tuấn Đăng sử dụng contre-bass. Những tiết mục linh động và tươi vui của AVT thật sự đã mang lại cho sinh hoạt phòng trà thời đó thêm rất nhiều sống động.

Qua đầu thập niên 60, vào lúc AVT cần những sáng tác mới để trình bầy, nhạc sĩ Lữ Liên có ý định thử nghiệm khi muốn hướng phần trình diễn của AVT về một thể loại mới lạ. Ông đã trích một đọan trong bản Thất Nghiệp Ca của ông (sáng tác cho Đòan Văn Nghệ Việt Nam) đặt tên là Tam Nghiệp, mô tả 3 chàng Thợ Nhuộm, Thợ Sửa Khóa và Thầy Bói để AVT thực nghiệm vào dịp Tất Niên trong một chương trình văn nghệ do quân đội tổ chức tại rạp Thống Nhất. Chương trình này có mục đích ủy lạo các chiến sĩ xuất sắc khắp 4 vùng chiến thuật trở về tham dự, dưới sự chủ tọa của tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nhiều tướng lãnh cao cấp khác.

Nhưng sắp đến ngày ra mắt thì thình lình có giấy gọi Anh Linh theo học khóa sĩ quan vào năm 1962. Lập tức Hoàng Hải được đưa vào tập dượt để thay thế. Sau này khi Lữ Liên gia nhập AVT, nhạc phẩm Tam Nghiệp có được sửa đổi đôi chút với những nghề Thợ Sửa Xe Máy (do Lữ Liên diễn tả), nghề Tẩm Quất với Vân Sơn và Tuấn Đăng với nghề thợ mộc.

Với bài Tam Nghiệp gốc, một sáng tác của Lữ Liên, trích từ tác phẩm Thất Nghiệp Ca của ông, lần đầu tiên khán giả được thưởng thức một nhạc phẩm trào phúng với những âm điệu cổ truyền cùng những lời ca dí dỏm và nghệ thuật trình diễn sống động. Tất cả những khán giả hôm đó, phần lớn là anh em binh sĩ, được dịp cười hả hê. Nhất là lúc Vân Sơn hứng lên múa trống, tung dùi và Tuấn Đăng nhảy lên cây “Contre-basse” để solo theo nhịp kích động khiến khán giả cổ võ muốn sập rạp.

  

Và kể từ đó AVT bắt đầu bước vào một khúc quanh quan trọng với phần trình bầy những nhạc phẩm trào phúng, sát với đời sống thường ngày trong xã hội. Với sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả. Sau thời gian này, Lữ Liên lại đặt cho AVT một số bài mới như Ông Nội Trợ, Trắng Đen, Dậy Thì, vv… Tất cả những nhạc phẩm này đã khiến tên tuổi AVT càng này càng lên cao

Ngoài những sáng tác của nhạc sĩ Lữ Liên, nhạc sĩ Anh Bằng cũng sáng tác cho ban tam ca này một nhạc phẩm nổi tiếng khác có tựa đề là Huynh Đệ Chi Binh, thêm vào đó là một sáng tác của Duy Nhượng là bài Ai Lên Xe Bus…

Từ đó, ban AVT đã trở thành một tam ca nhạc đắt giá tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường cũng như các Đại Nhạc Hôi cùng các đài Phát thanh và Truyền Hình. Nói cho đúng, AVT đã trở thành một hiện tượng trong sinh họat ca nhạc tại Việt Nam với một khuynh hướng thể hiện chưa từng có trước đó. Như vậy có thể khẳng định là AVT đã giữ vai trò độc tôn bằng hình thức tam ca trào phúng. Một thời gian sau, một vài kết hợp dưới hình thức tương tự cũng được ra đời, nhưng không có khả năng thu hút người nghe như AVT, nên đã không tồn tại được bao lâu.

Sau những bài hát trào phúng được nhắc tới ở trên là đến một lọat những bài khác được nhạc sĩ Lữ Liên sáng tác cho ban AVT trình bầy như Ba Bà Mẹ Chồng, Cờ Người, Em Tập Vespa, vv… Đó là những nhạc phẩm đã lót đường cho ban AVT thăng tiến rất nhanh. Ngoài những lời lẽ châm biếm trong những bài hát trước đó, người nghe còn cảm thấy rất thích tú với những bài hát được Lữ Liên sáng tác với hình thức lời thanh mà ý tục, tương tự những thi phẩm nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong đó có tác phẩm Cờ Người đã được phổ nhạc hoàn toàn mang chất AVT độc đáo…

Trong khoảng thời gian từ 60 đến 64, AVT đã được 2 hãng đĩa Sóng Nhạc và Việt Nam mời thu đến 20 đĩa nhạc và băng nhạc. Và AVT còn nhận lời trình diễn cho các phòng trà ca nhạc và vũ trường lớn ở Sài Gòn như Queen Bee, Quốc Tế, Bồng Lai, vv…

Vào năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Hải được lệnh giải ngũ. Hoàng Hải với tên thật là Lưu Duyên, là anh của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, sau đó sang làm cho đài VOA tức Tiếng Nói Tự Do. Nhạc sĩ Lữ Liên được mời vào thay thế và trở thành trưởng ban AVT từ đó. Cùng một lúc ông còn là trưởng ban kịch của Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương. Với các nghệ sĩ : Hoàng Năm, Đỗ Lệnh Trường, Xuân Phúc, Bích Huyền, Cẩm Thúy, Thúy Liệu, Lệ Sửu, v.v…
    
Sau khi nhận lời trở thành một thành viên của AVT, lúc đó măc dù trong ban không còn ai mang tên có chữ có A ở đầu, nhưng Lữ Liên vẫn giữ nguyên cái tên AVT. Vì ông cho rằng tên đó đã đi sâu vào tâm hồn quần chúng. Nhưng ông đã đưa ra một vài đề nghị với một số thay đổi. Thứ nhất, với vai trò trưởng ban ông đổi danh xưng chính thức cho AVT là “Ban Tam Ca Trào Phúng AVT”, thay vì Ban Kích Động Nhạc AVT.

Ngoài ra, còn có thêm một sự thay đổi quan trọng khác là loại bỏ 3 nhạc khí Tây Phương để chỉ sử dụng những nhạc khí cổ truyền Việt Nam. Từ đó Vân Sơn chơi Tỳ Bà, Tuấn Đăng chơi đàn đoản và Lữ Liên sử dụng đàn nhị tức đàn cò.

Tới khoảng thời gian 1966-67, chính phủ Việt Nam theo đuổi chương trình trao đổi văn hóa với các nước Á Châu, AVT với thành phần trên đã theo Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ di trình diễn tại rất nhiều quốc gia như Lào, Cao Miên, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nhật Bản, vv…
Sang đến năm 1968 thì “Ban Tam Ca Trào Phúng AVT” đi vào một thời kỳ có thể gọi là cực thịnh với những chuyến lưu diễn tại rất nhiều quốc gia Âu Châu.

Theo lời yêu cầu của các đồng bào Việt Nam tại Pháp, chính phủ Việt Nam đã gửi một phái đoàn văn nghệ hùng hậu gồm đầy đủ các bộ môn thi, ca, vũ, nhạc, kịch, vv… dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Hoàng thi Thơ cùng các vũ sư Lưu Hồng và Trịnh Toàn sang Âu Châu trình diễn lần thứ nhất.

Lần ra mắt ở rạp Maubert Mutualité Paris, Lữ Liên đã sáng tác một số bài dành riêng cho AVT như Chúc Xuân, Vòng Quanh Chợ Tết, Tiên Sài Gòn, Gái Trai Thời Đại, Lịch Sử Mái Tóc Huyền, Mảnh Bằng, 3 Ông Bố Vợ, vv… để trình diễn trước một số khán giả kỷ lục. Còn một số đông khán giả phải đứng ở ngoài vì hết chỗ.

Trong lần ra mắt đáng ghi nhớ đó, AVT mặc sức vẫy vùng. Mỗi câu hát là một chuỗi cười và tiếng vỗ tay vang dội. Giữa mỗi bài hát đều có phần solo nhạc. Tiếng nhạc khí Việt Nam thánh thót, véo von như chim hót khiến khán giả im lặng cơ hồ như nín thở để thưởng thức. Đến phần kết thúc mỗi bài hát thì tiếng vỗ tay vang lên như sấm động. Nhất là trong tiết mục AVT trình tấu cũng bằng Tỳ Bà, Nhị Huyền và Đàn Đỏan hai nhạc khúc bất tử của Johan Strauss là Le Beau Danube Bleu và Les Flots Du Danube. Khán gỉa đã vỗ tay không ngừng khi chấm dứt. AVT phải dắt tay nhau ra cám ơn khán giả 3 lần ! Vãn hát, khán giả đã tràn lên sân khấu vây quanh các nhạc sĩ để khen ngợi. Nhất là các khán giả người địa phương muốn xem tận mắt từng cây đàn của AVT đã sử dụng.


  

Lần trình diễn đó của AVT đã gây chấn động cả Paris. Đi đến đâu người ta cũng nhắc tới AVT. Đó có thể coi như thời kỳ huy hoàng nhất của ban ta ca trào phúng này. Sau đêm trình diễn ở rạp Maubert và sau khi nghỉ một ngày, bộ ba Lữ Liên, Vân Sơn và Tuấn Đăng sang diễn một xuất ở Thụy Sĩ và một xuất ở Luân Đôn. Sau đó họ lại về Pháp để trình diễn một xuất ở dưới miền nam.

Rồi sau đó, phái đoàn lại tiếp tục đi trình diễn tại Maroc, Algérie, Tunisie, vv… Nơi nào họ cũng gặt hái được những thành công rực rỡ trước khi trở về Việt Nam. Đó là chưa kể AVT còn có dịp sang trình diễn tận nước Cộng Hòa Trung Phi trong thời kỳ lãnh đạo của tổng thống Bokassa.

Qua năm 1969, lại một lần nữa thể theo lời mời của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp, chính phủ Việt Nam lại cử một đoàn văn nghệ gồm AVT với Lữ Liên, Vân Sơn, Tuấn Đăng cùng 2 nữ ca sĩ Hoàng Oanh và Hà Thanh, vợ chồng nhạc sĩ cổ nhạc Vĩnh Phan, nhạc sĩ Huỳnh Anh và cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa sang quốc gia này. Một chương trình dài 2 tiếng gồm đủ mọi tiết mục được dàn dựng để trình diễn ở tất cả những địa điểm mà anh chị em sinh viên ở Parius tổ chức trong những ngày cuối năm. Chuyến lưu diễn này kéo dài 1 tháng với một thành công rực rỡ.

Ngoài những lần trình diễn chung với 2 nhạc sĩ khác trong AVT, hình ảnh nhạc sĩ Lữ Liên còn ghi đậm nét trong trí nhớ mọi người khi ông cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thao đồng diễn tiết mục “Cò Tây-Cò Ta”, được coi là một tiết mục rất ăn khách vào thời đó, cũng như sau này tại hải ngọai. “Cò Tây-Cò Ta” cũng đã được thu hình trong một chương trình Paris By Night cách đây vài năm, gây được nbhiều thích thú cho khán thính giả.

Rồi đến tháng 4 năm 75, Lữ Liên nhờ làm cho đài Mẹ Việt Nam nên được đi tàu ra Phú Quốc để rồi được đưa sang đảo Guam trước khi đến Mỹ. Trong khi đó Vân Sơn và Tuấn Đăng bị kẹt lại. Riêng Vân Sơn, một thời gian ngắn sau biến cố tháng 4 năm 75, đã nhảy xuống sông Thị Nghe tự tử. Qua một bài viết của Băng Đình thì Vân Sơn đã nhảy cầu Thị Nghè tự tử để phản đối sự áp bức của chính quyền mới đối với giới văn nghệ sĩ.

Trong khi về phía chính quyền thì cho là Vân Sơn làm rối loạn trật tự tại chợ Thị Nghè, bị công an khu vực rượt nên sợ quá phải nhảy vội xuống sông Thị Nghè. Vân Sơn, chết vì đầu đập vào một cây gỗ. Có người hỏi nữ nghệ sĩ Hồng Vân là người đứng ra quyên tiền để chôn cất cho Vân Sơn, về nguyên nhân cái chết của anh. Nhưng Hồng Vân cũng trả lời không biết rõ nguyên nhân.

Về phần nhạc sĩ Lữ Liên, theo một nguồn tin khác cho biết lý do khiến Vân sơn tìm đến cái chết đã đến từ chuyện gia đình…

Một thành viên từ những ngày đầu của ban AVT là Tuấn Đăng hiện nay vẫn hoạt động ở Sài Gòn. Hàng đêm anh hát và đàn tại một quán có tên là Tiếng Dương Cầm trong khu cư xá sĩ quan Chí Hòa.
 
Còn Anh Linh, người sáng lập ra AVT, từ khi qua Mỹ theo diện HO đến nay, là ca đoàn trưởng của một giáo xứ ở San Jose. Vợ chồng anh còn là chủ của một tiệm phở đông khách ở thành phố này.

Sau một thời gian vất vả ở các trại tỵ nạn, các anh chị em nghệ sĩ ở khắp nơi đổ dồn về tiểu bang California lập nghiệp. Nhờ sự yểm trợ của cơ quan USCC, một số anh nghệ sĩ có tên tuổi như Hoàng Thi Thơ, Nam Lộc, Jo Marcel, Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Lữ Liên, Vũ Huyến, Ngọc Bích vv… đã được nhận vào làm việc tại cơ quan này.

Một thời gian ngắn sau khi sang đến Mỹ, ban Tam Ca Trào Phúng AVT Hải Ngọai đã được thành lập do ý kiến của nhạc sĩ Lữ Liên. Và sau một thời gian tập luyện một ban văn nghệ hùng hậu đã được thành lập để cùng kéo nhau sang Paris trình diễn, trong số dĩ nhiên không thể nào thiếu AVT Hải Ngoại với Ngọc Bích, Vũ Huyến và Lữ Liên.

Toàn thể khán giả đã tỏ ra rất thích thú khi được nghe lại những nhạc phẩm trào phúng quen thuộc ngày nào. Yếu tố đó đã khiến cho AVT gặt hái được những thành quả to lớn. Nhưng sau đó, với thời gian, thành phần AVT Hải Ngọai có một vài thay đổi và một số hoạt động cũng như một số sáng tác mới được ghi nhận như sau:

14/2/77 : Một lần nữa AVT có sự thay đổi trong thành phần khi Trường Duy vào thay thế cho Ngọc Bích. Cùng với đoàn văn nghệ trên, bộ ba sang Âu Châu trình diễn trong vòng 19 ngày.

01/12/77 : Sẵn có đoàn nghệ sĩ cơ hữu này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã mang cả đoàn sang cộng hòa Trung Phi trình diễn nhân ngày Hoàng Đế Bokassa Đệ Nhất đăng quang.

Năm 1987 : Nhạc sĩ Anh Bằng đã thực hiện 1 cuốn băng AVT Hải Ngoại đầu tiên do trung tâm Asia phát hành. Trong băng này có một nhạc phẩm mới mang tựa đề Gốc Mít do Lữ Liên và Anh Bằng sáng tác, nói về cuộc đời của những người dân Việt tỵ nạn, lang thang trên khắp thế giới để tìm miếng cơm manh áo. Gặp nhau cũng không biết là người đồng hương,với những cảnh ngộ trớ trêu, cười ra nước mắt.

AVT với tiếng hát Lữ Liên, Vũ Huyến và Trường Duy và bài mới thứ 2 của nhạc sĩ Anh Bằng mang tựa đề Canh Cua Rốc, mô tả những chàng tai tỵ nạn xa quê hương thèm món canh cua từng đêm như thèm khát những vóc dáng xinh xinh.

 

Năm 1988 : thành phần AVT được tăng cường thêm nữ nghệ sĩ Thúy Liệu đã sang Úc trình diễn tại Sydney trong một chương trình kịch vui kéo dài trong 10 ngày.

Năm 1992 : AVT có một sự thay đổi với Hoàng Long vào thay thế cho nhạc sĩ Vũ Huyến, đã cùng nhau thực hiện một băng cassette, thu thanh tại phòng thu Tùng Giang và do trung tâm Khánh Hà phát hành. Trong băng này có một sáng tác mới của Lữ Liên là Trận Cầu Quốc Tế, mô tả cuộc trực tiếp truyền thanh của AVT trong 1 trận cầu giao hữu nhưng không kém phần quyết liệt của 2 đội banh, một nam, một nữ từ Âu Mỹ đến Việt Nam. Khán giả Sài Gòn được xem nhiều pha gay cấn đầy nghệ thuật tân kỳ. Tuy chỉ là giả tưởng, nhưng với những “sound effects”, người nghe có cảm tưởng như đang tham dự một trận cầu thật.

Năm 1994, vào dịp Xuân Giáp Tuất trung tâm Giáng Ngọc tung ra cuốn video đầu tiên của AVT tại hải ngọai. Dựa theo một áng thơ tuyệt tác của nữ sĩ Hồ Xuân hương, nhạc sĩ Lữ Liên lần đầu tiên trình diễn chung với 2 nữ nghệ sĩ Thúy Lan và Thúy Hương để trình bầy nhạc phẩm Đánh Đu, với phần nhạc do Lữ Liên tự đảm trách, nhạc sĩ Ngọc Bích hòa âm và sử dụng Keyboard.

Ở trên là những chi tiết người viết thu thập được phần lớn từ người được coi như linh hồn của ban Tam Ca Trào Phúng AVT là Lữ Liên trong thời kỳ ông còn minh mẫn. Trong lần đến thăm ông gần đây, sức khỏe của ông có phần sa sút hơn xưa. Nhất là sau khi bị té nặng vào năm ngoái, 2007.

Sau lần đó, trí nhớ của nhạc sĩ Lữ Liên tỏ ra kém hẳn trước với một giọng nói không còn được linh họat, nếu không muốn nói là thiếu sự liên tục. Thật ra tình trạng này đối với số tuổi 91 của ông cũng là bình thường. Mặc dù vậy, nhạc sĩ Lữ Liên vẫn còn cung cấp được cho tôi một số chi tiết liên quan đến tiểu sử của ông…

Ông mang họ Lã, sinh trưởng ở Hải Phòng trong một gia đình mà thân phụ ông cũng là một nghệ sĩ, ngoài việc làm chính ở sở Bưu Điện. Khi Lữ Liên còn nhỏ, thân phụ ông đã đứng ra lập một gánh hát cổ nên ông đã có dịp gần gũi với những âm thanh nhạc cổ truyền. Ông trưởng thành trong khung cảnh văn nghệ đó nên đã chịu nhiều ảnh hưởng để sau đó trở thành một nghệ sĩ tài ba mà sự đóng góp của ông được coi như rất lớn lao cho nền âm nhạc Việt Nam… (theo TiVi Tuần San 1144 & 1145) 

NHẠC SĨ LỮ LIÊN

Trưa 8/7, một trong những cổ thụ âm nhạc Việt Nam – nhạc sĩ Lữ Liên đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Garden Grove, Mỹ. Ông hưởng thọ 96 tuổi.

Nhạc sĩ Lữ Liên sinh năm 1917 ở Hải Phòng. Trong khai sinh ông ghi họ Lã, nhưng nghệ danh là Lữ Liên. Cha ông dù là nhân viên bưu điện nhưng lại đam mê nghệ thuật. Ca sĩ Tuấn Ngọc từng kể : “Ông nội tôi mê cổ nhạc, chính vì đứng ra lập ban cổ nhạc mà cha tôi mới có cơ hội học hỏi, làm quen với các nhạc sĩ cổ nhạc”.

Nhạc sĩ Lữ Liên trước đây từng tham gia ban hợp ca Thăng Long, cùng với Thái Thanh, Hoài Bắc và Hoài Trung biểu diễn rất thành công những ca khúc mang âm hưởng dân ca ba miền và những ca khúc trữ tình. Ông lập gia đình và có những đứa con mà khi trưởng thành họ đều gắn bó với âm nhạc, được công chúng trong và ngoài nước yêu mến : Tuấn Ngọc, Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh và Lưu Bích.


Tên tuổi nhạc sĩ Lữ Liên được biết đến với sự hình thành và phát triển của nhóm nhạc AVT – tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất mượn giai điệu ngũ cung, những ca khúc, bài lý, dân ca, bài chồi để viết lời mới châm biếm, mỉa mai những cảnh tượng gai mắt, chướng tai trong cuộc sống.

AVT nổi tiếng và được khán thính giả trên mọi miền đất nước yêu mến. Những lời ca dí dỏm trong nhạc phẩm do AVT trình bày mang lại niềm vui cho khán thính giả suốt nhiều thập niên. Chúng đã đóng góp khá nhiều những giá trị tinh thần trong kho tàng văn hóa dân gian dù ca khúc được AVT thể hiện sử dụng nhiều từ loại văn chương truyền khẩu rất phổ thông ở miền Bắc thời đó.

Ban đầu, tam ca AVT gồm: Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng chuyên thể hiện những ca khúc vui nhộn. Họ lấy 3 chữ đầu của tên mình để ghép lại thành AVT để đặt tên. Người đứng ra thành lập ban AVT chính là nhạc sĩ Anh Linh. Nhạc sĩ Lữ Liên giai đoạn này là người sáng tác các ca khúc cho nhóm AVT. Ông đã trích một đoạn trong bản Thất nghiệp ca, đặt tên là Tam nghiệp, mô tả 3 anh thợ nhuộm, thợ sửa khóa và thầy bói để AVT biểu diễn.

      

Lập tức tính hài hước pha với diễn xuất, lại có ưu thế vừa đàn, vừa ca, vừa châm biếm duyên dáng, AVT nổi bật từ ngày có bàn tay “phù phép” của nhạc sĩ Lữ Liên. Giai đoạn này ông đã cho ra đời những ca khúc : Chúc xuân, Vòng quanh chợ tết, Tiên Sài Gòn, Gái trai thời đại, Lịch sử mái tóc huyền, Mảnh bằng, Ba ông bố vợ…

Soạn giả Viễn Châu kể : “Lệnh bắt quân dịch đã khiến nhóm AVT mất đi Anh Linh. Năm 1962 nhạc sĩ Lữ Liên chính thức gia nhập nhóm, sau một thời gian Hoàng Hải thay thế nhưng không trụ vững. Để thay đổi khẩu vị, nhạc phẩm Tam nghiệp của anh Lữ Liên được sửa đổi đôi chút với những nghề thợ sửa xe máy (do Lữ Liên ca), nghề giác hơi tẩm quất (do Vân Sơn ca) và nghề thợ mộc (do Tuấn Đăng ca). Nếu bài vọng cổ hài của tôi ứng biến với âm nhạc ngũ cung, thì âm điệu cổ truyền Bắc bộ với ca trù, hát khách, ả đào, chầu văn… đã được nhạc sĩ Lữ Liên đưa vào rất dí dỏm và mang tính trào phúng sống động”

Cũng theo nhạc sĩ Lữ Liên đã khái quát được hoàn cảnh xã hội thời đó. Những nhạc phẩm trào phúng, sát với đời sống thường ngày trong xã hội của AVT lên án mạnh mẽ những thói trăng hoa, dỏm đời, học đua đòi… Cách châm biếm đó nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả. Sau thời gian này, Lữ Liên lại sáng tác cho AVT một số bài hát : Ông nội trợ, Trắng đen, Dậy thì, Trâu ơi ta bảo này, Ba bà mẹ chồng, Cờ người, Em tập vespa…. Tất cả những ca khúc này đã đưa tên tuổi AVT lên đỉnh cao nghệ thuật.


Từ năm 1960 - 1964, nhóm AVT đã được 2 hãng đĩa Sóng Nhạc và Việt Nam mời thu đến 20 đĩa nhạc. Nhóm đắt show diễn ở các phòng trà ca nhạc và vũ trường lớn của Sài Gòn như : Queen Bee, Quốc Tế, Bồng Lai… Sau ngày miền Nam “đứt phim”, nhạc sĩ Lữ Liên sang Mỹ định cư cùng các con.

Lúc này ca sĩ Khánh Hà đã lập trung tâm sản xuất băng nhạc, nên nhạc sĩ Lữ Liên đã tái lập lại nhóm ATV để thực hiện việc ghi âm và thi thoảng biểu diễn tại Mỹ, Úc. Trải qua nhiều biến đổi, năm 1988 nhóm có thêm sự tham gia của nữ nghệ sĩ Thúy Liệu khi sang Úc biểu diễn, đến năm 1992, AVT có thêm nhạc sĩ Hoàng Long. Năm 1994, vào dịp hát tết nhóm AVT đã ra mắt một loạt ca khúc mà nhạc sĩ Lữ Liên dựa theo áng thơ của nữ sĩ Hồ Xuân hương để sáng tác, châm biếm thói thích ong bướm, trăng hoa của những kẻ háo sắc. Lúc này ông đã trình diễn cùng hai nữ nghệ sĩ Thúy Lan và Thúy Hương, tạo dấu ấn cuối đời với nhạc phẩm Đánh đu.

Năm 2008, nhạc sĩ Lữ Liên về cư ngụ tại Orange County – miền Nam California – Mỹ. Ông sống trong một căn nhỏ và được các con thăm viếng mỗi tuần. “Sự ra đi của bố tôi là nỗi đau xót rất lớn đối với anh em trong gia đình. Cả cuộc đời bố tôi luôn dành cho việc sáng tác và xem những tình cảm của khán thính giả dành cho ông, cho chúng tôi là niềm hạnh phúc” – ca sĩ Tuấn Ngọc tâm sự trước khi anh bay về Mỹ cùng vợ là ca sĩ Thái Thảo để lo hậu sự cho cha mình. (Theo Thoại Hà – NLĐ)

Huỳnh văn Yên
.

Từ " ẢO THUẬT GIA " thành " NHẠC SĨ BẢO THU "

http://cafevannghe.wordpress.com/






Ông là nhạc sĩ của những ca khúc quen thuộc với đông đảo quần chúng từ trước năm 1975 như “Ước vọng tương phùng”, “Giọng ca dĩ vãng”, “Đừng hỏi vì sao tôi buồn”. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là ảo thuật gia có tài. Dưới đây là tâm sự của ông.

- Tại sao từ ảo thuật gia Nguyễn Khuyến, ông lại trở thành nhạc sĩ Bảo Thu ?
- Con người tôi khá ôm đồm. Ngoài ảo thuật, tôi còn sáng tác nhạc, biên tập, dàn dựng, đạo diễn nhiều chương trình và phim video ca nhạc. Thậm chí cả lĩnh vực múa, kịch rối tôi cũng đã học ở Hà Lan năm 1971. Riêng âm nhạc, 8 tuổi tôi đã học đàn mandoline, 15 tuổi học guitar. Thấy một thằng Sơn Đông mãi võ nghèo xác xơ nhưng chú tâm học hỏi, thầy thương, miễn học phí rồi cho cả cây đàn. Năm 20 tuổi, tôi viết bản nhạc đầu tiên Ước vọng tương phùng, năm sau ra ấn phẩm đầu tiên là Đừng hỏi vì sao tôi buồn.

- Anh có thể nói về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọng ca dĩ vãng” ?
- Dạo đó, cô ấy sinh hoạt trong Ban văn nghệ thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Tôi thỉnh thoảng cũng đến tham gia sinh hoạt và phụ thầy Đức dạy nhạc cho nhóm. Rồi vì nhà ở gần nhau nên tôi thường đến nhà cô ấy dạy nhạc thêm. Tình cảm giữa hai đứa nảy sinh, nhưng chưa đi đến đâu thì cô ấy cho hay là gia đình đã đính hôn cho cô từ trước. Tôi bị sốc, bèn viết : “Ngày xưa, mỗi lần em buông tiếng hát, thì anh tay phím nắn nót cung đàn. Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ, nhẹ dìu lời ca em thăng trầm theo từng lúc… Cung lỡ dây chùng, mấy ai đàn đừng sai”. Sau khi chia tay, chỉ 1-2 năm sau cô ấy trở thành ca sĩ nổi tiếng. Dẫu vậy, đến năm 1970 vẫn chưa thấy cô ấy lấy chồng.

   

- Thế còn bà xã anh hiện nay ?
- Cô ấy là ca sĩ Thanh Tâm. Thanh Tâm cũng là học trò của tôi trong những năm 1969-1970, nhưng đến năm 1973 thì trò hết hát, thầy hết dạy vì phải cùng… chuẩn bị cho đứa con đầu lòng.

- Công việc hiện nay của anh như thế nào ?
- Sản xuất, thực hiện các chương trình video cải lương. Đạo diễn các video clip ca nhạc… Bận rộn lắm. Tôi vừa đi vào vùng rốn lũ ở Tân Hồng, Đồng Tháp để làm phim ca nhạc.

Từ “tiếng hát học trò” đến Giọng ca dĩ vãng
Tôi gặp nhạc sĩ Bảo Thu vào một sáng trung tuần tháng 10/2011 ở hành lang Bích Câu trong Cung văn hóa Lao động. Lúc này, anh đang “cuốn gói” sau thời gian trưng bày gian hàng bán dụng cụ ảo thuật từ một hội chợ diễn ra ở đây.

Vậy là anh gắn bó với “nghiệp” ảo thuật đến gần 60 năm rồi. Bảo Thu kể năm 16 tuổi (1960), anh nổi tiếng trong làng ảo thuật với nghệ danh Nguyễn Khuyến (anh tên thật là Nguyễn Trung Khuyến). Chơi chung với anh là Tùng Phương – một nghệ sĩ đàn guitar, dạo mới 11 tuổi đã nổi tiếng là “thần đồng độc tấu Tây ban cầm”. Những lúc ngồi đợi đến lượt diễn, anh thường “nghịch ngợm” với đám nhạc cụ (trống, guitar…). Tiếng là nghịch nhưng thực ra anh đã chơi được mandolin và học nhạc lý căn bản từ hồi 8 tuổi, lại “học lóm” của Tùng Phương vài chiêu nên cũng không quá khó để xử lý mấy món “đồ chơi” này.

Thấy Khuyến có năng khiếu, nhạc sĩ Lâm Tuyền tỏ ý muốn dạy nhạc miễn phí cho cậu. Khuyến muốn học nhưng lại không có đàn, vậy là ông thầy bao luôn cây đàn cho học trò. Chẳng mấy chốc, Khuyến trở thành một nhạc công chuyên nghiệp, có thể “trám” vào bất cứ vị trí nào trong ban nhạc (guitar, trống, bass…). Hành trình âm nhạc của chàng trai sau này trở thành nhạc sĩ Bảo Thu bắt đầu từ đó.

Dạo ấy (khoảng 1965), ở Sài Gòn có nhiều nhạc sĩ mở lò đào tạo ca sĩ (nếu gọi là “trung tâm” thì lớn quá, gọi là “lớp” cũng không đúng, cho nên gọi “lò” là chính xác nhất). Với ban Việt Nhi, cả khi thu âm ở đài phát thanh hay tập dượt ở nhà riêng của nhạc sĩ Nguyễn Đức, hễ thiếu nhạc công là nhạc sĩ gọi Nguyễn Khuyến đến. Ban Việt Nhi gồm toàn những cô gái tuổi dậy thì (khoảng 14, 15 tuổi), hát rất hay và mắt liếc sắc như dao.

Có một cặp mắt trong ban Việt Nhi làm Nguyễn Khuyến xuyến xao. Nàng tên T., nhỏ hơn Khuyến 5 tuổi, dáng người thanh mảnh với đôi mắt to, long lanh. Mái tóc của T. luôn uốn cong cong như một vầng trăng khuyết, che lấp một phần má (sau này Khuyến mới biết, kiểu tóc đặc biệt này là để che một vết sẹo mà tạo hóa đã chơi “khăm” để lại trên má nàng)… Khi đã thân thiết, Khuyến mới biết nhà T. ở đường Tôn Đản (Q.4), gần nhà mình. Vậy là ngoài những buổi tập hát ở nhà thầy Nguyễn Đức, đôi bạn còn có dịp cận kề ở nhà của T. để “… Mỗi lần em buông tiếng hát, thì anh tay phím nắn nót cung đàn. Từng nhịp nhặt khoan anh khẽ dìu theo tiếng em. Nhẹ dìu lời ca em thăng trầm theo từng lúc. Và rồi hờn yêu trong mỗi lần em hát sai. Em nũng nịu cười, nói : “Sai là tại anh !” (Giọng ca dĩ vãng).

Bảo Thu tâm sự : “Tôi trở thành nhạc sĩ chính là do T. tạo niềm cảm hứng. Tôi nhớ mãi một hôm nàng chợt bảo tôi : “Có khi nào anh hình dung rằng có một người con gái ngồi bên song cửa mơ màng và chợt nhớ đến anh”. 

   

Câu nói ấy cứ ám ảnh tôi mãi, và từ ý này tôi ôm đàn viết nhạc, đó là ca khúc đầu tay “Ước vọng tương phùng” ký bằng tên thật. Tưởng viết nhạc chơi cho vui, ai dè Ước vọng tương phùng được giải thưởng của đài phát thanh. Có hứng, tôi viết tiếp vài ca khúc nữa nhưng thú thực là không thành công. Lại một hôm, T. hỏi tôi : “Anh đã nghĩ đến chuyện lập gia đình chưa ?”. Tôi trả lời mình còn nhỏ tuổi, lại chưa có công danh sự nghiệp gì nên cũng chưa nghĩ đến chuyện vợ con (lúc đó tôi mới 21 tuổi, còn T. 16). Chợt T. nói nhỏ cho tôi biết là gia đình em đã hứa hôn cho em với một người. Tôi biết nàng ngầm gợi một điều gì đó ở tôi nhưng tôi chẳng biết phải làm sao hơn ngoài sự hụt hẫng, buồn đến nao lòng… Thế là tôi viết : “Ngày nào mình chưa quen biết, ngỡ ngàng khi đứng bên nhau. Ngày nay đã mến nhau rồi, vẫn còn nhìn nhau không nói… Lần đầu gặp anh em hứa, chúng mình sẽ mãi bên nhau. Giờ đây đôi ngả chia lìa. Chớ hỏi vì sao tôi buồn…” (Đừng hỏi vì sao tôi buồn). Lần này tôi ký tên Bảo Thu. Nghệ danh này là do tôi “mượn” từ tên những cô bạn gái : Bích Bảo, Thanh Thu (Đà Lạt) và Xuân Thu (Sài Gòn)…”.

Rồi cũng đến lúc T. tách khỏi ban Việt Nhi để hát đơn ca. Nàng hay mặc áo dài trắng hát trên sân khấu nên được khán giả và giới báo chí thời đó mệnh danh là “Tiếng hát học trò”. Từ danh xưng này, Bảo Thu lại viết ca khúc Tôi yêu tiếng hát học trò để bày tỏ nỗi lòng. T. thừa biết tình cảm của Thu dành cho nàng. Tuy nhiên, với cốt cách gia giáo, T. vẫn giữ một khoảng cách chừng mực khi tiếp xúc với Thu.

Khoảng 3 năm sau, bạn bè trong giới văn nghệ kháo nhau “T. sắp lấy chồng”. Để tránh cho nàng khó xử, Thu không đến tập hát cho nàng nữa. Trong những cơn buồn thấm thía, ông viết Giọng ca dĩ vãng : “Nhưng em nuôi mộng ước về tương lai, hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi. Rồi em đành chối tiếng giao hòa, từ ly là tiếng thét đau lòng, sầu đưa lối… Lời ca ngày ấy đã xa rồi, mà ai còn chuốt mãi cung đàn, vọng về tim…”. Bài hát do Bảo Thu tự xuất bản (1967), bìa do một họa sĩ vẽ với người mẫu là ca sĩ Kim Loan. Lúc này hãng đĩa Sơn Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mới thành lập và lần đầu tiên ca sĩ Giao Linh được mời thu đĩa, Giao Linh đã chọn bài Giọng ca dĩ vãng. Trước Giao Linh cũng có nhiều ca sĩ hát Giọng ca dĩ vãng, trong đó có cả T. nhưng phải nói chính Giao Linh đã đẩy Giọng ca dĩ vãng lên đỉnh. Số lượng in ra lên đến 500.000 bản, mỗi bản bán 20 đồng. Tính ra trên 1.000 lượng vàng thu được từ tiền bán ấn phẩm ca khúc này. Sau đó, Bảo Thu viết tiếp ca khúc Vọng về tim nhưng không thành công cho lắm.

Nhạc sĩ Bảo Thu nhớ lại : “Sau năm 1975, tôi chưa một lần gặp lại T., nghe nói gia đình T. đã định cư ở Mỹ. Vừa rồi tháng 7/2011, Trung tâm Thúy Nga Paris có đến phỏng vấn tôi tại nhà, hỏi về trường hợp tôi viết ca khúc Giọng ca dĩ vãng. Tôi bảo chuyện này rất tế nhị, bởi tôi nói ra biết đâu lại gây tổn thương cho T. cũng như phương hại đến hạnh phúc gia đình T. Họ cho tôi biết chồng của T. đã qua đời. Tôi lại thấy hụt hẫng… Không hiểu sao, mỗi khi hát Giọng ca dĩ vãng, đến câu cuối “Cung lỡ dây chùng, mấy ai đàn đừng sai”, tôi lại thấy có một cái gì đó xót xa cho những cặp tình nhân đã từng một thời quấn quýt nay phải rời xa”. (theo Hà Đình Nguyên)

  

ẢO THUẬT VIỆT VỀ ĐÂU ?

Muốn gắn bó với ảo thuật, người làm nghề phải tự thân vận động khi Việt Nam chưa có trường lớp đào tạo chính quy, không có nơi biểu diễn ổn định. Hệ quả là sự nghèo nàn trong biểu diễn, tiết mục chắp vá, sao chép của nhau khiến bộ mặt ảo thuật Việt chưa rõ hình dạng.

Thiếu “sân chơi” đúng nghĩa
Họ đã sống tạm bợ nhờ diễn trong các chương trình “đại nhạc hội”, nhà hàng, quán bar, thậm chí các quán nhậu vỉa hè

Đến xem chương trình Gala ảo thuật 2012 được tổ chức tại Rạp Xiếc ở Công viên 23/9 ở Sài Gòn, nhiều khán giả đã xúc động trước lòng yêu nghề của các ảo thuật gia. Qua 4 suất diễn dưới sự hỗ trợ hết mình của Đoàn Xiếc, cuộc hội ngộ của các nghệ sĩ ảo thuật nổi tiếng là hội viên Hội Ảo thuật gia quốc tế – IBM (Intenational Brotherhood Magicians) đang hoạt động tại Sài Gòn và các tỉnh, thành trong cả nước đã được công chúng đón nhận. Dù lượng vé bán không nhiều nhưng đây là dịp hiếm hoi để các ảo thuật gia gắn bó với nghề quy tụ trên một sàn diễn.

Lên tiếng sau 14 năm
Với họ, dù gala này chưa phải là sân chơi đúng nghĩa để giới thiệu sự phát triển không ngừng của ảo thuật Việt nhưng “có còn hơn không, khi ảo thuật Việt im hơi, lặng tiếng suốt 14 năm qua” – nhà ảo thuật David Hùng bùi ngùi.

Còn với nhà ảo thuật Nguyễn Khuyến (nhạc sĩ Bảo Thu, thành viên Hội đồng Giám khảo Liên hoan Ảo thuật toàn quốc lần 1 năm 2008), người cố vấn chương trình Gala ảo thuật 2012, cho biết : “Nhiều năm rồi, gần 60 nhà ảo thuật Việt có tên tuổi tại Việt Nam và được IBM công nhận mới có dịp tái ngộ khán giả Sài Gòn. Họ đã sống tạm bợ nhờ diễn trong các chương trình “đại nhạc hội”, nhà hàng, quán bar thậm chí diễn ở quán nhậu vỉa hè, khi ảo thuật còn bị xem là tiết mục phụ, chỉ để lấp khoảng trống cho các ca sĩ ngôi sao trong các chương trình văn nghệ. Những ai yêu nghề ảo thuật đều không khỏi chạnh lòng vì họ chưa có sân chơi đúng nghĩa để cống hiến hết tài năng của mình”.

Vào bên trong hậu trường Gala ảo thuật 2012 mới chứng kiến những hình ảnh xúc động của các ảo thuật gia. Ông bầu Duy Ngọc – người từng tổ chức nhiều chương trình ảo thuật xuyên Việt – nhạc sĩ Bảo Thu, nghệ sĩ Tòng Sơn đã nhiều năm rồi mới gặp lại các học trò, đàn em mà tuổi đời cũng đã ngoài 50. Và  từ sau Liên hoan Ảo thuật toàn quốc lần 1-2008 tổ chức tại Hà Nội, đến nay họ mới có điều kiện gặp gỡ, thăm hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Trong niềm vui mừng, có cả những giọt nước mắt ngậm ngùi, luyến tiếc. Bởi đã qua rồi cái thời ảo thuật được xem là tiết mục “đinh” của các đêm diễn.

Với họ, 8 suất diễn tại Sài Gòn (từ ngày 11 đến 20/5/2008 sẽ là bước đệm nhằm chuẩn bị tiến tới Liên hoan Ảo thuật toàn quốc lần 2 – 2012 do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức vào tháng 12/2012 tại thủ đô Hà Nội. “Tuy nhiên, điều chúng tôi cần chính là một sân chơi đúng nghĩa để anh em nghệ sĩ ảo thuật có nơi sinh hoạt, làm nghề, thi thố tài năng trước khi nói đến tranh tài tại liên hoan cấp quốc gia” – nhà ảo thuật Taylor (Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh – Bình Thuận) nói.
 
Vẫn làm những trò vặt
Tham gia gala lần này, sự có mặt của các ảo thuật gia: Kao Long, Hoàng Lang, David Hùng, Taylor, Thu Huyền, Ngọc Ánh… đã có những tiết mục biểu diễn cuốn hút người xem. Họ đều đã trải qua ít nhất 10 năm trong nghề, nên 2/3 tiết mục họ giới thiệu trong gala này là những tiết mục tự sáng chế, có tính độc đáo và tạo ấn tượng, như: người chui vào thùng đâm kiếm; nhiều thiếu nữ xuất hiện trong một chiếc tủ nhỏ; vải biến thành ô đủ màu sắc…

Thế nhưng, qua đôi mắt nhà nghề của ảo thuật gia Nguyễn Khuyến : “Tất cả đều là những trò cũ, được cấu trúc lại, thêm vài tiểu tiết để trình diễn. Vì lâu nay không có sân chơi chuyên nghiệp, anh em đều phải kiếm sống khắp nơi nên không thể đòi hỏi họ sáng tạo những tiết mục lớn do tiền đầu tư quá cao, lại không thể vận chuyển cơ động”.

Ảo thuật Việt từ thập niên 70 thế kỷ trước đã có những tên tuổi lừng lẫy, tạo được dấu ấn đối với khán giả trong và ngoài nước : Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khuyến, Tony Quang, Nguyễn Đức Trường (tức Z27), Nguyễn Kim, Thanh Trúc, Ngọc Phước, Hoàng Biếu, Anh em Lê Hảo Tâm – Mạc Can (anh trai nghệ sĩ hài Mạc Can)… Nhưng đến nay, khi thế hệ vàng của ảo thuật sắp lui vào dĩ vãng, vẫn chưa có thế hệ tiếp nối và viễn cảnh của bộ môn nghệ thuật giải trí này xem ra còn quá mịt mờ.


   
 
 Vài hàng tiểu sử
Nhạc sĩ Bảo Thu tên thật là Nguyễn Trung Khuyến, SN 1944 tại Sài Gòn (gốc Cần Thơ). Ông còn có những tác phẩm nổi tiếng khác như : Cho tôi được một lần, Đừng hỏi vì sao tôi buồn, Nếu xuân này vắng anh, Hoa sầu đông, Vọng cố nhân, Một lời cho em…

Ngoài sáng tác nhạc, ông còn là nhà ảo thuật nổi tiếng : Giáo sư đại biểu ảo thuật (1964), giám khảo Liên hoan Ảo thuật phía Nam  tại Sài Gòn(1977), giám khảo Liên hoan Ảo thuật toàn quốc – Hà Nội (2008), hội viên Hội Nghệ sĩ Ảo thuật Pháp, hội viên Liên đoàn Nghệ sĩ Ảo thuật quốc tế… Nhạc sĩ Bảo Thu hiện là Giám đốc Công ty văn hóa – văn nghệ ca và hát (Tôn Thất Thuyết, P15, Q4).

 .