Sunday, March 27, 2011

nhạc sĩ Châu Kỳ

 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_K%E1%BB%B3



Châu Kỳ sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên (Huế).
Cha ông là Châu Huy Hà, một nghệ nhân ca Huế; chị ruột ông là Châu Thị Minh, được coi là một trong Ngũ nữ minh tinh (miền NamPhùng Há, Năm Phỉ; miền Bắc có Ái Liên, Bích Hợp và miền Trung có chị).
Thuở nhỏ, Châu Kỳ học ở trường tiểu học Dưỡng Mong, sau ông lên Huế học ở trường Lycée Khải Định. Ở đây, Châu Kỳ gặp được sư huynh Petrus Thiều, một tu sĩ giỏi về nhạc lý và sáng tác, lại sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây.
Sẵn dòng máu văn nghệ trong người, lại được thầy giỏi hướng dẫn, nên việc học nhạc và học hát của Châu Kỳ rất mau tiến bộ. Lúc mới biết hát, ông thường bắt chước ngân nga các bài hát bằng tiếng Pháp thịnh hành vào thời đó như là J'ai deux amours, Tant qu'il y aura des etoiles mà nam danh ca Tino Rossi thường trình bày, nên ông được bạn bè gọi là Deuxième Tino Rossi.
Đến khi chị Châu Thị Minh lập đoàn ca kịch Huế mang tên Hồng Thu, ông đi hát trong đoàn của chị. Vừa được hát, lại vừa có tiền giúp cha mẹ, ông bỏ học luôn để đi theo nghiệp cầm ca.
Khoảng năm 1942, đoàn Ca kịch Hồng Thu lưu diễn sang Lào: Savanakhet rồi Thakhet. Ở Thakhet, Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt khi đang diễn vở kịch Hồn lao động (cùng với Trần Văn Lang, Châu Thành và nữ nghệ sĩ Mộng Điệp) và đưa lên Ba Vì (nay thuộc Hà Nội) giam giữ.
Năm 1943, Châu Kỳ được trả tự do, nhưng khi về tới Huế thì mới hay mẹ đã bị chết đuối trong một cơn lũ. Buồn rầu, Châu Kỳ đã viết ca khúc đầu tay Trở về và đã được giới yêu tân nhạc rất chú ý.
Sau đó, một số tác phẩm mang âm hưởng cổ nhạc miền Trung của ông ra đời, như: Khúc ly ca, từ giã kinh thành, Mưa rơi, Khi ánh trăng vàng lên...gặt hái được nhiều thành công, ông tiếp tục sáng tác cho đến hết đời.
Lúc 1g10 phút rạng sáng ngày 6 tháng giêng năm 2008 tại Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), nhạc sĩ Châu Kỳ đã qua đời ở tuổi 85, sau gần 2 tháng, nằm liệt trên giường vì bệnh già.

Nhạc sĩ Châu Kỳ, 82 tuổi, vừa đến Hoa Kỳ, để thu hình cho Paris by Night.

Trong những năm vừa qua khá nhiều nhạc sĩ tên tuổi thuộc hàng ngôi sao trong làng tân nhạc Việt Nam hải ngoại đã không hẹn mà cùng rủ nhau rơi rụng. Mỗi lần đọc cáo phó trên báo; dự lễ tiễn đưa, người yêu nhạc không khỏi ưu tư cho tương lai của âm nhạc Việt Nam ở xứ người. Điểm danh những nhạc sĩ nổi tiếng người ta thấy con số hiện nay còn lại quả thật là quá ít ỏi.

Kể tên những nhạc sĩ nằm trong lớp tuổi có thể gọi là trẻ, hiện còn hoạt động (nói là trẻ nhưng tính ra cũng xấp xỉ 60) người ta thấy có: Đức Huy, Quốc Dũng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Trường Sa, Song Ngọc, Trường Hải, Lam Phương.. trên 70 hiện còn đang sinh hoạt, người ta thấy có: Lê Dinh, Phạm Mạnh Cương ở Canada. Trịnh Hưng, Xuân Lôi ở Pháp. Xuân Tiên, Thông Đạt ở Úc. Hoài An, Huyền Linh, Lê Hoàng Long ở Việt Nam. Tuấn Khanh, Huỳnh Anh, Anh Bằng, Đan Thọ, Đỗ Kim Bảng ở Mỹ.. Hàng trên 80 thì có Phạm Duy, Lữ Liên, Nguyễn Hiền ở Mỹ và Châu Kỳ ở Viêt Nam.

Trong khuôn khổ bài báo này, nhân Trung Tâm Thúy Nga vừa thu hình chương trình Paris By Night 78 Tác giả tác phẩm gồm ba nhạc sĩ Châu Kỳ, Quốc Dũng và Tùng Giang chúng tôi viết về nhạc sĩ Châu Kỳ, một trong những nhạc sĩ lão thành thuộc lớp tuổi trên 8o từ lâu đã vắng bóng trong sinh hoạt văn nghệ.

Châu Kỳ sinh năm 1923 tại Thừa Thiên, Huế trong một gia đình có truyền thống văn nghệ (cha là một nghệ nhân có tên tuổi trong giới văn nghệ ở Huế.) Ông khởi nghiệp bằng nghề trình diễn, rồi bắt đầu bước chân vào lãnh vực sáng tác ca khúc sau khi học nhạc lý và sáng tác với sư huynh Pétrus Thiều. Thời còn trẻ ông đã từng theo các đoàn ca kịch lưu diễn quanh các nước thuộc vùng Đông Dương.

Rời bỏ sân khấu, ông lập nghiệp tại Sài Gòn từ năm 1947. Thời gian đầu cọng tác với đài phát thanh Pháp Á, khi đài này ngưng hoạt động, ông chuyển sang cọng tác với đài Phát Thanh Sài Gòn, đài phát thanh Quân Đội và đài truyền hình VN số 9.

Giòng nhạc Châu Kỳ được giới thưởng ngoạn đánh giá là bình dị ngọt ngào, trữ tình nên dễ đi sâu vào lòng quần chúng. Nhà xuất bản Tiếng Thùy Dương do Châu Kỳ chủ trương ấn hành những ca khúc của Châu Kỳ và bạn hữu đã có số phát hành rất cao ở miền Nam thời điểm trước 75.

Trở về là ca khúc đầu tay của Châu Kỳ. Những nhạc phẩm phổ biến tiêu biểu: Khúc ly ca, Tiếng hát dân chàm, Từ giã kinh thành, Mưa rơi (lời Ưng Lang), Khi ánh trăng vàng lên khơi, Tôi viết nhạc buồn, Xin làm người tình cô đơn, Giữa lòng đất Mẹ, Tôi chưa có mùa Xuân, Sao chưa thấy hồi âm, Con đường xưa em đi, Đừng nói xa nhau, Cuối đường kỷ niệm, Nước mắt quê hương, Đón Xuân này nhớ Xuân xưa, Vào mộng cùng em, Em sắp về chưa, Giọt lệ đài trang, Một mình với Guitar 1 và 2, Giọt đàn giọt lệ, Bỏ phố lên rừng, Đôi dép ngược....

Vượt hơn nửa vòng trái đất, vào chiều ngày 6 tháng 6 năm 05, nhạc sĩ Châu Kỳ và phu nhân từ Việt Nam đặït chân lên vùng đất tự do Toronto, Canada theo lời mời của TT Thúy Nga để thu hình chương trình Paris By Night 78 Tác giả tác phẩm gồm ba nhạc sĩ: Châu Kỳ, Quốc Dũng và Tùng Giang. Châu Kỳ và Quốc Dũng từ Việt Nam sang, còn Tùng Giang định cư tại Mỹ nhưng những năm gần đây về sống tại VN nên cũng coi như ba tác giả từ trong nước.

Dù là đã 82 tuổi nhưng nhạc sĩ Châu Kỳ nhìn vẫn còn nhanh nhẹn linh hoạt và vui vẻ. Ông nói chuyến đi này của ông như là một giấc mơ, ông ngỏ lời cám ơn TT Thúy Nga đã tạo điều kiện cho ông có thể trở lại với sân khấu gặp gỡ khán giả hôm nay.

Sau năm 75, cũng như số phận của các ca, nhạc sĩ bị kẹt lại trong nước, Châu Kỳ đã bị tập trung cải tạo một thời gian dài và sau đó không còn được tự do sáng tác như xưa. Để kiếm sống qua ngày, trong những năm đầu mới ra khỏi tù Châu Kỳ đã gia nhập các đoàn hát chui đi trình diễn ở các địa phương xa thành phố. Có thời ông đã cùng đi đoàn Quê Hương chung với Duy Khánh, Ngọc Minh, Sơn Ca, Quốc Dũng, Băng Châu...
Những năm sau đó sân khấu trình diễn bị sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nên Châu Kỳ đã không còn đường kiếm ăn nữa nên đã chịu cảnh sống rất chật vật. Ông đã phải bán nhà cũ ở Quận 3 để ra sống ở vùng ngoại ô hẻo lánh.
Châu Kỳ thường đùa vui khi có người hỏi địa chỉ cư trú hiện tại của ông: "Tôi hiện ở đường không tên, nhà không số, phố không đèn ."

Xuất hiện trên sân khấu Thúy Nga, Paris By Night 78, Châu Kỳ đã như cá gặp nước, ông linh hoạt trả lời phỏng vấn của các MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên thật là duyên dáng, tạo được những tràng cười đầy thích thú của khán giả. Ông đã làm khán giả ngạc nhiên khi hát ca khúc Đôi dép ngược với làn hơi còn rất phong phú. Lần lượt các ca sĩ Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trúc Mai, Chế Linh, Thái Châu, Trường Vũ, Quang Lê, ...đã làm khán giả say mê với giòng nhạc Châu Kỳ.

Sau buổi thu hình Châu Kỳ tâm sự :"Từ sau năm 75 tôi coi như mình đã bỏ nghề, đã mất tất cả, ai ngờ lại có được ngày hôm nay, được đứng trước khán giả khắp thế giới với những sáng tác của chính mình, qua các giọng ca mà mình yêu mến nhất. Một lần nữa tôi xin cám ơn TT Thúy Nga đã tạo cho tôi hạnh phúc to lớn kia...." 



Châu Kỳ   

No comments: