Saturday, June 4, 2011

Tiểu Sử Ca Sĩ Ngọc Huyền

http://forum.trungtamasia.com/topic.asp?TOPIC_ID=11851

http://www.vietfun.com/singers/bios.html

Ngọc Huyền sinh ngày 28 tháng 6 năm 1970 tại Sài Gòn với tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền. Song thân cô là người miền bắc di cư vào Nam năm 1954. Thân phụ cô là kiến trúc sư góc Hà Nội, và thân mẫu cô theo nghề buôn bán nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền chính thức bước vào nghề rất sớm, cô bước lên sân khấu từ khi cô 14 tuổi trong vở Tấm Cám. Do ảnh hưởng từ bố mẹ và người bác gái đều là những người yêu thích bộ môn cải lương. Những vở tuồn cải lương được nghe trong gia đình đã sớm thắm vào đầu ốc non nớt của Ngọc Huyền để cô đã sớm cất tiếng hát theo những nghệ sĩ nỗi tiếng.

    Mẹ của Ngọc Huyền rất mê xem hát cải lương tuồng cổ nên mỗi khi bà đến xem các đoàn hát Minh Tơ, Huỳnh Long, bà cho Ngọc Huyền đi theo. Nữ nghệ sĩ Bạch Lê thường dẫn Ngọc Huyền đứng bên cánh gà coi hát và thỉnh thoảng dạy cho Ngọc Huyền hát vài bài ca Hồ Quảng.

    Năm cô 11 tuổi, nữ nghệ sĩ Bạch Mai giới thiệu cô vào học ca với thầy nhạc sĩ Út Trong. Cô tiến bộ rất nhanh, nỗi danh trong các buỗi sinh hoạt văn nghệ của trường và trong quận nên đoàn hát Thanh Nga mời Ngọc Huyền cộng tác. Năm 1985, Ngọc Huyền hát trên sân khấu Thanh Nga vở tuồng đầu tiên là tuồng Những đêm trăn trở, Ngọc Huyền thế vai cho cô đào chánh Mỹ Tiên khi cô nầy rời đoàn.

    Từ năm 1985 đến năm 1989, Ngọc Huyền được bà Phùng Há dạy cho cách hát tuồng Tàu qua các vở tuồng như Phụng Nghi Ðình, Trường Hận, Dương Quí Phi – An Lộc Sơn, cô lại được các nghệ sĩ Thanh Bạch - Bạch Lê, Bữu Truyện – Thanh Thế, Bạch Mai dạy cho cô hát Hồ Quảng khi cô gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long. Khi cô hát trên sân khấu Minh Tơ, Ngọc Huyền thụ huấn nơi nghệ sĩ Thanh Tòng để diễn các vai ý Lan Phu Nhơn, Thượng Dương Hoàng Hậu, Dương Gia Tướng ...

    Nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền đã được nhiều bậc thầy truyền dạy nghề hát, nên cô diễn thành công nhiều loại tuồng, từ các tuồng cổ, hồ quảng đến các vở ca kịch xã hội hiện đại. Ngọc Huyền đã được huy chương vàng giải Trân Hữu Trang năm 1991, là diễn viên được ưa thích nhất trong những năm 1991, 1992, 1993. Ngọc Huyền và Kim Tử Long là diễn viên đẹp đôi nhất trong nhiều năm liền.

    Ngọc Huyền đẹp trên sân khấu nhờ nơi má lún đồng tiền. Cái đẹp của nụ đồng tiền của Ngọc Huyền tạo ra một nụ cười đầy nữ tính, đôi lúc còn tạo ra được hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. Trong tuồng “Bụi Mờ ải nhạn”, ở Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân-Ngọc Huyền được chở đi cống Hồ. Cả triều Hán và triều Hồ, cả một thời khốc liệt giao tranh chỉ để mua một nụ cười mỹ nữ. Nụ cười và sắc đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng như là một báu vật mà người ta tử chiến với nhau, quyết chiếm hữu nó cho bằng được.

    Ngọc Huyền được phong là nghệ sĩ ưu tú thì cô theo chồng bỏ cuộc chơi. Trên đất Hoa Kỳ, được sự thương yêu của chồng, được mẹ chồng tạo cho điều kiện để diễn tuồng trên sân khấu như để bù đấp cho nỗi đam mê đã bị mất mát của nàng, nhưng Ngọc Huyền không còn có được những người bạn diễn ăn ý như ngày trước.

    Thỉnh thoảng gặp lại bạn diễn cũ từ Việt Nam qua, Ngọc Huyền không bao giờ để lỡ mất cơ hội được cùng bạn diễn diễn lại những vai tuồng đẹp nhất của một thời vàng son trên sân khấu. Ngọc Huyền chuyễn sang lĩnh vực ca tân nhạc, ca tân cổ giao duyên và thực hiện trên DVD những trích đoạn hồ quảng Tứ đại Mỹ Nhân, Ngọc Huyền cũng đạt được sự yêu mến của khán thính giả hải ngoại.

Nói chuyện với Ngọc Huyền, người ta dễ dàng nhận thấy nơi cô là một phụ nữ khéo léo, lanh lợi và bén nhậy trong cách hành xử. Và nhất là cô còn có một trí nhớ rất tốt, khi đề cập về những hoạt động của mình một cách mạch lạc và chi tiết. Đặc biệt hơn cả là tâm hồn đam mê nghệ thuật nơi cô, như Ngọc Huyền đã nói là “Trời sinh ra để hát”. Cô muốn nói về hát cải lương và sau đó là tân nhạc. Cả hai bộ môn đó “giao duyên”với nhau thành thể loại “tân cổ giao duyên” mà cô đang nắm giữ một chỗ đứng cao trong sinh hoạt nghệ thuật. Riêng trong lãnh vực cải lương mà cô tỏ ra sáng chói, nếu trước kia những Thanh Nga, Bạch Tuyết được xưng tụng là những “Cải Lương Chi Bảo”, thì đối với thế hệ sau, sự xưng tụng này phải được dành cho Ngọc Huyền. Nếu không còn một danh xưng nào khác xứng đáng hơn cho người phụ nữ gốc miền Bắc này. Đây là một trường hợp rất hiếm hoi trong giới cải lương, khi đại đa số nghệ sĩ là người gốc miền Nam. Trước khi ra hải ngoại khoảng 5 năm nay, tên tuổi Ngọc Huyền ở trong nước đã là một tên tuổi sáng chói. Bây giờ, thế đứng của cô lại càng ngày càng trở nên vững vàng hơn…

Ngọc Huyền chính thức bước vào nghề rất sớm. Cô bước lên sân khấu từ khi mới 14 tuổi trong vở “Tấm Cám”, do ảnh hưởng từ bố mẹ và người bác gái đều là những người yêu thích bộ môn cải lương từ thời kỳ tiếng tăm lừng lẫy của những danh tài cải lương Bắc Hà như Kim Chung, Bích Hợp, Huỳnh Thái, Ái Liên, vv…. Những vở tuồng cải lương thu trong những băng cassettes thường được mở nghe trong gia đình đã sớm thấm nhập vào đầu óc non nớt của Ngọc Huyền để cô thường cất tiếng hát theo những Thanh Nga hay Lệ Thủy trong các vở như Bông Hồng Cài Áo, Nửa Đời Hương Phấn hoặc Sở Vân, Xin Một Lần Yêu Nhau, vv…

Bổ sung cho năng khiếu của mình, Ngọc Huyền còn chứng tỏ được đầu óc phân tách và tổng hợp nhậy bén của cô khi chú tâm theo dõi nhũng nét diễn xuất cũng như kỹ thuật của những diễn viên thuộc thế hệ trước, như cô nói:”Người cháu yêu thích từ cái ánh mắt như thu hồn một đứa trẻ là cô Thanh Nga. Lúc trẻ thì mình không biết phân tích về nghệ thuật đâu chú.. Mình chỉ cảm nhận về cái đẹp cái ánh mắt biểu lộ của người ta làm cho mình yêu mến là mình thương. Sau này mình mới hiểu rằng là tại vì cô Thanh Nga diễn quá giỏi, quá hay đi . Còn nghệ sĩ ảnh hưởng cháu về bóng bẩy, về làn hơi mộc mạc chân tình là cô Lệ Thủy. Cổ ca rất là đon phương, nhưng thực ra nó bóng trong đó, cái cách ca nó thoáng lắm. Rồi cái trầm tĩnh, cái điềm đạm thì cháu thích cô Mỹ Châu”

Ngọc Huyền cho biết đặc biệt vở “Tiếng Trống Mê Linh” do Thanh Nga thủ vai chính đã gây nơi cô một ấn tượng sâu xa khi cô mới lên 6, lên 7. Hình ảnh xinh đẹp mặn mà và làn hơi điêu luyện của nữ diễn viên cải lương được mọi người yêu mến này đã như một lời mời gọi Ngọc Huyền mạnh mẽ nhất để đến với lãnh vực cải lương.

Niềm đam mê cải lương cứ lớn dần nơi Ngọc Huyền để vài năm sau cô thi vào trường đào tạo diễn viên Trần Hữu Trang năm 1982 mặc dù chưa đủ số tuổi ấn định là 14. Nhưng nhờ được các thầy cô yêu thương khi đặc biệt chú tâm đến năng khiếu của cô khi được tuyển chọn cùng vài chục người khác trên tổng số khoảng 5 ngàn người. Một điểm đặc biệt là người thầy đầu tiên dẫn dắt Ngọc Huyền vào lãnh cải lương cũng chính là nhạc sĩ Út Trong, thầy dạy cũ của cố nghệ sĩ Thanh Nga. Ông cũng đã qua đời cách đây khá lâu.

Ngoài ra, cô còn may mắn được rất nhiều thầy cô là những nghệ sĩ cải lương nổi danh tận tình chỉ dẫn. Đầu tiên phải kể đến những nữ nghệ sĩ kỳ cựu như Phùng Há và Kim Cúc. Bên cạnh đó, cô còn nhận được sự hướng dẫn của thầy Hoàng Ba về nhạc lý và diễn xuất. Thêm vào đó là một người thầy danh tiếng khác là Tấn Đạt.

Ngoài việc được trau dồi tài nghệ từ những nghệ sĩ bậc thầy kể trên, Ngọc Huyền còn may mắn được học hỏi kinh nghiệm của nhiều nghệ sĩ khác, đặc biệt là Kiều Minh Trang. Đó là người Ngọc Huyền cho biết là một nghệ sĩ lớp sau Thanh Nga, đã ” học hết được những cái tinh tế của cô Thanh Nga rồi truyền dạy lại cho cháu. Người thầy đó dạy cho cháu căn bản rất là nhiều”

Riêng trong lãnh vực cải lương hồ quảng, Ngọc Huyền nhận được sự hướng dẫn của nũ nghệ sĩ Bạch Mai, hiện là một nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam, đang thành công trong lãnh vực sáng tác và cũng là người khuyến khích Ngọc Huyền rất nhiều trong lãnh vực này.

Đã có năng khiếu, lại có lòng đam mê, Ngọc Huyền còn là một người rất ham học hỏi để chú tâm vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng về từng giọng ca, từng nét diễn xuất của những người đi trước để nhận biết được những nét hay của từng người, như ” cô Bạch Tuyết thì cô ấy có những cái sâu lắng. Về cách ca của cô thì khi ca những chữ có dấu sắc rất là tuyệt vời. Nghệ sĩ Út Bạch Lan thì có giọng ca với những dấu huyền cũng rất là tuyệt vời. Rồi nghệ sĩ Ngọc Giầu thì có nét diễn rất là hiền từ nhưng rất sắc sảo trong từng câu nhấn . Còn giọng ca, giọng ngân thì ôi thật là tuyệt vời.”...


Không những chỉ chú trọng đến những nữ diễn viên, với đầu óc ham thích học hỏi cùng với khả năng phân tích của mình, Ngọc Huyền cũng rất chú tâm đến nghệ thuật diễn xuất của các nam diễn viên cải lương để học hỏi thêm kinh nghiệm. Về diễn, nghệ sĩ Thành Được là người cô cảm phục nhất. Về ca, cô rất ngưỡng mộ nghệ sĩ Út Hiền, Thanh Tuấn và Thanh Sang, vv…Đối với cô, mỗi người đều có một nét hay riêng biệt, để ” trong một scene nào đó họ diễn những đoạn nào hay thì mình ráng học. học những cái ấn tượng đó để mình áp dụng cho những vai diễn của mình.”

Đối với Ngọc Huyền, cải lương là một nghệ thuật rất hoàn chỉnh, qui tụ nhiều bộ môn nghệ thuật khác như ca, múa, diễn xuất, đối thoại nên có một chỗ đứng rất là vững chắc. Sau khi ra mắt lần đầu tiên trước khán giả tại rạp Thủ Đô vào năm 1984 với vở Tấm Cám, trong vai phụ là cô bạn tên Tính của Tấm. Một năm sau, khi được 15 tuổi, Ngọc Huyền đã được giao phó vai chính cũng trong vở cải lương này. Từ đó đến nay, cô từng xuất hiện trong hàng trăm vở tuồng trên sân khấu cũng như trên video. Thật là một con số kỷ lục. Tuy vậy vẫn chưa đủ đáp ứng cho lòng ưu ái của khán giả dành cho cô, đặc biệt trong những soạn phẩm mà nghệ thuật diễn xuất và tài ca hát của cô đã khiến người nghe mê mẩn như Nửa Đời Hương Phấn, Bông Hồng Cài Áo, Mạnh Lệ Quân Kỳ Nữ, Xử Án Phi Giao, vv…Đối với Ngọc Huyền, đó là những vở tuồng đã ăn sâu vào trong máu, trong tim. Nên dù sau 5, 10 năm có diễn lại, cô chỉ cần đọc thoáng qua kịch bản là có thể nhập vai một cách tài tình…

Ngoài khả năng ca diễn điêu luyện, Ngọc Huyền còn có khả năng sáng tác. Tuy nhiên không có thời gian nên cô chỉ hạn chế khả năng này vào việc lập đề cương cho những người khác viết. Ngoài ra là việc hoàn thành những tiểu phẩm cổ nhạc như Mẹ Chồng Của Tôi , Công Cha Nghĩa Mẹ 1 và 2, vv… Ngọc Huyền cũng là tác giả của tiểu phẩm Bông Hồng Cài Áo, đã được thu hình trong một chương trình của Asia. Cô đã viết lại tiểu phẩm này cho thích hợp với lớp khán giả trẻ hiện nay. Vì theo cô “ngày xưa thì chú Hoàng Khâm viết thì nó không có dàn trải hết. Lớp trẻ bây giờ người ta đòi hỏi nó phải có đầu đuôi, có nguồn có gốc. Chứ tự nhiên mà có lý giải thì mấy người trẻ bây giờ ũ không thích”

Ngoài ra, Ngọc Huyền có khả năng “chỉnh lý kịch bản”, tức là thêm bớt cho kịch bản bằng cách đưa vào những tình huống có tính cách “đời thường” tức gần gũi với đời sống hàng ngày hơn, cho thích hợp với giới trẻ. Hoặc cho phù hợp với chính mình.. Điều này cô đã thực hiện cho những kịch bản của những nghệ sĩ Bạch Mai và Viễn Hùng. Mặc dù “một vở tuồng như vậy có khi mấy cô chú viết ra thì tương đối là khá hoàn chỉnh. Nhưng những tình huống ở ngoài đời thì cháu được quyền chỉnh lý để đưa những tình huống mới vào cho phù hợp với tầng lớp khán giả trẻ hiện nay”.

Vấn đề theo thời của cải lương cũng rất được Ngọc Huyền quan tâm một cách thực tế khi bầy tỏ ý kiến của mình. là ” không phải giống như ngày xưa, mình ngân nga hoặc kể lể dài dòng nữa . Nó phải có action này nọ ! Cải lương nó cũng phải đi theo thời một chút xíu.”

Từ xưa, khi mới xuất hiện nghệ thuật cải lương, người ta chú trọng về ca nên diễn viên phải đặt nặng vấn đề ca lên trên hết trước khi chú trọng đến vấn đề diễn. Chẳng hạn như thời kỳ đờn ca tài tử, khởi đầu là ngồi để ca, sau mới đến đứng. Một thời gian sau được phối hợp giữa ca và diễn. Và theo Ngọc Huyền thì bây giờ còn cần phải đi theo nhịp của cuộc sống bình thường tức ngoài đời thường nữa. Tùy theo tình trạng và tâm trạng của nhân vật bằng cách đưa ra một thí dụ cụ thể:” như lúc nằm trên giường bịnh thì diễn viên đó thều thào mà hát . Đáng lẽ như câu vọng cổ thì người ta phải cất cao lên. Nhưng đàng này là một người bịnh thì phảiụ thều thào hát mới đúng với ở ngoài đời. Tất cả phải tùy theo tâm trạng, nhưng tốt nhất phải có cái nhịp sống đi theo”

Về tình trạng hiện nay của bộ môn nghệ thuật cải lương, Ngọc Huyền đưa ra những nhận xét đó là một bộ môn tổng hợp giữaq nghệ thuật ca, diễn vũ và thoại. Ngọc Huyền cho biết khi mới vào nghề, cô thường phải bỏ ra từ 3 đến 6 tháng để tập một vở tuồng trước khi ra mắt khán giả. Nhưng thời gian diễn vở tuồng đó có khi kéo dài đến cả chục năm. Còn bây giờ vì thời gian không cho phép nên tập dượt chỉ từ 2 tuần tới 1 tháng. Vấn đề làm được hay không là do lòng yêu nghề và sự quyết tâm. Như bản thân cô đã chỉ học trong một ngày vở tuồng "Bí Mật Thành Cổ Loa" để đóng thế cho nghệ sĩ Thanh Thế bị bệnh. Từ đó Ngọc Huyền rút tỉa được một số kinh nghiệm quí báu cho nghề nghiệp của mình là ngoài năng khiếu, còn phải luôn học hỏy và rèn luyện thêm.

Đề cập đến những vai diễn của mình, Ngọc Huyền nghĩ là không có vai nào gọi là thành công nhất đối với cô. Cô chỉ coi mỗi vai diễn như một nấc thang để tiến hơn nữa trên con đuòng nghệ thuật. Tuy nhiên theo nhận xét của nhiều người thì cô rất được mến mộ trong vai diễn của vở Xử Án Phi Giao.

Thật sự Ngọc Huyền thích hợp với nhiều vai diễn trên sân khấu. Từ đào lẳng đến đào thương. Từ đào độc đến đào võ. Vai nào Ngọc Huyền cũng nhập một cách rất tài tình và dễ dàng...

Sau khi đã thành danh trong lãnh vực cải lương từ khi còn rất trẻ, Ngọc Huyền dần dần còn hướng lòng đam mê của mình đến với lãnh vực tân nhạc vào năm 1991. Đây là thời gian phong trào hát "tân cổ giao duyên" bắt đầu được khai thác trở lại với sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán thính giả. Cũng trong thời gian này Ngọc Huyền được nhiều nhạc sĩ khám phá ra khả năng hát tân nhạc khá chuẩn của cô để khuyến khích cô đến với "tân cổ giao duyên" và sau đó là hoàn toàn tân nhạc.

Người thầy đầu tiên hướng có công hướng dẫn cho Ngọc Huyền trong lãnh vực tân nhạc là nhạc sĩ Vy Nhật Tảo, tác giả ca khúc Chuyến Tầu Quê Hương là một trong những ca khúc viết riêng cho cô. Sau đó còn có nhạc sĩ Thanh Sơn, là người quen biết thân tình với mẹ chồng cô là nữ danh ca Thanh Tuyền, tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh, Nhật Ký đời tôi, vv...Thanh Sơn cũng là người sáng tác một số ca khúc cho Ngọc Huyền trình bầy rất thành công như Nhờ Cố Hương Về, Đồi Thông Hai Mộ 2. Ngoài ra, một số tác phẩm của các nhạc sĩ Tô Thanh Sơn và Ngọc Sơn cũng rất thích hợp với giọng ca ngọt ngào của cô.

Tại hải ngoại, ngay từ năm 93, một số nhạc phẩm tân cổ giao duyên của Ngọc Huyền như Chuyện Tình Lan Và Điệp, Đồi Thông Hai Mộ, vv đã được phổ biến và rất được hoan nghênh. Đặc biệt hơn cả là bài Đêm Tiễn Biệt.

Ngọc Huyền cho biết trước khi sang Mỹ sống sau khi chính thức trở thành con dâu của nữ ca sĩ Thanh Tuyền, cô thật sự không hình dung ra được thị trường ở hải ngoại như thế nào đối với lãnh vực nghệ thuật nói chung. Hơn nữa cô từng biết nhiều nghệ sĩ như cô khi sang tới đây đã phải đổi nghề khác. Riêng cá nhân mình, Ngọc Huyền vẫn gặt hái được nhiều thành công, ngay từ khi mới đặt chân đến Hoa Kỳ.

Được như vậy, Ngọc Huyền cho là ngoài phần may mắn, cô còn có được sự theo dõi của khán giả hải ngoại từ khi cô còn ở Việt Nam và cô có được được một nền tảng nhờ vào sự rèn luyện trước đo.

Trong một chuyến du lịch Hòa Kỳ cùng với nam nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Kim Tử Long vào tháng 03 năm 2002, Ngọc Huyền gặp người chồng tên Nhựt Đông của cô hiện nay ở Houston, khi anh được mời đến nhà nữ ca sĩ Thanh Tuyền chơi vì hai gia đình từng có những quen biết trước kia...

Khi mới quen, chồng cô - con trai Thanh Tuyền, một thiếu tá trong quân đội Hoa Kỳ - vẫn không biết Ngọc Huyền là một nghệ sĩ cải lương, một bộ môn rất xa lạ đối với một thanh niên trưởng thành tại Mỹ như anh. Nhưng sau đó, anh bắt đầu đi coi cải lương, khi Ngọc Huyền được một số trung tâm nhạc thường phổ biến những sản phẩm video và audio của mình, được giới thiệu với các bầu show và được mời hát ở nhiều nơi như Orange County, San Jose, Biloxy, vv... Tuy không hiểu nhiều, nhưng Nhựt Đông tỏ ra rất thích thú khi theo dõi những diễn biến trên sân khấu với những tràng pháo tay vang dội dành cho Ngọc Huyền.

Vào dịp Giáng Sinh năm 2002, cặp Ngọc Huyền-Nhựt Đông (còn được gọi là Don Nguyễn) chính thức trở thành vợ chồng sau lễ thành hôn diễn ra ở Hoa Kỳ. Một năm sau, lễ thành hôn của hai người đã được diễn ra tại nhà hàng Bát Đạt ở Sài Gòn. Họ đã có với nhau một con gái tên Hà Tiên, do tên Ngọc Huyền đặt từ những cảm tình đặc biệt cô dành cho nơi cô từng nhiều lần đến trình diễn. Một lý do khác là thân mẫu cô mang họ Hà, nên cô muốn lấy họ của mẹ để đặt tên cho con gái mình. Hiện nay Ngọc Huyền là một nghệ sĩ cộng tác độc quyền với trung tâm Asia. Từ khi cộng tác với trung tâm này, Ngọc Huyền đã thực hiện được một số chương trình riêng của mình và do trung tâm này phát hành, ngoài những lần xuất hiện trên video của Asia. Trên sân khấu đèn mầu, Ngọc Huyền là một nghệ sĩ được khán giả ái mộ một cách nồng nhiệt. Trên sân khấu "đời thường", cô là một người vợ ngoan và là một bà mẹ đảm đang. Vai trò nào cô cũng "nhập vai" một cách thuần thục. Như vậy, còn niềm hạnh phúc nào bằng…


.


No comments: