Sunday, April 3, 2011

Thân Thế & Sự Nghiệp Cố Nhạc Sư Hải Linh

http://nhacthanh.net/diendan/tac-gia-tac-pham-cam-nhan/6449-than-su-nghiep-co-nhac-su-hai-linh.html


Cố Nhạc Sư Hải Linh


I. Thời thơ ấu:Sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Ứng Luật, Phát Diệm (Ninh Bình). Ngày sinh nhằm lễ kính Thánh Phanxicô thành Assisi, nên hai cụ chọn Thánh nhân làm bổn mạng cho Nhạc sư. Nhưng trong giấy khai sinh lại ghi là ngày 30/10/1920.

Nhạc sư hải linh là người con thứ 2 của cụ cố Trần Đức Minh và Nguyễn Thị Lan (thường gọi là cố Chánh Minh). Cụ thân sinh có 4 con trai và 3 con gái. Ngoài Nhạc sư hải linh, Linh mục Trần Đức Hoan là con trai thứ tư. Thân phụ làm nghề đắp tượng. Thân mẫu là một bà ''quản'' phụ trách việc dâng hoa, ngắm lễ, dâng hạt... tại nhà thờ Lưu Phương, Phát Diệm. Chính lời kinh, tiếng hát của thân m ẫu và bàn tay điêu khắc nghệ thuật tinh vi đã là những nhân tố chính, tác thành nên một hải linh biết rung cảm, biết say sưa đắm đuối trong suối nhạc, nguồn thơ...

II. 1931 - 1944:
Năm 1931, dâng mình cho Chúa tại Giáo xứ Đại Đê (Bùi Chu) do sự bảo trợ của Cha già Trác. Cha già đổi tên là Trần Đức Trị.

1932-1934: nhập trường thử Trung Linh (Bùi Chu). Thời gian này đã tỏ ra rất say mê và có năng khiếu về âm nhạc, coi âm nhạc là nguồn sống. Trong khoảng thời gian này, tuy chưa biết gì về nhạc lý nhưng đã bắt đầu sáng tác theo nguồn cảm hứng.

1935-1936: nhập Tiểu Chủng Viện Ninh Cường (Bùi Chu).

1937-1938: giúp xứ An Bài.

1940-1945: Giáo sư trường Thầy giảng Bùi Chu. Bắt đầu sáng tác từ đây. Năm 1944, viết đoản khúc đầu tiên ''Mẹ ơi! đoái thương xem nước Việt Nam''. Cùng với Vũ Minh Trân sáng tác và xuất bản Tuyển Tập Ca Vịnh về Đức Mẹ Đặc biệt về dâng hoa bài Au Paradis cũng được sáng tác trong thời gian này. Cùng với Vũ Minh Trân và các bạn hữu thành lập nhạc đoàn sao mai. Đóng góp cho Nhạc Đoàn này gồm các Thầy như: Nguyễn Quang Lãm, Thăng Ca (Ngô Duy Linh), Thiên Hương (Lê văn Tế), Võ Thanh (Vũ Đình Trác), Thiên Phước Hồ Khanh (Trần Thái Hiệp), Hương Trinh (Thiện Cẩm), Đinh Vương Tịnh, Đinh Vương Trung, Đỗ Văn Qúy, Phạm Liên Hùng.

III. 1945 - 1950:
Mùa Giáng Sinh 1945, sáng tác bản Thánh ca bất hủ Hang Belem. Đây có thể coi như khởi điểm nguồn sáng tác phong phú trải dài suốt 42 năm. Bản nhạc Hang Belem đã được chính ông Minh Châu Đỗ Minh Phúc lo việc ấn loát và phát hành. Nhạc sư Hải Linh gởi lên thủ đô Hà Nội ít bản để phổ biến, đồng thời chính tác giả đem theo bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh, Nhạc sư Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm hợp xướng bản hang belem. Cũng trong Thánh lễ này, Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi (bấy giờ ngài là Linh mục Giám đốc Đại chủng viện Phát Diệm) điều khiển các Đại chủng sinh Phát Diệm hợp xướng bản Tìm Hang Đá của Linh mục Phương Linh mới sáng tác trước đó ít ngày. Ngay sau Thánh lễ, cha bề trên Phạm Ngọc Chi tới gặp Thầy Hải Linh và khen ngợi: ''...bản nhạc của Thầy là một tuyệt tác. Hãy tiếp tục nghiên cứu âm nhạc và sáng tác thêm...''. Kể từ đó, Ngài bắt đầu lưu ý đến tác giả bản nhạc bất hủ này.

Thực sự bắt đầu nghiên cứu âm nhạc, sáng tác thêm một số nhạc phẩm nổi tiếng: chiến sĩ phúc âm, tiếng nhạc oai hùnG, hương quê, thanh niên ca, xuân bính tuất. Tất cả những nhạc phẩm này được phổ biến rộng rãi và được đón nhận cách nồng hậu.

IV. 1950 - 1956:
Năm 1950: Tòa Thánh đặt cử Đức Cha P.M. Phạm Ngọc Chi cai quản Giáo Phận Bùi Chu. Về trọng nhậm địa phận, công việc đầu tiên là Ngài tuyển chọn 50 tu sĩ, chủng sinh đi ngoại quốc học các ngành chuyên biệt. Thầy Hải Linh được cử đi học về âm nhạc tại Rome. Tuy nhiên, trước khi đi Rome, thầy Hải Linh lên Hà Nội gặp Thẩm Oánh và một số nhạc sĩ để bàn thảo một hướng đi mới.

Học tại Âm Nhạc Viện ở Rome một thời gian ngắn, rồi sau đó qua Paris (Pháp) cư ngụ chung trong một căn nhà với Linh Mục Kim Định tại 21 Rue Beaurepaire, Paris X. Trọn vẹn 6 năm, học tại trường Nhạc cesar franck (một trường nổi tiếng dạy về sáng tác) và institute gregorien de paris (chuyên dạy về Bình ca). Tốt nghiệp các văn bằng composition musicale, chef de choeur, diplome de chant gregorien với luận án la couleur vietnamienne dans le chant gregorien (Màu sắc Việt Nam trong Bình ca).

Theo lời thuật lại của Linh Mục Nhạc sĩ Hoàng Kim thì Giáo sư guy de lioncourt, Giám đốc Nhạc viện cesar franck đã nói: ''...trong suốt cuộc đời dạy học của tôi, tôi chỉ gặp được 2 thiên tài: đó là hải linh và kishio hirao (Trưởng ban nhạc Đài phát thanh Tokyo, Nhật Bản)''.

Thời gian này, sáng tác trường ca Ave Maria. Tất cả những sáng tác sau này đều nằm trong 2 chủ đề: tôn vinh thiên chúa & tán tụng quê hương.

V. 1956 - 1960:
Về Việt Nam, dạy Hợp ca tại Nhạc viện Sài gòn. Thành lập Ca đoàn hồn nước. Trong thời gian này sáng tác những nhạc phẩm: ra đời - đà lạt trăng mờ - duyên kỳ ngộ - chuỗi cười - tiếng thu - hò non nước - nhạc việt - cóc quân - chinh phụ ngâm - cung đàn bạc mệnh - lòng mẹ - nữ vương hòa bình.

Mùa Giáng Sinh năm 1957, ca đoàn hồn nước ra mắt lần đầu tại rạp Thống Nhất (Sài gòn) với bản trường ca ave maria dưới quyền điều khiển của Nhạc sư Hải Linh.

Năm 1958, Ca đoàn hồn nước chính thức ra mắt tại Thảo Cầm Viên Sài gòn. Nhạc phẩm đà lạt trăng mờ được trình tấu với phần nhạc đệm do Ban nhạc Đại Hòa Tấu New York của Nhạc Trưởng sherman dưới quyền điều khiển của Nhạc sư Hải Linh.

Năm 1959, điều khiển Ca đoàn hồn nước trong Thánh lễ Đại Trào đại hội thánh mẫu toàn quốc. Bài nữ vương hòa bình được giải nhất trong dịp này.

VI. 1961 - 1970:
Năm 1961 đi Hoa Kỳ khảo cứu về Âm Nhạc và Giáo Dục. Tại đây, Nhạc sư Hải Linh có dịp ra mắt nhạc giới Hoa Kỳ với nghệ thuật điều khiển hợp ca độc đáo và tinh vi, được các Nhạc trưởng, nhạc công và thính giả Hoa Kỳ hết lời ca ngợi. Trong thời gian này, dạy một ít giờ tại Viện Ngôn Ngữ Đông Phương ở California.
VII. 1970 - 1975:
Năm 1970 rời Hoa Kỳ qua Paris (Pháp) rồi về thẳng Sài gòn do lời mời của Hội Đồng Giám mục Việt Nam để thực hiện những dự tính về Âm Nhạc.

1970 - 1975: Giáo sư Âm Nhạc tại Đại học Đà Lạt. Phát triển và đưa Ca đoàn hồn nước tới một trình độ nghệ thuật tinh vi. Hoàn tất được 40 lớp Ca Trưởng tại Sài gòn và Đà Lạt. Thực hiện xong một giờ hợp ca 1 & 2.

Năm 1972, đại hội thánh nhạc toàn quốc khai diễn tại trường Lasan Taberd, Saigon do Ủy Ban Thánh Nhạc tổ chức. Nhạc sư Hải Linh điều khiển Ca đoàn hồn nước và Ca đoàn Đại Hợp Xướng Liên tu sĩ. Sự trở lại trên bục điều khiển sau 12 năm vắng bóng đã đem lại niềm tin tưởng, niềm phấn khởi cho nhiều giới yêu chuộng nghệ thuật Âm Nhạc. Thời gian này, sáng tác thêm Thằng Bờm - Ra Khơi - Ngài Là Thiên Chúa ((Kinh Te Deum)...


VIII. 1975 - 1986:
Tiếp tục dạy sáng tác, ca trưởng tại tư gia. Sáng tác thêm những nhạc phẩm Hồng Ân Thiên Chúa - Tán Tụng Hồng Ân - Bến Thiên Đàng - Khúc Ca Mặt Trời - Trường Ca Các Tạo Vật - Vinh Danh Thiên Chúa - Yêu Con Đời Đời - Con Bướm Trắng - Tình Nước Non - Hoan Ca Mùa Trường Xuân - Chúa Khởi Thắng - Bộ lễ Nữ Vương Hòa Bình - Chúc Tụng Thánh Giuse - Hòa Tấu Khúc Chuông Hòa Bình...

Các mùa Giáng Sinh 1976, 1977, 1978 đều hướng dẫn cho các môn sinh tổ chức những chương trình cầu nguyện Thánh ca tại các trung tâm sinh hoạt công giáo Sài gòn. Đặc biệt, mùa Giáng Sinh 1979, nhờ sự giúp đỡ của cha sở Nhà thờ Huyện Sĩ, Nhạc sư Hải Linh đã tổ chức một đêm thánh ca giáng sinh mang tầm mức quy mô và rộng lớn. Sau đó, tiếp tục tổ chức những buổi cầu nguyện Thánh ca tại Dòng Phanxicô Đakao (Sài gòn) nhân dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật Thánh Tổ phụ dòng. trường ca các tạo vật (bản dịch của Linh mục Vũ Đình Trác) được hoàn thành và trình tấu dịp này.

Mùa Giáng Sinh 1980, trong khi đang hướng dẫn các ca trưởng, các môn sinh để tổ chức đêm cầu nguyện Thánh Ca thần nhạc lên ngôi, quy tụ hầu hết các ca đoàn lớn tại Sài gòn thì biến cố đau thương xảy tới: Vụ án Đắc Lộ (Dòng Tên) đã làm tê liệt hầu hết các ca đoàn. Biến cố nói trên chỉ xảy ra trước Giáng Sinh 1980 có một tuần lễ.

Kể từ sau biến cố này, Nhạc sư Hải Linh âm thầm rút vào bóng tối. Tuy nhiên vẫn tiếp tục dạy sáng tác và ca trưởng cho từng nhóm nhỏ do các giáo xứ gởi đến. Hoàn chỉnh 2 tác phẩm để đời:

1/ lối viết thoáng mỏng - Trình bày một hướng sáng tác độc đáo, nói lên nét đẹp thanh thoát nhẹ nhàng của Á Đông, đặc biệt là Việt Nam. Trình bày lối viết nhạc Việt không cầu kỳ, rườm rà, đồ sộ như nhạc Tây phương. Nhạc sư nhận định: Thế giới ngày nay đang đi tìm một cái gì nhẹ nhàng thanh thoát đáp ứng với nguyện vọng thâm sâu của tâm hồn sau những lúc cảm thấy bấn loạn và bất an. Trong những giờ dạy sáng tác, Nhạc sư Hải Linh luôn luôn nhấn mạnh đến yếu tố này cho các môn sinh.

2/ trình tấu sống động - Nội dung hướng dẫn phương cách để điều khiển một Ban Hợp Ca sao cho đạt tới một trình độ nghệ thuật tinh vi. Làm sao có thể diễn tả được cái hồn của bản nhạc.

Cả 2 tác phẩm này hiện nay đang được thảo luận và tìm phương tiện để ấn hành cùng với những nhạc phẩm của Nhạc sư Hải Linh.


IX. 1986 - 1987:
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, trở lại Hoa Kỳ. Tới San Francisco hồi 8 giờ tối ngày 19 tháng 5 năm 1986. Do sự chuẩn bị và sắp xếp của Linh Mục Nhạc sư Ngô Duy Linh, hồi 10 giờ 30 tối ngày 20 tháng 5 năm 1986 đặt chân tới New Orleans, ngụ tại căn nhà số 3876 Eastview Dr., Harvey, Louisiana (nơi đây có các Cha Ngô Duy Linh, Vũ Hân, Phạm văn Tuệ). Không kịp nghỉ dưỡng sức vì chỉ 2 tuần sau, phải tập dượt gấp gáp cho ca đoàn Hợp Tuyển Việt Nam tại New Orleans kịp trình diễn Thánh ca trong hội nghị thánh nhạc hoa kỳ vào chiều ngày 1/7/1986. Đây là buổi điều khiển đầu tiên sau 16 năm rời Hoa Kỳ. Trong buổi trình diễn này, Nhạc sư Hải Linh đã được 800 ca nhạc sĩ, nhạc công Hoa Kỳ tán thưởng nồng nhiệt. Đây là thành phần cử tọa nghiêm chỉnh, chọn lọc, với một trình độ âm nhạc có tầm vóc. Sau khi trình diễn, Linh mục Giám đốc Ủy Ban Phụng vụ Thánh nhạc Hoa Kỳ, cha Virgil C. Funk đã khiêm tốn đến chào mừng Nhạc sư Hải Linh: ''...tất cả đều dưới bàn tay của ông. Tôi không biết phải dùng những lời cho xứng đáng. Ông nên đưa ca đoàn Việt Nam đi trình diễn Thánh ca trên nước Mỹ. Chúng tôi sẽ giúp đỡ ông...''.

Từ tháng 8 năm 1986 tiếp tục mở những lớp huấn luyện ca trưởng tại New Orleans, California, Portland Oregon, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Missouri, Dallas-Fort Worth (Texas). Trong thời gian này, sáng tác những bản Thánh Ca chuẩn bị cho dịp lễ phong Thánh: kính mừng các thánh tử đạo việt nam, bài ca khải hoàn.

Mùa Giáng Sinh 1986, hướng dẫn và cố vấn cho các buổi trình diễn Thánh ca Giáng Sinh tại California. Ngoài ra, điều khiển ca đoàn La Vang tại Portland, Oregon trong Thánh lễ Đại trào 2 kỳ hành hương 1986, 1987.
Nhân dịp Địa phận Thái Bình mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, nhạc sư Hải Linh qua Houston, gặp gỡ hướng dẫn các ca đoàn tại đây. Đã có chương trình mở lớp huấn luyện ca trưởng tại vùng Houston.

Tháng 7/1987 rời Portland, Oregon về Missouri giúp Ban Thánh Nhạc và mở lớp ca trưởng tại Dòng Đức Mẹ Đồng Công. Điều khiển ca đoàn Tổng Hợp trong Thánh lễ Đại Trào ngày Thánh Mẫu tháng 8/1987.

Dịp Thanksgiving cuối tháng 11/1987, mở lớp ca trưởng tại Dallas-Fort Worth. Rời Dallas-Fort Worth trong một tâm trạng phấn khởi và tươi vui. Chuẩn bị cho lớp ca trưởng tại Houston theo yêu cầu của giới trẻ tại đây...

Do lời mời của Linh mục Nhạc sư Ngô Duy Linh, Nhạc sư Hải Linh đã nhận lời hướng dẫn phần nghệ thuật các bản Thánh ca trong Thánh lễ đêm Giáng Sinh tại họ Đức Mẹ Lên Trời, Avondale, Louisiana. Điều khiển cộng đồng hợp xướng bản Hang Bê Lem. Đây la lần điều khiển và đệm phong cầm cuối cùng trong cuộc đời.


X. 1988:

Hồi 5 giờ chiều ngày 5 tháng 1 năm 1988 rời New Orleans đi Los Angeles, California chuẩn bị tập hát dịp Lễ Phong Thánh. Trước khi tới Los Angeles, máy bay ngưng ở Dallas một thời gian ngắn, gặp và nhắn nhủ anh em nhóm Dallas-Fort Worth.

Đêm 5/1/1988 tới Los Angeles trong một trạng thái mệt mỏi vì tuổi đã cao và phải ngồi trên máy bay lâu giờ. Trải qua một đêm trằn trọc, mất ngủ...

Ngày 6/1/1988, mệt mỏi và muốn tới phòng mạch Bác sĩ. Sau những giây phút đau đớn dồn dập, Nhạc sư Hải Linh từ trần hồi 6 giờ 30 chiều (giờ địa phương) tại bệnh viện Fountain Valley, California.

Linh cửu được đặt tại Nhà Quàn, Hội Việt Nam Tương Tế (Nghĩa Trang Melrose Abbey, 2302 South Manchester, Anaheim, California).

Thánh lễ tiễn đưa cử hành vào lúc 5 giờ 15 chiều thứ Tư ngày 13 tháng 1 năm 1988 tại Thánh đường Saint Callistus (Cộng đoàn Tam Biên) 12921 Lewis St., Garden Grove, California\.

Di chuyển linh cửu về New Orleans, Louisiana trên chuyến bay số 798 Delta Airlines. Máy bay rời Los Angeles hồi 12:20PM (giờ địa phương) tới New Orleans lúc 5:44PM (giờ địa phương) ngày 14 tháng 1 năm 1988.

Thánh lễ cầu nguyện được cử hành tại Westside Funeral Home, Westbank Expressway, Marrero, Louisiana vào hồi 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 1988.

Hồi 9 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 1988 chuyển linh cửu từ Westside Funeral Home tới Nguyện đường Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Avondale, Louisiana (nơi cha Ngô Duy Linh làm quản nhiệm). Phần cầu nguyện Thánh Ca tưởng niệm và Thánh lễ đồng tế trọng thể đã được diễn tiến từ 10 giờ đến 12 giờ 30 trưa. Sau đó, chuyển linh cửu ra nghĩa trang Avondale.


 

Saturday, April 2, 2011

Tiểu Sử Nhạc Sỹ Phanxicô - Nguyễn Đình Diễn.

http://nhacthanh.net/diendan/tac-gia-tac-pham-cam-nhan/5163-tieu-su-nhac-sy-phanxico-nguyen-dinh-dien.html




Nhạc sĩ Phanxicô có tên thật là Nguyễn Đình Diễn, sinh năm 1957 hiện đang sống ở Sài Gòn (Xóm Mới) giáo xứ Lạng Sơn, trước năm 1975 nhạc sĩ Phanxicô có học trong chủng viện Donbosco, nhưng vì gia cảnh nên nhạc sĩ ra lập gia đình sau 1975. Hiện nay ns. Phanxicô có 2 người con, 1 gái 1 trai, Bruce không hỏi tuổi của 2 bé, nhưng bé gái lớn khoảng dưới 12 tuổi. Nhạc sĩ Phanxicô hiện là giáo sư anh văn trường trung học ở VN, đó là nghề chính của nhạc sĩ.

Hồi còn trong chủng viện nhạc sĩ Phanxicô có học âm nhạc như những chủng sinh khác, nhưng khi xuất ra rồi thì nhạc sĩ vẫn tiếp tục theo học âm nhạc ở khóa riêng của linh mục nhạc sư Kim Long, trong nhóm thời đó có: Phanxicô, lm. Nguyễn Duy, Hải Triều, Anh Tuấn, Ngọc Côn v.v...., trong thời gian khó khăn của đất nước thì các nhạc sĩ này học một cách âm thầm và hoạt động rất kín đáo. Tác phẩm đầu tay của ns. Phanxicô là Mẹ Nhân Loại viết trong thập niên 70, đến năm 80 thì ns. Phanxicô cho ra một loạt tác phẩm nổi tiếng mà mọi người chúng ta ai cũng biết, đó là 10 bài Cầu Cho Cha Mẹ, bài Cầu Cho Cha Mẹ 1 bắt đầu viết vào năm 1980, đến 1990 thì Phanxicô hoàn tất 10 bài Cầu Cho Cha Mẹ. Vì thời điểm đó còn đang hiếm tác phấm báo hiếu, nên từ cảm hứng một nhạc phẩm của lm. Dao Kim đã khiến cho ns. Phanxicô đáp ứng 10 bài Cầu Cho Cha Mẹ liên tục trong thời gian làm ca trưởng của ca đoàn thiếu nhi vào thời gian đó.

Hiện nay ns. Phanxicô có khoảng trên dưới 200 ca khúc thánh ca, và tất cả đã được ban thánh nhạc VN chuẩn duyệt để hát trong phụng vụ. Phanxicô vẫn hoạt động âm nhạc âm thầm và sinh hoạt trong nhóm ban thánh nhạc giáo phận Sài Gòn. Năm 2001 vừa rồi 10 bài CCCM của ns. Phanxicô đã được nhóm Thiếu Nhi Thánh Thể bên Mỹ tài trợ cho cuốn CD Cầu Cho Cha Mẹ. Đây là một tác phẩm quý giá đối với tác giả cũng như trong mọi gia đình VN nói chung.

ACE có thể liên lạc với nhạc sỹ qua địa chỉ:
Nguyễn Đình Diễn- 2/8 đường Lê Đức Thọ, F.16, Gò Vấp - Sài Gòn, TP. HCM
Email: dienpxc@hotmail.com


 

Đôi Nét Về Sự Nghiệp Âm Nhạc Của Linh Mục Nhạc Sư Kim Long.

http://nhacthanh.net/diendan/tac-gia-tac-pham-cam-nhan/6435-doi-net-ve-su-nghiep-am-nhac-cua-linh-muc-nhac-su-kim-long.html




Mừng kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của linh mục Kim Long, trong tinh thần tôn vinh Thiên Chúa và cổ vũ sinh hoạt thánh nhạc, Tổng giáo phận Hà Nội đã đứng ra tổ chức Đêm Thánh Ca với chủ đề CA LÊN ĐI MỪNG CHÚA GIÁNG SINH vào ngày 18.12.2007. Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đôi nét về linh mục nhạc sư Kim Long.

Linh mục Kim Long sinh ngày 09.01.1941 tại họ đạo Bách Tính, giáo phận Bùi Chu. Ngài đến với thánh ca rất sớm. Năm 1949, khi mới tám tuổi, ngài tham gia ca đoàn họ đạo. Có lẽ những bài bình ca đầu tiên thời thơ ấu đã ảnh hưởng nhiều đến tâm thức và khuynh hướng âm nhạc sau này của Ngài.

Biến cố năm 1954, cậu bé Kim Long cùng với gia đình di cư vào Nam và cậu học tại tiểu chủng viện Thánh Phanxicô. Năm 1957, với sự khích lệ ân cần của cha giáo Ngô Duy Linh, ngài viết tác phẩm thánh ca đầu tay: “Con hân hoan”. Lúc này ngài vừa tròn 17 tuổi. Cuốn nhạc của ngài xuất bản đầu tiên là cuốn “Suối Thiêng”

Năm 1960, với tác phẩm “Kinh Hoà Bình" bất hủ, Kim Long đã đưa lời cầu nguyện tuyệt vời của thánh Phanxicô Assisi thấm sâu vào lòng muôn ngàn tín hữu. Đây là năm thật đáng nhớ của người nhạc sĩ vì gắn liền với tác phẩm được nhiều người biết đến và yêu mến nhất.

Từ năm 1961, tập thánh ca “Ca Lên Đi" đầu tiên trong số 25 tập của nhạc sĩ Kim Long bắt đầu ra mắt. Tập đầu tiên này được in tại nhà in Nguyễn Bá Tòng.
Năm 1968, nhạc sĩ lãnh nhận tác vụ linh mục và sau đó đi du học tại Giáo Hoàng Học Viện về Thánh Nhạc tại Rôma. Cha chọn chuyên ngành bình ca vì quan niệm rằng bình ca có những giá trị đặc biệt đem lại ánh sáng cho việc sáng tác thánh ca của mọi thời đại.

Năm 1973 cha về nước và coi sóc giáo xứ Đức Hoà, thuộc giáo phận Mỹ Tho. Đồng thời, cha dạy thánh nhạc tại Đại học Đà Lạt, Đại học Thành Nhân, Đại chủng viện Sàigòn và biên soạn nhiều sách giáo khoa về âm nhạc.

Sau biến cố 1975, cha đã âm thầm tiếp tục viết thánh ca, để rồi lần lượt cho ra đời những tuyển tập “Ca lên Đi” từ số 10 cho đến số 25. Linh mục Nguyễn Duy nhận định: ”Trong những tuyển tập Ca Lên Đi này, người ta thấy một dòng nhạc mới xuất hiện, nhiều đảo phách và nghịch phách hơn, lời ca được dệt mang nhiều chất thơ hơn và nhiều trăn trở hơn”. Một trong những bài thánh ca nổi tiếng của những sáng tác mới này là bài: “Chúa Không Lầm”.

Từ những năm đầu thập niên 80 thế kỉ trước, cha nhận thấy nhu cầu nở rộ của các ca đoàn tại Sài Gòn và các giáo phận khác, nên ngài đã suy tư, cầu nguyện để viết nên những trang hợp xướng. Những bài hợp xướng này đa phần khởi hứng từ Kinh Thánh và những lời thơ của Đức Ông Xuân Ly Băng. Hai tuyển tập Hợp ca đã ra đời từ hoàn cảnh đó. Có một điều thật kì lạ: Trong thời gian vô vàn gian khó này, nhờ ơn Chúa ban, cha lại viết nhiều hơn, dạy nhiều hơn. Trong giai đoạn này Ngài đã chăm sóc truyền thụ rất tận tình không chỉ kiến thức và kinh nghiệm âm nhạc, thánh nhạc mà nhất là cái tâm một lòng phụng sự Chúa và Giáo hội trong lĩnh vực thánh nhạc cho các học trò, trong số này có thể kể tới linh mục Nguyễn Duy, Huy Hoàng, Phanxicô Ngọc Linh, Anh Tuấn, Viết Khôi, Hải Triều, Cát Minh… Cũng trong thời gian này, Ngài cùng các với các môn sinh và thân hữu cho phổ biến 5 tập “Chung Lời Ngợi Ca”.

Năm 1994, lại một điều kì lại khác xảy ra, theo lời cha kể: ngài lâm trọng bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ, ngài đã chuẩn bị sẵn sàng ra đi với lời than thở: “Chúa ơi, sao gọi con về sớm thế!” Nhưng vì công việc soạn nhạc cho tất cả các Thánh Vịnh Đáp Ca dùng trong phụng vụ còn đang tiến hành dở dang, nên ngài nài xin: “Nếu đẹp ý Chúa, xin Ngài ban thêm chút thời gian cho con để công việc được hoàn thành…”. Và tuyệt vời thay, Chúa đã nhậm lời. Bộ sách THÁNH VỊNH ĐÁP CA đã ra đời đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn và theo đúng ý Hội thánh.

Từ đó, ngài vẫn tiếp tục sáng tác. Những năm gần đây, cha chấp bút với đề tài thánh ca suy niệm để phục vụ những buổi tĩnh tâm và đời sống thiêng liêng trong các tu viện… Tới nay đã hoàn thành trên 1.000 bài.

Đến nay vừa tròn 50 năm, nhiều bài thánh ca của cha Kim Long đã luôn đồng hành và phục vụ cho các cử hành phụng vụ cũng như các buổi hội họp cầu nguyện của tín hữu. Ngài luôn nhủ lòng mình cùng căn dặn môn sinh: một bài Thánh ca hay là bài Thánh ca được cầu nguyện hai lần. Lần thứ nhất tác giả phải cầu nguyện để viết ra, lần thứ hai người hát phải cầu nguyện để hát bài Thánh ca ấy. Bởi vì chủ đích của bài Thánh ca chính là để cầu nguyện với Chúa bằng lời ca. Suốt 50 năm làm việc liên tục không ngừng nghỉ trong ơn gọi viết thánh ca, điều cha hằng thao thức là làm thế nào để lúc viết và hát thánh ca cũng là lúc cầu nguyện.

Chúng ta cũng không quên những tập thánh ca nhỏ viết về Mùa Vọng và Giáng Sinh, Mùa Chay và Phục Sinh với tựa đề thật dễ thương: “Những Bông Hoa Nhỏ”.

Thêm vào đó, cha còn đảm trách những công việc chuyên môn với tư cách là Phó ủy ban Thánh nhạc Việt Nam và Tổng Thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Song song với sự nghiệp sáng tác, cha còn tích cực giảng dạy thánh nhạc cho nhiều nơi: Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, các đại chủng viện Hà Nội, Huế, Sài Gòn; các Hội Dòng, các giáo phận từ Nam tới Bắc. Thêm vào đó, cha còn soạn thảo những giáo trình và những tập sách nghiên cứu về âm nhạc như: Nhạc lý căn bản, Hoà âm, Đối âm, Hướng dẫn Đánh nhịp, Một vài kinh nghiệm để viết thánh ca, Thánh nhạc trong Phụng Vụ…

Vừa tròn một nửa thế kỉ dâng hiến cho Chúa, cho Giáo hội qua sự nghiệp thánh nhạc với gia tài hơn 3,000 bài thánh ca, linh mục Kim Long quả thực là người đã sống chết với thánh ca. Phải là một người có tâm hồn rất phong phú về nghệ thuật lẫn tâm linh, cộng với những khát vọng và nỗ lực vượt bậc mới có thể có được một gia tài phong phú như thế. Trong sự nghiệp thánh nhạc, ngài luôn nhủ lòng mình cùng căn dặn môn sinh: một bài Thánh ca hay là bài Thánh ca được cầu nguyện hai lần. Lần thứ nhất tác giả phải cầu nguyện để viết ra, lần thứ hai người hát phải cầu nguyện để hát bài Thánh ca ấy. Ngài luôn tâm niệm: Viết Thánh ca không phải vì mục đích để lại những tác phẩm lưu danh. Hát Thánh ca không phải là dịp để phô trương tài năng của mình. Nhưng viết và hát thánh ca là để cầu nguyện với Thiên Chúa. Viết và hát thánh ca là vì Chúa, vì Giáo hội và vì cộng đoàn.

Khi cha Kim Long sáng tác hoặc giảng dạy là cha đang làm việc đặt lương tâm cha trước mặt Thiên Chúa. Cha đã nhận được nén bạc Chúa trao, và ước nguyện của ngài cố gắng hết sức sinh lợi nén bạc đó. Vì thế, ngài không bao giờ trông mong tiền tác quyền hay những lời khen ngợi mà chỉ mong có được nhiều người đồng cảm với mình để cùng hát lên và cầu nguyện bằng những bài thánh ca với trọn vẹn tấm lòng tin mến.

Các tác phẩm của linh mục nhạc sư Kim Long theo dòng thời gian:

Năm 1957: CON HÂN HOAN - KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG.
Năm 1958-2001:
- 25 tập CA LÊN ĐI
- 5 tập CHUNG LỜI NGỢI CA (cùng với thân hữu và môn sinh)
- Tuyển tập HỢP CA - THÁNH VỊNH-THÁNH CA - 2 tập CỘNG ĐOÀN HOÀ CA
- THÁNH VỊNH ĐÁP CA - 2 tập NHỮNG BÔNG HOA NHỎ
- 5 tập BÀI CA SUY NIỆM.
Năm 2002:
- Tuyển tập CA LÊN ĐI (1000 ca khúc phổ thông)
- BÀI CA SUY NIỆM 6.
Năm 2003: tuyển tập HỢP CA 2.
Năm 2004-2006: BÀI CA SUY NIỆM 7-9
Năm 2007: BÀI CA SUY NIỆM 10.


Nguyễn Xuân Trường

Nguồn: http://www.gpnt.net/diendan/showthread.php?t=4997

 

Vài nét về nhạc sĩ Thông Vi Vu

http://nhacthanh.net/diendan/tac-gia-tac-pham-cam-nhan/10477-vai-net-ve-nhac-si-thong-vi-vu.html

Vài nét về nhạc sĩ Thông Vi Vu - Đức Gm Giuse Vũ Duy Thống:
Ðức Cha Giuse Vũ Duy Thống, GM phụ tá Tổng giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh, sinh năm 1952, gốc giáo phận Thái Bình. Sau khi mãn tiểu chủng viện Long Xuyên, thầy Giuse Thống học triết và thần học tại Ðại chủng viện thánh Giuse, Thành Phố Hồ Chí Minh, thụ phong linh mục năm 1985, và nhập tịch tổng giáo phận này.
Sau khi chịu chức, Cha Thống làm cha sở giáo xứ Bạch Ðằng trong 7 năm trời, cho đến khi được gửi đi du học tại Học viện Công Giáo Paris, từ năm 1992, và đậu maitrise Thần Học năm 1998. Trở về nước, Cha Thống dạy tại Ðại chủng viện thánh Giuse tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đức Cha thụ phong giám mục vào ngày 17/08/2001 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn.
(Theo http://www.mucvu.ch/)

Nhạc sĩ Thông Vi Vu đã sáng tác khoảng 30 bài, đa số là các bài hát về Noel như: Mưa hạt cứu rỗi, Cánh thiệp Noel, Thông vi vu, Ba Vua lên đường, Khúc ca Noel, Noel đã về rồi, Tít trên cao...
2 album đã xuất bản: Rộn ràng Noel vol 1 - Réo rắt Noel vol 2


 

Friday, April 1, 2011

NHẠC SĨ PHÓ TẾ VŨ THÀNH AN

http://thanhcavietnam.org/forum/showthread.php?t=11061


Vũ Thành An ở phía trên bên phải

Lớp Ðệ Tứ trường Trần Lục, Du Tử Lê  đầu hàng thứ ba từ dưới lên phía trái
Kỳ thi Tú Tài 1 năm 1961 bị rớt về trường Hưng Ðạo học tiếp Ðệ Nhị, năm 1963 đậu Tú Tài Toàn Phần. Trong suốt thời gian trung học đều tham gia hoạt động văn nghệ trong lớp: ca hát, đóng kịch, làm bích báo. Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là Nhạc Sỹ Chung Quân chê. Trong thời gian học tại trung học Hưng Ðạo sáng tác nhạc cuả các bài Không Tên Số 2, Không Tên Số 6, Không Tên Số 8.
Năm 1963 được Linh Mục Trần Ðức Huynh, Giám Ðốc trường Hưng Ðạo cho dạy lớp Ðệ Thất để có tiền tiếp tục học Ðại Học. Tiếp tục dạy học cho đến năm 1973 thì nghỉ vì quá bận rộn trong công tác Trưởng Cơ Sở Dân Vận Gia Ðịnh.

Cuối năm 1963 được nhận vào làm Phóng Viên Ðài Phát Thanh Saigon. Gặp Nhà Thơ Nguyễn Ðình Toàn, 1965 cùng với Nguyễn Ðình Toàn sáng tác Tình Khúc Thứ Nhất, bắt đầu làm chương trình Nhạc Chủ Ðề cùng Nguyễn Ðình Toàn.
Năm 1965 bị chấn động tinh thần mạnh vì cuộc tình gẫy đổ, sáng tác bài Không Tên Cuối Cùng
 


Năm 1967 gặp gỡ lần thứ hai, động viên nhập ngũ khóa 25 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Năm 1968 một lần nữa cuộc tình gãy đổ, sáng tác Bài Không Tên Số Hai.
Năm 1969 lập gia đình.
Năm 1972 tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa.
Năm 1973 làm Trưởng Cơ Sở Dân Vận Gia Ðịnh, 1974 .Trưởng Phân Khối Văn Hóa, Văn Hoá Vụ Bộ Thông Tin Chiêu Hồi. 1974 Phụ Tá Trưởng Khối Chương Trình Thời Sự kiêm Trưởng Phân Khối Chương Trình, Trưởng Phân Khối Kế Họach Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam Cộng Hòa.


 



Làm việc tới 10:10 sáng ngày 30 tháng 4 băm 1975.
1975-1985: Cải tạo, đoạn đời đầy oan trái, gia đình gãy đổ
21 tháng 3 năm 1981: Biến cố quan trọng nhất: Rửa tội vào đạo Công Giáo
1987 lập lại gia đình



1991 Ðịnh cư tại Orange County Hoa Kỳ, 1992 về ở hẳn tại Portland Oregon cho đến nay.

Ðến Orange County, California, USA 1991
Cùng các Nhạc Sỹ đàn anh:
Từ phải sang trái: Văn Phụng, Song Ngọc, Nam Lộc, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Túc, Vũ Thành An, Từ Công Phụng.
1996: Theo học Thần Học.
1999: Ðược phong chức Ðọc Sách ( Reader ) và Acolyte ( Thừa tác viên bàn thờ)

2001: Ðược phong chức Ứng Viên Phó Tế: Deacon Candidate tại Tổng Giáo Phận Portland.November 23, 2002: Phong chöùc Phoù Teá
================================================== =* Xin mời quý ACE xem thêm: http://vuthanhan.com/
(nguồn : http://www.vuthanhan.com/tieusu3.htm)

* Các tác phẩm Thánh Nhạc của Nhạc sĩ Pt.VTA có trên Thánh Ca Việt Nam:
http://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#Artist,348

Phỏng Vấn nhạc sĩ Vũ Thành An

http://www.honque.com/PhongVan/pvVuThanhAn/pvVuThanhAn.htm


Nhạc tình Vũ Thành An là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lã lướt với lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe . Những diễn tả đau thương, trách cứ, giận hờn theo từng cung bậc ập vào tâm khảm đến rã rời, đến ray rứt . Ai chẳng từng yêu, chẳng từng xót xa, lo âu ? Thế nên cuối thập niên 60, tới đầu thập niên 70, một chuỗi sáng tác của Vũ Thành An, với "Tình Khúc Thứ Nhất", "Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi", các bài "Không Tên" được quần chúng đón nhận nồng nàn và nghiễm nhiên trở thành những bản "Nhạc Tình Vũ Thành An", một dấu ấn lãng mạn của thời Nhạc Vàng!

Đang lúc thăng hoa, đột ngột thời thế đổi thay . Cùng với số phận miền Nam, người Nhạc Sĩ chỉ viết Nhạc Tình bỗng dưng phải chịu một thời hoa niên trong tù đầy . Trong thời gian này Nhạc Sĩ VTA có sáng tác không? Khi qua được bến bờ tự Do, thì ông đã trả lời câu hỏi này qua nhiều bản nhạc Tình mới, và một loạt nhạc "Nhân Bản Ca". Nhạc của VTA mang dáng dấp mới. "Bài không tên cuối cùng tiếp nối" là một chấp nhận. "Đời Đá Vàng" là một cái nhìn triết lý . "Tình Xưa Gái Huế" nghe nhẹ nhàng không phải là những ray rứt, trách cứ như ngày nào . Giới thưởng ngoạn đang trong thời kỳ hấp thụ dòng nhạc mới này của VTA, thì bỗng dưng Vũ Thành An tuyên bố ông không sáng tác Nhạc Tình nữa, mà chuyển hướng qua con đường sáng tác Nhạc Thánh Ca . Thật là một bất ngờ, đối với một số giới ái mộ, có thể là mốt thất vọng xen lẫn với những bàng hoàng tiếc nuối . Phải chăng sự đổi thay này xuất phát từ mười năm giam hãm tù đầy ? Chắc hẳn mười năm là một thời gian dài, với rất nhiều thời giờ để suy tư ! Thế nhưng thắc mắc hay chấp nhận sự đổi thay này, chúng ta hãy cùng nghe lời tâm sự của chính Nhạc Sĩ, qua buổi phỏng vấn mà ông đã ưu ái dành cho Hồn Quê.

Phỏng vấn Nhạc Sĩ Vũ Thành An là một hân hạnh, nhưng thú thật cũng khớp, vì không biết phải đặt những câu hỏi nào để thích hợp với một người đã tuyên bố gác kiếm qua một bên (gần như thế) . Nhưng khi đối mặt Nhạc Sĩ thì tôi thở phào nhẹ nhõm . Nhạc Sĩ ăn nói nhẹ nhàng, anh có vẻ trẻ hơn trong hình, mắt sáng, và miệng hình như khi nào cũng hơi cười mỉm .

Trần Viết Minh-Thanh (TVMT): Nhạc sĩ học nhạc từ lúc nào, với ai?
Vũ Thành An ( VTA): Tôi học nhạc từ hồi còn rất nhỏ. Một trong những thầy dạy tôi ở trung học là nhạc sĩ Chung Quân, tác giả bài Làng Tôi.

TVMT: Nhạc sĩ đã dùng nhạc cụ nào để xử dụng trong khi sáng tác? Qua thời gian có thay đổi cách sáng tác không? Tỉ dụ như xưa dùng guitar, bây giờ Thánh Ca thì dùng đàn dây, piano?
VTA: Tôi thường dùng guitar

TVMT: Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là Nhạc Sĩ Chung Quân chê. Ca khúc có được phổ biến không?
VTA: Đã lâu lắm rồi tôi không nhớ rõ là bài gì. Tôi muốn nhắc lại sự kiện này là để nói với các bạn trẻ là đừng nản chí với những lời chê khen, hãy cố gắng, thể nào cũng thành công.

TVMT: Theo lời Nhạc Sĩ, Nhạc Sĩ sáng tác bài "Không Tên Cuối Cùng", năm 1965, nghĩa là lúc Nhạc Sĩ được 22 tuổi, khi bị chấn động tinh thần mạnh vì cuộc tình gẫy đổ. Vậy Nhạc Sĩ sáng tác bài "Không Tên Cuối Cùng Tiếp Nối năm nào ? Nhạc Sĩ có thể cho biết lý do tại sao Nhạc Sĩ lại sáng tác bài KTCCTN hay không ?
VTA: Tôi viết lời thứ hai cho Bài Không Tên Cuối Cùng cũng như Những Bài Không tên khác vào năm 1991. Những năm tháng bị giam cấm ( 1975-1985 ) tôi đã tiếc là đã viết những lời không nên viết, đặc biệt nhất là Bài Không Tên cuối cùng. ( Mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng ?) Chắc chắn là những lời này được hát đi hát lại nhiều lần ở khắp nơi đã ảnh hưởng tới người bạn cũ của tôi. Tôi nghĩ là sẽ không bao giờ có cơ hội nói lại những điều mình không nên nói ấy. Năm 1991 khi được ra Hải Ngoại tôi đã thực hiện ngay ý định của mình.

TVMT: Không Tên Cuối Cùng", năm 1965, Cuối Cùng, là hết, có nghĩa là lúc đó N.S. không tính sáng tác bài "Không Tên" nào nữa ? Vậy sao N.S. lại cho ra các bài KhôngTên sau ?
VTA: Không Tên cuối cùng là kỷ niệm cuối cùng của một cuộc tình. Ngoài mối tình ấy tôi cũng có những mối liên hệ khác.

TVMT: Tại sao lại Không Tên, với lời nhạc phong phú chắc chắn N.S. VTA có tựa để đặt cho bản nhạc, mà lại đặt là Không Tên?
VTA: Tôi muốn tạo sự chú ý của thính giả.và cũng muốn dấu tên những người bạn liên quan đến những bài hát ấy.

TVMT: Được biết Nhạc Sĩ lập gia đình lần đầu tiên năm 1969, Nhạc sĩ có bài hát nào ca tụng tình yêu thăng hoa, vui vẻ vào thời điểm này không?
VTA: Tôi có làm bài Không Tên Số 5 cho người vợ đầu tiên.

TVMT: Những bản Tình Ca cuối cùng của Nhạc Sĩ VTA, (Bài Không Tên Cuối Cùng Tiếp Nối, Bài Không Tên Số 12, Bài Không Tên Số 50, Hồn Lạnh Nắng Phai, Tình Xưa Gái Huế) những bài này được sáng tác vào thời điểm nào?
VTA: Bài Không Tên đầu tiên được sáng tác trước 1975. Những bài sau đó được viết sau 1985

TVMT: Bài Không Tên số 12 – Hình như bản hát mang Niềm Hy Vọng, anh có thể cho biết thêm về bản nhạc được không?

"Cõi trên đã nhìn xuống ta mỉm cười ...
Lồng lộng chiều tung mái tóc
Sâu thẳm hồn em đã khóc
Mong cầu rồi ra có ngày mãi xum vầy.
 VTA: Bài này tôi sáng tác sau năm 1985, lúc ấy tôi đã gặp được người bạn cho tôi lại niềm vui sau bao nhiêu năm đau khổ.

TVMT: Thưa Nhac sĩ bài "Đời Đá vàng " .. trong đó có nhắc đến " tình yêu " nhưng là một thứ tình yêu đã vượt qua khỏi tình lứa đôi nên theo nhạc sĩ nên xếp bài này như là một trong các bài trong Nhân bản ca hay không?
VTA: Bài Đời Đá Vàng là bài Không Tên 40. Những câu sau cùng được viết sau này ( 1994-2000) cho nên mang nhiều chất Tình Người hơn. Dù sao bài hát cũng đã được đăt tên rồi.

TVMT: Nhạc Sĩ có bao nhiêu bài Nhân Bản Ca hết thảy ? Làm trong tù, làm sao N.S. nhớ hết được?
VTA: Cho tới bây giờ tôi có tất cả khoảng 60 bài Nhân Bản. Rất tiếc tôi chưa có dịp phổ biến hết đến thính giả. Hiện tôi đã đưa những bài này lên net ở vuthanhan.com. Qủa thật có nhiều bản tôi đã làm và quên mất.

TVMT: Tại sao chia ra là Nhân Bản ca ? Tình Người, cứ gọi là Tình Ca, thì có thể bản nhạc được phổ biến hơn không ?
VTA: Nhân bản Ca để nói về Tình Yêu rộng và lớn hơn tình yêu đôi lứa. Tôi nghĩ một bài hát được phổ biến rộng rãi là do nội dung bài hát và lúc đầu phải quảng cáo thật mạnh.

TVMT: Trong thời gian cải tạo có bao giờ N.S. mất niềm hy vọng không ? Khi nào thì biết được gẫy đổ của gia đình, trong khi còn đang trong lao tù, cải tạo?
VTA: Không bao giờ tôi mất hẳn niềm hy vọng cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Mầm mống sự gẫy đổ của gia đình tôi đã có trước năm 1975.

TVMT: VTA đã sống thế nào khi ra khỏi tù?
VTA: Tôi đi kèm trẻ tại tư gia

TVMT: 1987 lập lại gia đình Gặp người bạn đời hiện tại trong trường hợp nào ?
VTA: Tôi gặp vợ tôi hiện nay khi tôi đi dạy học. Mấy người con của bà là học trò của tôi.

TVMT: Mấy năm sau N.S. VTA có nói sẽ không sáng tác nhạc tình ca nữa, tại sao thỉnh thoảng lại thấy 1 bản nhạc tình của anh VTA mới sáng tác, thí dụ bản "Hạt Sầu thơ Trường Đinh, N.S. VTA phổ nhạc thành bản tình ca tháng 10 năm 2001
VTA: Nôi dung bài Hạt Sầu không phải là tình ca đôi lứa. Có những bài tình ca đã và có thể sau này được phổ biến là những bài tôi đã sáng tác rất lâu. Chẳng hạn bài Đời Đá Vàng đã có từ năm 1974.

TVMT: Không sáng tác Tình Ca nữa, nhưng N.S. còn thưởng thức nhạc tình nữa không?
VTA: Có chứ, nếu là nhạc hay. Tôi chỉ không còn lụy vì tình trai gái nữa mà thôi.

TVMT: Nhạc Sĩ có cảm tưởng thế nào khi tình cờ nghe Nhạc Tình của mình còn được rất nhiều ca sĩ hát trên đài ?
VTA: Tôi vui vì những gì mình viết ra còn được nhắc đến.

TVMT: Dù N.S. đã cho "Tình Ca" lui vào quá khứ, nhưng nếu một người ái mộ N.S. đã lâu, có dịp đối diện với N.S. và trình bày với N.S. như sau:
"Trước sau tôi vẫn coi Vũ Thành An là N.S. đi rao giảng tình yêu và từ khi N.S. chuyển hướng, tôi coi như là N.S. VTA đã ... " không còn " , xin lỗi đã khuấy động đến con đường N.S. đã chọn hiện nay " thì nhạc sĩ sẽ nghĩ sao ?
VTA: Mọi sự biến đổi theo thời gian. Chúng ta ngày hôm nay không giống như chúng ta ngày hôm qua. Vũ Thành An của những Bài Không Tên chắc chắn đã thay đổi sau 40 năm trải qua nhiều biến động. Ngày xưa tôi chỉ biết yêu và đau khổ cho một người, nay tôi học để yêu và hy sinh cho Thiên Chúa và cho anh em .Tôi chắc chắn rằng mỗi lúc tôi một gần ngày trở về quê Trời. Tôi vẫn đang cầu xin cho mọi người và cho mình trong những ngày tháng còn lại.

TVMT: Minh-Thanh nhận thấy kỳ nhạc sĩ ra Thánh ca này, không một ca sĩ nào trình bày bản Nhạc Tình nào của Nhạc Sĩ, có phải họ tự động tránh trình bày vì sự có mặt của Nhạc Sĩ trong khán đài, hay Nhạc sĩ yêu cầu họ .
VTA: Buổi ra mắt Thánh Vịnh Đáp Ca không phải là một buổi trình diễn. Đây là buổi giới thiệu tácphẩm của tôi với các Ca Đoàn vì tôi biết họ rất cần loại nhạc này.

TVMT: Nếu có sự hiện diện của Vũ Thành An, mà có người nào hát Nhạc Tình của Nhạc Sĩ thì Nhạc Sĩ nghĩ sao ?
VTA: Đó là một điều tôi rất hân hạnh

Đây là phần câu hỏi về Thánh Ca

Một sáng Chủ Nhật trời mây bàng bạc, Tiểu SaiGòn chào đón Nhạc sĩ Vũ Thành Anh tại Trung Tâm Công Giáo, qua buổi ra mắt tập Thánh Ca đầu tiên của ông, tựa là : "Con Nâng Tâm Hồn Lên Tới Chúa'". Tập Thánh Ca này lấy lời từ Thánh Vịnh ra, (Thiên Chúa Giáo), còn được gọi là Thi Thiên (thơ của Trời, theo Tin Lành). Nhạc Sĩ Vũ Thành An đã trình bày một vài bản Thánh Ca từ tập Thánh Ca này. Giọng của Nhạc Sĩ VTA rất tốt, khoẻ, khuôn mặt rạng rỡ, hạnh phúc . Nhạc Sĩ được sự đón tiếp nồng hậu của Hội trường gồm nhiều đoàn thể Thánh Ca trong vùng quận Cam.

TVMT: Về Thánh Ca, Nhạc Sĩ cho biết đã mất 8 năm để hoàn thành tập Thánh Ca đầu tiên này . Vây từ ngày đầu tiên đến đất Mỹ Nhạc Sĩ đã bắt đầu sáng tác Thánh Ca rồi hay Nhạc Sĩ đã sáng tác bên Việt Nam ?
VTA: Thực ra tôi đã soạn Thánh Vịnh số 1 ngay từ năm 1981 khi tôi bắt đầu có Đức Tin. Tôi muốn dùng khả năng Chúa cho để phục vụ Người. Rất tiếc là lúc đó tôi không có được bản dịch tốt nên tôi ngưng lại. Mãi tới năm 1994, tôi tham gia Ca Đoàn tại Portland nên có môi trường để soạn tiếp.

TVMT: Nhạc Sĩ sáng tác Thánh Ca thế nào, viết nhạc trước hay đọc Thánh Vịnh và cảm tác ra giòng nhạc đi đôi với những gì mình thâu nhận được từ Thánh Vịnh?
VTA: Tôi soạn Thanh Vịnh theo bản dịch của Giáo Hội. Ngoài những bài phóng tác ( được phát hành kỳ này ) tôi còn soạn những bài hầu như nguyên văn bản dịch. Tôi hy vọng rằng vài năm nữa tôi sẽ hoàn tất soạn Thánh Vịnh Đáp Ca theo đúng nguyên văn sách Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

TVMT: Có hy vọng Thánh Ca đuoc hát cho cong đồng khác ngoài VN như ngoại quốc, vậy có chuyển lời như tiếng Mỹ Pháp ngoài tiếng VN?
Số lượng Nhạc Thánh Ca trong Nhà Thờ tiếng Việt có là số lượng lớn không ? Nhạc Sĩ có thấy sự khó khăn khi phổ Biến nhạc Thánh Ca do mình sáng tác, để thay những bản Thánh Ca đang được hát trong các buổi lễ trong các Nhà Thờ hiện nay chăng ?
VTA: Nhạc Việt vừa tình ca vừa thánh ca rất khó được phổ biến trong Cộng đồng người ngoại quốc.
Số lượng các bài Thánh Ca và Thánh Vịnh của Giáo HộiCông Giáo Việt Nam thật nhiều và thật phong phú. Tôi hy vọng có thể đóng góp một phần rất nhỏ bé trong việc tôn vinh Thiên Chúa bằng lời ca tiếng hát.

TVMT: Sáng tác Thánh Ca có dễ dàng hơn sáng tác Tình Ca không?
VTA: Tình ca được soạn theo cảm hứng. Thánh Vịnh, Thánh Ca cần phải soạn đúng theo Thần Học và Tín Lý.

Mời nghe nhạc Thánh Ca - Vũ Thành An
Thánh Vịnh số 1
Thánh Vịnh số 21
Thánh Vịnh số 24
Thánh Vịnh số 31
Thánh Vịnh số 39
TVMT: Còn biết bao nhiêu người yêu dòng Nhạc Tình của Vũ Thành An, thính giả có hy vọng gì được nghe một bản nhạc Tình mới của Vũ Thành An không ?
VTA: Còn rất nhiều bản Tình Ca của Vũ Thành An thính giả chưa nghe hát bao giờ. Những bài này được in trong Vũ Thành An Tình Khúc toàn tập.

TVMT: Kết Luận - Xin có đôi lời tả Vũ Thành An ngày hôm nay và Tương Lai
VTA: Vũ Thành An trước khi có Đức Tin là một người chưa thấy ý nghiã của cuộc sống. Aùnh sáng đã rọi soi cho Vũ Thành An con đường để đi trong những năm tháng còn lại. Chắc là VTA còn sống trên đờøi này chẳng được bao năm nữa, vì vậy trong từng ngày VTA cầu nguyện cho mọi người và cố gắng chuẩn bị hành trang tốt cho mình để trở về cuộc sống đời sau.

Trần Viết Minh Thanh thực hiện

.

Vũ Thành An

http://www.vuthanhan.com/tieusu2.htm

Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Nam Ðịnh.   Năm 1953 có đàn Mandoline đầu tiên. Năm 1954 di cư vào Nam.

Năm 1954 học tại trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương, Saigon. 1955 học lớp Ðệ Thất trung học Hồ Ngọc Cẩn.  1956 lên Ðệ Lục được di chuyển cả lớp về Chu Văn An. Năm 1958 một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Trần Lục học lớp Ðệ Tứ, sau khi đậu Trung Học Ðệ Nhất Cấp, học hết lớp Ðệ Tam và một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Nguyễn Trãi năm 1960 học lớp Ðệ Nhị.

Kỳ thi Tú Tài 1 năm 1961 bị rớt về trường Hưng Ðạo học tiếp Ðệ Nhị, năm 1963 đậu Tú Tài Toàn Phần.  Trong suốt thời gian trung học đều tham gia hoạt động văn nghệ trong lớp: ca hát, đóng kịch, làm bích báo.  Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là Nhạc Sỹ Chung Quân chê. Trong thời gian học tại trung học Hưng Ðạo sáng tác nhạc cuả các bài Không Tên Số 2, Không Tên Số 6, Không Tên Số 8.

Năm 1963 được Linh Mục Trần Ðức Huynh, Giám Ðốc trường Hưng Ðạo cho dạy lớp Ðệ Thất để có tiền tiếp tục học Ðại Học.  Tiếp tục dạy học cho đến năm 1973 thì nghỉ vì quá bận rộn trong công tác Trưởng Cơ Sở Dân Vận Gia Ðịnh.

Cuối năm 1963 được nhận vào làm Phóng Viên Ðài Phát Thanh Saigon.  Gặp Nhà Thơ Nguyễn Ðình Toàn, 1965 cùng với Nguyễn Ðình Toàn sáng tác Tình Khúc Thứ Nhất, bắt đầu làm chương trình Nhạc Chủ Ðề cùng Nguyễn Ðình Toàn.

Năm 1965 bị chấn động tinh thần mạnh vì cuộc tình gẫy đổ, sáng tác bài Không Tên Cuối Cùng

Năm 1967 gặp gỡ lần thứ hai, động viên nhập ngũ khóa 25 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Ðức.  Năm 1968 một lần nữa cuộc tình gãy đổ, sáng tác Bài Không Tên Số Hai.
Năm 1969 lập gia đình.
Năm 1972 tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa.
Năm 1973 làm Trưởng Cơ Sở Dân Vận Gia Ðịnh, 1974 .Trưởng Phân Khối Văn Hóa, Văn Hoá Vụ Bộ Thông Tin Chiêu Hồi. 1974 Phụ Tá Trưởng Khối Chương Trình Thời Sự kiêm Trưởng Phân Khối Chương Trình, Trưởng Phân Khối Kế Họach Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam Cộng Hòa.

Làm việc tới 10:10 sáng ngày 30 tháng 4 băm 1975.
1975-1985: Cải tạo, đoạn đời đầy oan trái, gia đình gãy đổ

21 tháng 3 năm 1981: Biến cố quan trọng nhất: Rửa tội vào đạo Công Giáo
1987 lập lại gia đình

1991 Ðịnh cư tại Orange County Hoa Kỳ, 1992 về ở hẳn tại Portland Oregon cho đến nay.

Cùng các Nhạc Sỹ đàn anh:
Từ phải sang trái: Văn Phụng, Song Ngọc, Nam Lộc, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng, Ngô Thụy Miên, Nguyễn Túc, Vũ Thành An, Từ Công Phụng.

1996: Theo học Thần Học.
1999:  Ðược phong chức Ðọc Sách ( Reader ) và Acolyte ( Thừa tác viên bàn thờ)


2001:  Ðược phong chức Ứng Viên Phó Tế: Deacon Candidate  tại Tổng Giáo Phận Portland.
November 23, 2002: Phong chöùc Phoù Teá.

.