Sunday, March 27, 2011

nhạc sĩ Châu Kỳ

 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_K%E1%BB%B3



Châu Kỳ sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên (Huế).
Cha ông là Châu Huy Hà, một nghệ nhân ca Huế; chị ruột ông là Châu Thị Minh, được coi là một trong Ngũ nữ minh tinh (miền NamPhùng Há, Năm Phỉ; miền Bắc có Ái Liên, Bích Hợp và miền Trung có chị).
Thuở nhỏ, Châu Kỳ học ở trường tiểu học Dưỡng Mong, sau ông lên Huế học ở trường Lycée Khải Định. Ở đây, Châu Kỳ gặp được sư huynh Petrus Thiều, một tu sĩ giỏi về nhạc lý và sáng tác, lại sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây.
Sẵn dòng máu văn nghệ trong người, lại được thầy giỏi hướng dẫn, nên việc học nhạc và học hát của Châu Kỳ rất mau tiến bộ. Lúc mới biết hát, ông thường bắt chước ngân nga các bài hát bằng tiếng Pháp thịnh hành vào thời đó như là J'ai deux amours, Tant qu'il y aura des etoiles mà nam danh ca Tino Rossi thường trình bày, nên ông được bạn bè gọi là Deuxième Tino Rossi.
Đến khi chị Châu Thị Minh lập đoàn ca kịch Huế mang tên Hồng Thu, ông đi hát trong đoàn của chị. Vừa được hát, lại vừa có tiền giúp cha mẹ, ông bỏ học luôn để đi theo nghiệp cầm ca.
Khoảng năm 1942, đoàn Ca kịch Hồng Thu lưu diễn sang Lào: Savanakhet rồi Thakhet. Ở Thakhet, Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt khi đang diễn vở kịch Hồn lao động (cùng với Trần Văn Lang, Châu Thành và nữ nghệ sĩ Mộng Điệp) và đưa lên Ba Vì (nay thuộc Hà Nội) giam giữ.
Năm 1943, Châu Kỳ được trả tự do, nhưng khi về tới Huế thì mới hay mẹ đã bị chết đuối trong một cơn lũ. Buồn rầu, Châu Kỳ đã viết ca khúc đầu tay Trở về và đã được giới yêu tân nhạc rất chú ý.
Sau đó, một số tác phẩm mang âm hưởng cổ nhạc miền Trung của ông ra đời, như: Khúc ly ca, từ giã kinh thành, Mưa rơi, Khi ánh trăng vàng lên...gặt hái được nhiều thành công, ông tiếp tục sáng tác cho đến hết đời.
Lúc 1g10 phút rạng sáng ngày 6 tháng giêng năm 2008 tại Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), nhạc sĩ Châu Kỳ đã qua đời ở tuổi 85, sau gần 2 tháng, nằm liệt trên giường vì bệnh già.

Nhạc sĩ Châu Kỳ, 82 tuổi, vừa đến Hoa Kỳ, để thu hình cho Paris by Night.

Trong những năm vừa qua khá nhiều nhạc sĩ tên tuổi thuộc hàng ngôi sao trong làng tân nhạc Việt Nam hải ngoại đã không hẹn mà cùng rủ nhau rơi rụng. Mỗi lần đọc cáo phó trên báo; dự lễ tiễn đưa, người yêu nhạc không khỏi ưu tư cho tương lai của âm nhạc Việt Nam ở xứ người. Điểm danh những nhạc sĩ nổi tiếng người ta thấy con số hiện nay còn lại quả thật là quá ít ỏi.

Kể tên những nhạc sĩ nằm trong lớp tuổi có thể gọi là trẻ, hiện còn hoạt động (nói là trẻ nhưng tính ra cũng xấp xỉ 60) người ta thấy có: Đức Huy, Quốc Dũng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Trường Sa, Song Ngọc, Trường Hải, Lam Phương.. trên 70 hiện còn đang sinh hoạt, người ta thấy có: Lê Dinh, Phạm Mạnh Cương ở Canada. Trịnh Hưng, Xuân Lôi ở Pháp. Xuân Tiên, Thông Đạt ở Úc. Hoài An, Huyền Linh, Lê Hoàng Long ở Việt Nam. Tuấn Khanh, Huỳnh Anh, Anh Bằng, Đan Thọ, Đỗ Kim Bảng ở Mỹ.. Hàng trên 80 thì có Phạm Duy, Lữ Liên, Nguyễn Hiền ở Mỹ và Châu Kỳ ở Viêt Nam.

Trong khuôn khổ bài báo này, nhân Trung Tâm Thúy Nga vừa thu hình chương trình Paris By Night 78 Tác giả tác phẩm gồm ba nhạc sĩ Châu Kỳ, Quốc Dũng và Tùng Giang chúng tôi viết về nhạc sĩ Châu Kỳ, một trong những nhạc sĩ lão thành thuộc lớp tuổi trên 8o từ lâu đã vắng bóng trong sinh hoạt văn nghệ.

Châu Kỳ sinh năm 1923 tại Thừa Thiên, Huế trong một gia đình có truyền thống văn nghệ (cha là một nghệ nhân có tên tuổi trong giới văn nghệ ở Huế.) Ông khởi nghiệp bằng nghề trình diễn, rồi bắt đầu bước chân vào lãnh vực sáng tác ca khúc sau khi học nhạc lý và sáng tác với sư huynh Pétrus Thiều. Thời còn trẻ ông đã từng theo các đoàn ca kịch lưu diễn quanh các nước thuộc vùng Đông Dương.

Rời bỏ sân khấu, ông lập nghiệp tại Sài Gòn từ năm 1947. Thời gian đầu cọng tác với đài phát thanh Pháp Á, khi đài này ngưng hoạt động, ông chuyển sang cọng tác với đài Phát Thanh Sài Gòn, đài phát thanh Quân Đội và đài truyền hình VN số 9.

Giòng nhạc Châu Kỳ được giới thưởng ngoạn đánh giá là bình dị ngọt ngào, trữ tình nên dễ đi sâu vào lòng quần chúng. Nhà xuất bản Tiếng Thùy Dương do Châu Kỳ chủ trương ấn hành những ca khúc của Châu Kỳ và bạn hữu đã có số phát hành rất cao ở miền Nam thời điểm trước 75.

Trở về là ca khúc đầu tay của Châu Kỳ. Những nhạc phẩm phổ biến tiêu biểu: Khúc ly ca, Tiếng hát dân chàm, Từ giã kinh thành, Mưa rơi (lời Ưng Lang), Khi ánh trăng vàng lên khơi, Tôi viết nhạc buồn, Xin làm người tình cô đơn, Giữa lòng đất Mẹ, Tôi chưa có mùa Xuân, Sao chưa thấy hồi âm, Con đường xưa em đi, Đừng nói xa nhau, Cuối đường kỷ niệm, Nước mắt quê hương, Đón Xuân này nhớ Xuân xưa, Vào mộng cùng em, Em sắp về chưa, Giọt lệ đài trang, Một mình với Guitar 1 và 2, Giọt đàn giọt lệ, Bỏ phố lên rừng, Đôi dép ngược....

Vượt hơn nửa vòng trái đất, vào chiều ngày 6 tháng 6 năm 05, nhạc sĩ Châu Kỳ và phu nhân từ Việt Nam đặït chân lên vùng đất tự do Toronto, Canada theo lời mời của TT Thúy Nga để thu hình chương trình Paris By Night 78 Tác giả tác phẩm gồm ba nhạc sĩ: Châu Kỳ, Quốc Dũng và Tùng Giang. Châu Kỳ và Quốc Dũng từ Việt Nam sang, còn Tùng Giang định cư tại Mỹ nhưng những năm gần đây về sống tại VN nên cũng coi như ba tác giả từ trong nước.

Dù là đã 82 tuổi nhưng nhạc sĩ Châu Kỳ nhìn vẫn còn nhanh nhẹn linh hoạt và vui vẻ. Ông nói chuyến đi này của ông như là một giấc mơ, ông ngỏ lời cám ơn TT Thúy Nga đã tạo điều kiện cho ông có thể trở lại với sân khấu gặp gỡ khán giả hôm nay.

Sau năm 75, cũng như số phận của các ca, nhạc sĩ bị kẹt lại trong nước, Châu Kỳ đã bị tập trung cải tạo một thời gian dài và sau đó không còn được tự do sáng tác như xưa. Để kiếm sống qua ngày, trong những năm đầu mới ra khỏi tù Châu Kỳ đã gia nhập các đoàn hát chui đi trình diễn ở các địa phương xa thành phố. Có thời ông đã cùng đi đoàn Quê Hương chung với Duy Khánh, Ngọc Minh, Sơn Ca, Quốc Dũng, Băng Châu...
Những năm sau đó sân khấu trình diễn bị sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nên Châu Kỳ đã không còn đường kiếm ăn nữa nên đã chịu cảnh sống rất chật vật. Ông đã phải bán nhà cũ ở Quận 3 để ra sống ở vùng ngoại ô hẻo lánh.
Châu Kỳ thường đùa vui khi có người hỏi địa chỉ cư trú hiện tại của ông: "Tôi hiện ở đường không tên, nhà không số, phố không đèn ."

Xuất hiện trên sân khấu Thúy Nga, Paris By Night 78, Châu Kỳ đã như cá gặp nước, ông linh hoạt trả lời phỏng vấn của các MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên thật là duyên dáng, tạo được những tràng cười đầy thích thú của khán giả. Ông đã làm khán giả ngạc nhiên khi hát ca khúc Đôi dép ngược với làn hơi còn rất phong phú. Lần lượt các ca sĩ Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trúc Mai, Chế Linh, Thái Châu, Trường Vũ, Quang Lê, ...đã làm khán giả say mê với giòng nhạc Châu Kỳ.

Sau buổi thu hình Châu Kỳ tâm sự :"Từ sau năm 75 tôi coi như mình đã bỏ nghề, đã mất tất cả, ai ngờ lại có được ngày hôm nay, được đứng trước khán giả khắp thế giới với những sáng tác của chính mình, qua các giọng ca mà mình yêu mến nhất. Một lần nữa tôi xin cám ơn TT Thúy Nga đã tạo cho tôi hạnh phúc to lớn kia...." 



Châu Kỳ   

Friday, March 25, 2011

nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_%C4%90%C3%B4ng


Tập tin:Nguyen Van Dong.png

 
Nguyễn Văn Đông là một nhạc sĩ của dòng nhạc tình ở Sài Gòn trước 1975, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng. Ông còn một vài bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà, Đông Phương Tử.

Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 tại quận 1, Sài Gòn, nhưng nguyên quán ông ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Nguyễn Văn Đông từng nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc ở Sài Gòn trước 1975. Trong thập niên 1950, Nguyễn Văn Đông nổi tiếng khi ông là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim... Ông đã tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội tại Sài Gòn và khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1958, Nguyễn Văn Đông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm những danh ca nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc... Năm 1959 Nguyễn Văn Đông là trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp quốc gia, đã huy tụ trên 40 đoàn văn nghệ đại diện cho cả miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải âm nhạc quốc gia, một giải thường do bà Trần Lệ Xuân trao tặng.

Nguyễn Văn Đông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca nổi tiếng, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân... cho ra đời nhiều chương trìng ca nhạc, các vở tuồng, cải lương. Chính Nguyễn Văn Đông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly với album Sơn Ca 7, Thái Thanhban Thăng Long Sơn Ca 10, Lệ Thu với album Sơn Ca 9, Phương Dung Sơn Ca 5 và 11, Giao Linh Sơn Ca 6, Sơn Ca Sơn Ca 8... và một số album riêng cho Trịnh Công Sơn.

Nguyễn Văn Đông từng nhập ngũ, trước 1975 giữ chức vụ đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông đã viết nhiều nhạc phẩm về người lính miền Nam khi đó như "Chiều mưa biên giới," "Phiên gác đêm xuân," "Mấy dặm sơn khê," "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp," "Lá thư người lính"...

Nhạc phẩm "Phiên gác đêm xuân" được Nguyễn Văn Đông viết vào đêm 30 Tết năm 1956 khi ông phải xa nhà, gác phiên ở khu 9 Đồng Tháp Mười. "Chiều mưa biên giới" ra đời 1956 và nổi tiếng qua tiếng hát của Trần Văn Trạch. "Chiều mưa biên giới" và "Mấy dặm sơn khê" đã từng gây cho ông nhiều khó khăn khi bị Bộ Thông tin Sài Gòn ra quyết định cấm phổ biến vì lý do phản chiến vào năm 1961. "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" (còn mang tên "Hàng hàng lớp lớp") nổi tiếng qua tiếng hát của Hà Thanh, thường bị nhầm lẫn thành Khúc tình Kinh Kha của Phạm Duy. Hà Thanh cũng chính là ca sĩ trình bày thành công nhất các nhạc phẩm của ông.

Nguyễn Văn Đông còn có nhiều bút danh khác như Phượng Linh, Phương Hà, ký tên trên một số nhạc phẩm tình cảm như: '"Khi đã yêu," "Thầm kín," "Niềm đau dĩ vãng," "Nhớ một chiều xuân"... Với bút danh Đông Phương Tử và Phượng Linh, ông đã viết nhạc nền và đạo diễn cho trên 50 vở tuồng, cải lương nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 như: Nửa đời hương phấn, Đoạn tuyệt, Tiếng hạc trong trăng, Mưa rừng.

Sau 1975, Nguyễn Văn Đông có đi học tập, cải tạo 10 năm và ngừng sáng tác. Năm 2004, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã cho phép phổ biến 10 ca khúc của ông là "Niềm đau dĩ vãng", "Về mái nhà xưa", "Cay đắng tình đời", "Tình đầu xót xa", "Vô thường", "Đom đóm", "Nhớ một chiều xuân", "Hải ngoại thương ca", "Tình cố hương", "Khúc xuân ca". Hiện ông sống tại thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình.


 

 
  • Mấy Dặm Sơn Khê
  • Mùa Sao Sáng
  • Nhớ Một Chiều Xuân
  • Phiên Gác Đêm Xuân
  • Sắc Hoa Màu Nhớ
  • Truông Mây
  • Về Mái Nhà Xưa
  • Vô Thường
  • Xin Chúa Thấu Lòng Con





Tuesday, March 22, 2011

nhạc sĩ Hoài Linh

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0i_Linh_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)

       


Nhạc sỹ Hoài Linh tên thật là Lê Văn Linh, người gốc miền Bắc, sinh vào khoảng 1925 thuộc nhóm nhạc sỹ nhạc Vàng. Cũng giống như nhạc sỹ Minh Kỳ, nhạc sỹ Hoài Linh hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông.

Cũng giống như các nhạc sĩ giai đoạn cuối những năm 1950, trước khi chuyển sang và thành công với dòng nhạc Vàng (1963 - 1975), Hoài Linh cũng sáng tác những bài hát có nét nhạc cổ điển ảnh hưởng bởi giai đoạn trước đó, lời ca các bài hát giai đoạn này lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Trong số đó có Ảo Ảnh, Ngăn Cách của Y Vân, riêng Hoài Linh thì ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Nếu Đừng Dang Dở (tiếng hát Lệ Thu).

Đầu thập niên 60, ông chuyển sang dòng nhạc Vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (tiếng hát Hà Thanh). Nó đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh – Thanh Tuyền, Mạnh Quỳnh – Giáng Thu và sau này là Tuấn Vũ – Giao Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại – Cẩm ly.

Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích. Các thể loại của nhạc Hoài Linh rất đa dạng, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm …, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành …, dĩ nhiên ông cũng không bỏ qua đế tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò Xưa, cũng như các ca khúc về Xuân như Xuan Muon (Hà Thanh), Tam Su Nang Xuan (Phương Dung)

Nổi tiếng bởi những bài hát với giai điệu dễ nghe, nhưng biệt tài đặt lời hát của Hoài Linh còn được các nhạc sĩ cùng thời công nhận bởi sự bay bướm, văn hoa không ai bằng. Theo lời kể của Văn Giảng thì dạo trước hầu như nhạc sĩ nào cũng muốn Hoài Linh đặt lời cho ca khúc của mình, vì bài nào có bút của ông đặt vào là ăn khách rất mãnh liệt. Lời ca của Hoài Linh rất bay bướm, văn hoa, có vần có điệu mà ít người có được.. Mỗi lần soạn nhạc, ông viết ra giấy cả một lô danh từ hay tính từ cùng vần với câu trên để ông để lựa chọn. Hoài Linh thích sử dụng từ Hán Việt.

Theo mô tả của nhạc sỹ Lê Dinh và nghệ sỹ Tâm Phan thì giữa ngoại hình và nội tâm của Hoài Linh tương phản lẫn nhau. Ông ăn mặc xuề xòa, lại có dáng con nhà võ, không giống với truyền thống tươm tất, lịch lãm của làng ca nhạc.Trong 3 năm quen biết nhạc sỹ Lê Dinh chỉ thấy ở Hoài Linh một kiểu ăn diện duy nhất, đó là áo sơ-mi bỏ ngoài quần. Thế nhưng khi ôm đàn, cầm bút viết lời ca cho các sáng tác của mình, cũng như của các nhạc sỹ bạn,.Hoài Linh đã trở thành một con người khác.

Ngày ấy, Hoài Linh là một trong số những nhạc sỹ hiếm hoi có cuộc sống thoải mái về tài chánh nhờ công việc sáng tác chứ không cần làm thêm một công việc phụ nào khác. Vào năm 1968, khi nhạc sỹ Văn Giảng vừa mới chân ướt chân ráo từ Huế vào Saigon. Ông được Hoài Linh mời ăn tân gia là một ngôi nhà ba tầng đồ sộ, ông mới hiểu tại sao các nhạc sỹ trong Nam đua nhau sáng tác nhạc vàng.

Mỗi lần nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông tổ chức đại nhạc hội thương mại với thành phần gồm các ca nhạc sỹ trong đoàn Vì Dân, Tâm Phan lại được hợp tác để thực hiện một vở kịch, từ đó anh diễn viên quen thân Hoài Linh và xem như một người anh. Một ngày nọ, Hoài Linh nổi hứng mua cho Tâm Phan một đôi giày mới. Thời đó, với mức sống không được cao lắm của người dân Saigon thời bấy giờ, việc mua một đôi giày mới cũng là cả một vấn đề, cho nên Tâm Phan không bao giờ quên.

Gần 30 năm sau, tức năm 1995 sau khi Hoài Linh bị trắng tay do bị bại liệt bởi tai biến mạch máu não, Tâm Phan về thăm. Lúc đó, tất cả mọi bộ phận trên người Hoài Linh đã trở nên bất hiển dụng trừ mấy đầu ngón tay. Bà vợ của nhạc sỹ mới bảo Tâm Phan nắm lấy bàn tay của ông, rồi bà nói với chồng: “Chú Tâm Phan về thăm ông đấy, ông có nhận ra chú ấy thì bấm ngón tay một cái”. Kết quả theo lời kể của Tâm Phan là người nhạc sỹ đã bấm nhẹ lên lòng bàn tay của ông, trước khi từ biệt, Tâm Phan đã tặng cho nhà nhạc sỹ Hoài Linh một số hiện kim mà ông nói đùa rằng để trả nợ đôi giày ngày xưa. Cũng trong dịp này, Tâm Phan cũng đề nghị bà vợ của nhạc sỹ Hoài Linh chụp một tấm hình trong tình trạng thê thảm ấy gửi ra hải ngoại để xin bạn bè giúp đỡ, cũng như đánh động lương tâm của những người đang khai thác miễn phí các tác phẩm của ông hoặc của ông viết chung với các nhạc sỹ khác. Rất tiếc, công việc chưa đi đến đâu thì nhạc sỹ Hoài Linh đã mất vào dúng ngày 30-04 năm đó ở tuổi 71.

Ngoài đôi giầy tình nghĩa, Tâm Phan còn nhớ một kỷ niệm khác về Hoài Linh, đó là trong một lần tới thăm, Tâm Phan đã bị nhà nhạc sỹ này bắt ngồi im lăng suốt một tiếng đồng hồ để ông hoàn tất việc viết một ca khúc để đời đó là bản Một Chuyến Bay Đêm (nhạc của Song Ngọc). Đây là một ca khúc có lời rất ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc, vượt lên trên tất cả các sáng tác khác của chính ông. Nôi dung của bản Một Chuyến Bay Đêm viết về kiếp phi công mà không miêu tả cái hào nhoáng bên ngoài, không ca ngợi lãng mạn diễm tình như trong bản Tuyết Trăng của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh. Trái lại, bản Một Chuyến Bay Đêm vừa phảng phất chút huyền thoại của Trung Hoa cổ, vừa bàng bạc trong nhân sinh quan trong Chuyến Bay Đêm của nhà văn kiêm phi công Pháp.

Và người nhạc sỹ tài hoa Hoài Linh của chúng ta đã bay vào một cõi hư vô.


  • Nghe các nhạc phẩm của Hoài Linh trên Quán Nhạc Vàng




  • Lời Nhạc Của Nhạc Sĩ Hoài Linh




  • .

    Sunday, March 20, 2011

    Thanh Sơn (nhạc sĩ)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_S%C6%A1n_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)


             

    Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện, là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tuổi học trò, khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng là "nhạc sĩ của miền Tây" với những bài nhạc mang âm hưởng dân ca Nam bộ.

    Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Gia đình ông bấy giờ có che giấu cán bộ Việt Minh, do đó bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.

    Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,..

    Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Thi. Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.

    Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng...
    Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý. Đến năm sau, "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
    Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.

    Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình. Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...

    Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
    Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.

    Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
    Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát[1] với nhiều bài trở nên rất quen thuộc trong dân chúng.

  • Thanh Sơn - trên nhacso.net.

  • Thanh Sơn, phải chi tôi đang 30 tuổi - bài phỏng vấn trên vietbao.

  • Dành tình cảm cho nhạc sĩ Thanh Sơn - bài viết trên nguoivienxu.vnn.vn.

  • Trò chuyện với nhạc sĩ Thanh Sơn về khúc hát học trò và Hình bóng quê nhà - trên web namkyluctinh.org.

  • Hành trình về miền Tây - DVD ca nhạc của Thanh Sơn.

  • Đêm nhạc tôn vinh Thanh Sơn - bài trên báo tinnhanhvietnam.net.

  • NHẠC SĨ THANH SƠN: “Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” - bài viết trên báo Công An tphcm.

  • Nhạc sĩ của miền Tây - bài trên vietbao.

  • Lời Nhạc Của Nhạc Sĩ Thanh Sơn


  • .

    Thanh Sơn (nhạc sĩ)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_S%C6%A1n_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9)



    Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. [1]
    Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Gia đình ông bấy giờ có che giấu cán bộ Việt Minh, do đó bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.[3][1]
    Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,..[3]
    Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu TướcVõ Đức ThuThẩm OánhNghiêm Phú Thi.[3] Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
    Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng TrọngNguyễn HiềnVăn Phụng...[3]
    Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý[3]. Đến năm sau, "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
    Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.[1]
    Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình.[3] Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
    Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
    Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.[3]
    Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
    Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát[1] với nhiều bài trở nên rất quen thuộc trong dân chúng.[2]

    Nhạc của Thanh Sơn thời kỳ đầu thường nói về tình cảm của tuổi học trò[1], trong đó nổi tiếng hơn hết là những bài về mùa hè[3]. Bài "Nỗi buồn hoa phượng" được ông tâm đắc nhất[1] với những câu ca chân tình rất quen thuộc:
    Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
    Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
    Nhạc về mùa hè của ông thường nói về nỗi buồn, khi hè sang, phượng nở, bạn bè rồi chẳng gặp nhau... Nỗi buồn đó đôi khi là hoài niệm về mùa hè học trò, như trong "Lưu bút ngày xanh":
    Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
    Nhắc lại câu chuyện buồn
    Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
    Nơi kỷ niệm êm ái...
    Nhưng ngoài đề tài học trò, ông còn có nhiều tác phẩm ở một số chủ đề khác, như những ca khúc trữ tình ca ngợi thiên nhiên:
    Mùa xuân sang có hoa anh đào
    Màu hoa tôi trót yêu từ lâu... (Màu hoa anh đào)
    Nghe xuân sang thấy trong lòng chứa chan
    Tiếng pháo vui vang đó đây nghe rộn ràng... (Đoản xuân ca)
    ...hay những bài nhạc vàng uỷ mị, ướt át hơn, nói về tình yêu, than trách số phận, viết theo điệu boléro:
    Ngược thời gian trở về quá khứ
    Phút giây chạnh lòng
    Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu ân tình
    Chỉ còn lại con số không (Nhật ký đời tôi)
    Thời gian trước 1973, lời ca của ông chịu ảnh hưởng của nhạc vàng: chân thật, giản dị, ít trau chuốt,.. Đến khi ông chuyển hướng sang nhạc quê hương, lời ca mới được chú trọng - theo chính ông nhìn nhận[3].
    Bài "Hình bóng quê nhà" rất nổi tiếng với nhiều hình ảnh gợi cảm, ngôn từ được chọn lựa, nhưng cũng rất mộc mạc, trữ tình:
    Về tới đầu làng, con chim sáo nhỏ hót vang rộn ràng
    Qua nhịp cầu tre, qua mấy con đê thắm đượm tình quê...
    Nhiều bài hát được viết để hát bằng giọng Nam bộ, với những điệu hò, điệu ru rất quen thuộc với người miền Nam:
    Ơi hò ơi ví dầu thương những con đò bên hàng dừa xanh,
    Thương nhiều chiếc áo bà ba,
    Vai nặng gánh lúa lúc tan chợ chiều,
    Bên mái tranh nghèo nghe bìm bịp kêo nước lớn nước ròng... (Gợi nhớ quê hương)
    Hò ơ..
    Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn trầu, về sông ăn cá
    về sông ăn cá, về đồng ăn cua... (Hình bóng quê nhà)
    Ngoài ra, Thanh Sơn cũng thường đem những địa danh, những đặc sản, những chuyện truyền kỳ của dân gian vào nhạc, như là một cách quảng bá hình ảnh miền quê xứ đó:
    Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
    Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây (Hành trình trên đất phù sa)
    Nghe tiếng đờn ai đưa sáu câu
    Như sống lại hồn Cao Văn Lầu
    Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son
    Một thời để nhớ ngày đó xa rồi (Bạc Liêu hoài cổ)
    Nghe danh Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu (Bạc Liêu hoài cổ)
    Ông đã viết nhạc cho hầu khắp các địa danh ở miền Nam, chỉ trừ Tiền Giang, theo ông: "chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới".[1]
    Ngoài nhạc về miền Nam, ông còn viết một số bài ca ngợi các miền khác, như bài "Non nước hữu tình" (miền Bắc), "Trở lại thành phố sương mù", "Thương về cố đô", "Đôi lời gửi Huế" (miền Trung), "Quê hương 3 miền" (cả 3 miền). Trong đó có bài rất nổi tiếng, như "Thương về cố đô":
    Người đi chốn xa thương về Cố Đô
    Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
    Và giọng cười, vành nón Kim Luông
    Ôi nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồn
    Ngự Bình chơ vơ nhìn sông Hương
    Trong suốt thời gian từ thập niên 1970 tới thập niên 1990, Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ năng nổ nhất của miền Nam với những bài nhạc ca ngợi quê hương. Trong một bài phỏng vấn năm 2006, ông cho biết, dòng nhạc quê hương vẫn đang được ông phát triển[3].