Monday, February 21, 2011

Ngô Thụy Miên

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%E1%BB%A5y_Mi%C3%AAn

Ngô Thụy Miên (1948 - ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của những ca khúc lãng mạn Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối... Ngô Thụy Miên được xem như một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau.

Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn (trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung QuânHùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.

Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.

Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học.

Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang... cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.

Sự kiện 30 tháng 4, 1975, Đoàn Thanh Vân cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai, sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn, và năm 1980 sang định cư tại San Diego, California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thụy Miên làm việc tại Olympia, Washington.

Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.


  • Ái xuân
  • Áo lụa Hà Đông
  • Bản tình cuối
  • Bài tình ca cho em
  • Biết bao giờ trở lại
  • Biển và em
  • Bốn mùa quạnh hiu
  • Cần thiết
  • Chiều nay không có em
  • Chiều qua công viên
  • Chiều xuống Paris
  • Dấu tình sầu
  • Dấu vết tình yêu
  • Dốc mơ
  • Em còn nhớ mùa xuân
  • Em về mùa thu
  • Giáng ngọc
  • Giã từ em Cali
  • Giọt buồn mùa đông
  • Giọt nắng hồng
  • Giọt nước mắt ngà
  • Gọi tên anh
  • Mắt biếc
  • Mắt thu
  • Mây bốn phương trời
  • Miên khúc
  • Một cõi tình phai
  • Một đời quên lãng
  • Mùa thu cho em
  • Mùa thu xa em
  • Nắng Paris, nắng Sài Gòn
  • Niệm khúc cuối
  • Nỗi đau muộn màng
  • Nỗi đau từ đấy
  • Ở nơi nào em còn nhớ
  • Paris có gì lạ không em
  • Riêng một góc trời
  • Tháng giêng và anh
  • Thu khóc trên ngàn
  • Thu trong mắt em
  • Tình cuối chân mây
  • Tình khúc buồn
  • Tình khúc mùa xuân
  • Tình khúc tháng sáu
  • Trong nỗi nhớ muộn màng
  • Từ giọng hát em
  • Tuổi mười ba

Thursday, February 17, 2011

Trịnh Công Sơn

http://www.suutap.com/trinhcongson/



  • Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

  • Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.

  • Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.

  • Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.


  • Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.

  • Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.

  • Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu Quê Hương Thân Phận.

  • Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.

  • Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng

  • Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"

  • Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"

  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"

  • Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...

  • Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."

  • Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!

  • Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.

  • Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."


  • .

    Saturday, February 12, 2011

    Nhạc sĩ Lam Phương - Tài hoa một đời

    http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=3622

    Hai nét đặc biệt của Lam Phương:

    1. Nét nhạc bình dị, chân thành và mộc mạc
    2. Lam Phương rất thương mẹ và là người con có hiếu vô cùng.



    Sở dĩ con người của Lam Phương như vậy là bởi tuổi thơ của ông ở miền quê Rạch Giá: nghèo nàn, thiếu thốn nhưng rào rạt yêu thương.
    Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 tại Rạch Giá. Ông là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Các em của ông không ai theo con đường âm nhạc hay nghệ thuật gì cả.
    Thời Thế Chiến thứ 2, miền quê miền Nam VN thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh (the Allied Forces) dội bom để đánh Nhật (lúc đó đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương). Nhiều gia đình đã phải lánh nạn, đàn ông đi trước dò đường tìm nơi định cư rồi trở về đón gia đình đi theọ Ba của LP cũng bỏ Rạch Giá lên Saigon tìm đường sinh sống nhưng . . . ông không trở về đón vợ con. Ông ở lại và có nhiều gắn bó với những người đàn bà khác. Kết quả là LP có RẤT NHIỀU em cùng cha khác mẹ.
    Bởi vậy, LP rất thương mẹ. Ông đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng thương con vô cùng.
    Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà LP đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
    Cách đây 3 năm, LP đã tâm sự bằng giọng miền Nam chân chất và nụ cười hiền hòa:
    - Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà ! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn!
    Hình ảnh người mẹ hiền lúc nào cũng phảng phất trong lời ca đơn sơ của ông, nhất là những nhạc phẩm đầu tiên vào giữa thập niên 50.
    Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở miền quê Rạch Giá quá khó khăn nên người con trai trưởng đầu còn xanh chỉ mới 10 tuổi đã phải bơ vơ lên Saigon một mình bỏ lại mẹ và các em để kiếm ăn và . . . để giúp gia đình.

    LP đến tá túc tại nhà một người dì ở Tân Định. Khi tạm ổn định, mẹ ông dẫn các em lên theọ Cả gia đình dọn về một ngôi nhà mướn tồi tàn, chật hẹp trong một căn hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Da Kaọ Những đêm mưa dù không lớn, nước chảy vào nhà, từ trên mái xuống, từ ngõ trước vào và cũng trong một đêm mưa năm 1954 như vậy, LP đã quá tủi thân cho cảnh cơ cực, bi đát của gia đình nên sáng tác bản "Kiếp Nghèo". Lúc đó, LP còn đang học Trung Học. Đây là thời kỳ LP bi quan nhất. Suốt tuổi thanh niên, LP đã sống trong cơ cực nên từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc ông. Ta có thể tìm thấy sự bi quan này trong rất nhiều tác phẩm của LP trong thập niên 60, 70 và sau này ở hải ngoạị

    Một nhạc phẩm nữa cũng được LP sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình thời còn ở Đa Kao: "Đèn Khuya", sáng tác năm 1958. Cả hai bài KN và DK đều được Thanh Thúy (là ca sĩ ăn khách số 1 của miền Nam lúc đó) trình bày và đều là top ten đầu thập niên 60. Riêng bài KN thì đã bị dân gian sửa lời mà anh chắc là em đã biết (và không chừng có góp phần ).
    (Thật ra, LP là nhạc sĩ tân nhạc có sáng tác bị dân gian sửa lời nhiều nhất trong suốt 68 năm tân nhạc VN (1938 - 2001). 80% sáng tác của ông, nếu không bị Trần văn Trạch, Tùng Lâm, Phi Thoàn và các hề cải lương sửa lời thì cũng bị các anh hùng hè phố, đạp xích lô sửa lờị Lý do: nhạc LP đã đi vào lòng của giới nghèo).
    Sự nghiệp âm nhạc của LP bắt đầu bằng tấm lòng thương mẹ. Lúc mới mười mấy tuổi, mẹ ông thường nói với ông niềm mơ ước nhỏ bé được có một nơi trú ngụ . . . đỡ tồi tàn hơn. Câu nói của mẹ là ngọn lửa nung đúc LP trong thập niên 50 khi LP chập chững bước vào âm nhạc với quyết tâm là ông sẽ nuôi mẹ và các em bằng âm nhạc. (It was very lucky that he did it because in VN then, you simply couldn't).

    (Ngày nay, tuy đã hơn 60 tuổi nhưng mỗi lần nhắc đến mẹ là ông xúc động và bật khóc nức nở. Ông khóc thành tiếng, những giọt nước mắt chảy đầm đìa xuống đôi gò má khiến người nào đối diện cũng phải mủi lòng. Mẹ ông qua đời năm 1979).
    Bởi tính tình chất phác, LP được một thầy "lang băm" tân nhạc thương hại rồi dạy miễn phí căn bản nhạc lý. Tuy nhiên, LP học ông thầy này thì ít nhưng "học lóm" thì nhiềụ Thế mà cho đến nay, LP lúc nào cũng nhắc nhở và nhớ ơn vị thầy tốt bụng này cả.
    Với chút vốn liếng, năm 1952, LP sáng tác nhạc phẩm đầu tay của mình tên "Chiều Thu Ấy" và dĩ nhiên là chẳng ai muốn biết đến. Năm 1954, "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" và "Kiếp Nghèo" mới thực sự tạo tên tuổi cho ông. Từ đó, sự nghiệp của LP chắp cánh.

    Ban đầu, cùng với Hoàng Thi Thơ, LP chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu mambo của Nam Mỹ. Điều lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh. Có người độc miệng gọi đó là "dân ca mắm bò". It was the lucky break for LP. Có lẽ trời không muốn phụ lòng kẻ thương mẹ.

    Đây là những bản nhạc thịnh hành của LP theo điệu mambo thời đó: Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuyạ Những bản nhạc của LP có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 như: CDVT, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư (mà nhiều người tưởng lầm là của P. Duy) and of course the classic "Nắng Đẹp Miền Nam".

    Bài này do Hồ Đình Phương đặt lờị HDP là một thi sĩ gốc người Huế, làm thơ không được nổi tiếng lắm nhưng đặt lời nhạc thì phải nói là tuyệt. Thanh Nam (chồng nữ văn sĩ Tuý Hồng, not Túy Hồng, ca sĩ kiêm kịch sĩ mà sau này là vợ thứ 1 của LP) và HDP là 2 chuyên gia đặt lời thời đó. Họ đặt lời cho Hoàng Trọng (vua Tango), Văn Phụng (vua Blue đen), Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Châu Kỳ, Lam Phương.
    Bài NDMN nhờ ca sĩ Kim Hoàng (từ cải lương nhảy qua tân nhạc) hát lần đầu tiên tại Đại Nhạc Hội mà nổi tiếng như cồn. Sau đó dĩa hát vòng có bài này được bán chạy như tôm tươị Và cũng từ đó, LP thoát khỏi "Kiếp Nghèo". More of it later.
    Năm 1958, LP nhập ngũ. Từ đó, ông xoay qua sáng tác nhạc lính (những bản nhạc nổi tiếng như "Chiều Hành Quân", "Tình Anh Lính Chiến", "Kiếp Tha Hương"). Năm 1959, ông giải ngũ rồi gia nhập ban văn nghệ Bảo An và đoàn Hoa Tình Thương. Sau đó, LP cộng tác với Đài Phát Thanh Quân Đội, Saigon, Biệt Đoàn Văn Nghệ.

    Ngoài việc sáng tác, LP còn cộng tác với những ban nhạc trên các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của kịch sĩ Tuý Hồng. Một chi tiết ít người biết là ông thường trình diễn vào ban đêm tại một Club dành cho sĩ quan Mỹ trên lầu rạp Rex ở Saigon vào cuối thập niên 60 (lúc mới lập gia đình với Túy Hồng).
    Anh xin mở ngoặc để nói sơ về TH một chút. Túy Hồng ban đầu chỉ biết dóng kịch và là một kịch sĩ nổi tiếng của ban thoại kịch Dân Nam và Kim Cương, sau nhờ LP chỉ dẫn nên hát rất nghề. Những bản nổi tiếng của LP như "Chiều Tàn", "Đèn Khuya", "Mộng Ước", "Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi" và nhất là "Phút Cuối" được TH trình bày thật truyền cảm. Giọng TH trong nhưng hơi chát. TH ngân rất điêu luyện. Tiếc là khán giả chỉ mến kịch sĩ TH chứ không mến ca sĩ TH.
    Như đã nói ở trên, cuộc sống vật chất của LP đã sáng sủa hơn rất nhiều một thời gian sau khi nhạc phẩm "Nắng Đẹp Miền Nam" được tung ra và lại càng sáng sủa hơn sau "Tình Anh Lính Chiến" và "Chiều Hành Quân". Đây là 2 nhạc phẩm do chính LP xuất bản và tự phát hành. Số lượng bán 2 nhạc phẩm này phải nói là kỷ lục. Lúc này, ông đã có xe gắn máy (Lambretta) để chạy rồi (và cũng để giao nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Saigon).

    Cuối thập niên 60 là giai đoạn vàng son nhất của LP. Ông đã bớt bi quan. Trước sự thành công của ông, một số nhà xuất bản xúm nhau lại "đánh hội đồng" tẩy chay không phổ biến những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, khi thấy LP tự xuất bản và phát hành mà vẫn thành công và tên tuổi lại càng đi lên thì sau đó nhiều nhà phát hành lớn đã thương lượng để mua những tác phẩm của ông với giá thật caọ Trong thời gian này, LP đã mua được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia rồi đến năm 1972, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương. Thế là ước mơ của mẹ ông gần 20 năm trước đã được toại nguyện.

    Ngày 30/4/1975, ông rời VN trên tàu Trường Xuân cùng với gần 4,000 người khác và là một trong những người Việt Nam đầu tiên đến định cư ở Mỹ. Sau một thời gian cư ngụ tại California, LP qua Paris sống một thời gian.
    Ra hải ngoại, dòng nhạc LP có rất nhiều thay đổị Trước hết, trong thời gian ở Paris, khung cảnh mới lạ mang tính chất lãng mạn và cổ kính của thành phố đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của ông. Ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại, sinh kế như khi còn ở VN. Trong thời gian này, nhiều nhạc phẩm đặc sắc ra đời như: Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, v.v... Lời nhạc của LP ở hải ngoại có vẻ bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước. Đối tượng của ông bây giờ không còn là giới bình dân nữạ
    Ông bảo lãnh TH sang đoàn tụ. Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân giữa LP và TH tan vỡ. Lời nhạc của ông bắt đầu hiện rõ nét chua xót, đắng cay như bài "Tình Vẫn Chưa Yên" chẳng hạn. Sự ngao ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến LP, một người hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn phải xúc cảm để có những lời nhạc thống thiết, uất ức như trong bài "Lầm".
    Sau sự đổ vỡ này, LP đã sống những chuỗi ngày thật đau khổ. Cũng nhờ đó mà ông đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mà điển hình là bài "Một Đời Tan Vỡ".

    Sau đó, LP tìm được nguồn an ủi trong một cuộc tình rồi biến thành cuộc hôn nhân mới với người vợ tên Diệu cho đến hôm naỵ LP như tìm lại sức sống mớị Từ đó, những nhạc phẩm như "Từ Ngày Có Em Về", "Tình Đẹp Như Mơ" ra đờị Dòng nhạc LP không những phong phú mà còn tha thiết, sống động hơn như ta có thể tìm thấy trong "Bài Tango Cho Em", "Cỏ Úa", "Một Mình".
    Cuối thập niên 90, LP bị bệnh tiểu đường và có lượng cholesterol caọ Ngày 13/3/1999, do biến chứng của bệnh tiểu đường, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu và từ đó LP bị liệt. Biến cố này đã đưa LP về lại với nỗi bi quan vốn đã đeo đuổi theo ông từ thuở còn thanh niên.
    __________________




    Thursday, February 3, 2011

    Tuấn Vũ

    Tiểu Sử Ca Sĩ » Tiểu Sử Tuấn Vũ (Tuấn Vũ)
      
      Tiếng hát của Tuấn Vũ một thời là thần tượng của thính giả trong nước Việt Nam cũng như tại hải ngoại. Đi đâu cũng nghe Tuấn Vũ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu cũng nghe văng vẳng giọng ca của anh. Nào "Nỗi Buồn Sa Mạc, nào Người Yêu Cô Đơn, Khi Đã Yêu, Tương Tư 4, Mimosa, Phượng Buôn...

    và không biết bao nhiêu là nhạc phẩm khác đã được trình bày bởi Tuấn Vũ đều được mọi người ưa thích. Thời gian sau này, Tuấn Vũ rất ít xuất hiện trước khán giả mặc dù sự đòi hỏi lên rất cao ở khắp nơi, nhưng tiếng hát của anh đã trở thành bất hủ đối với số đông. người. Khán giả chờ đợi sự xuất hiện của anh, họ thèm thuồng tiếng hát có một sức lôi cuốn kỳ diệu đó, nhưng Tuấn Vũ vẫn vắng bóng. Trong những năm từ 1985 cho đến 1991, tiếng hát Tuấn Vũ đã mang đến một lợi nhuận rất lớn cho những trung tâm băng nhạc như Giáng Ngọc, Đời, Phượng Hoàng... Băng nào hoặc CD nào có Tuấn Vũ là "chắc ăn." Lý do sự vắng bóng của Tuấn Vũ trong những ngày gần đây đã gây nhiều thắc mắc nơi những người ái mộ anh. Theo những người thân cận Tuấn Vũ cho biết thì có lẽ anh đã có một đam mê nào khác ngoài âm nhạc.


    Nhà thơ Nguyên Sa đã tặng cho Tuấn Vũ danh hiệu "Con Chim Phượng Hoàng" đã một thời tung hoành trên một độ cao chót vót. Nhưng theo ông thì bây giờ con chim phượng hoàng đã gãy cánh. "Con chim nhỏ gãy cánh còn có thể gượng dậỵ Con chim cánh lớn, dăng ra mỗi chiều gần hai thước, khó gượng dậỵ Tôi nhìn thấy Phượng Hoàng mất dần độ caọ Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng mắc kẹt. Tôi cản ngăn. Phượng Hoàng nhìn tôi nước mắt lưng tròng, không muốn làm tôi nhọc lòng, lặng lẽ bỏ đi". Tuy nhiên ông tin tưởng "Tôi biết bầu trời đó của nó. Tôi biết, con chim lạ, con chim biết tự mình tổ chức cho mình một cách tuyệt đối chính xác những lần cất cánh, mỗi lúc một cao, con chim kỳ lạ, nó sẽ trở lại".

    Và con chim Phượng Hoàng đã bay trở lại với vòm trời âm nhạc vào khoảng cuối năm vừa qua trong một số băng nhạc và video của các trung tâm Thanh Hằng, Giáng Ngọc, Làng Văn...
    Source: Trường Kỳ, VietMedia



    Thể LoạiTên VideoNghệ SĩTậpXem
     
    Ca Nhạc 
    ): 1 2 3 >>

    .

    Nhạc Vàng là gì

    Nguyễn Ánh 9 cùng thế hệ với các nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng, nhưng tự nhận không theo nhạc vàng. Cuộc trao đổi với tác giả 'Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa'... cho thấy cái nhìn tương đối khách quan về nhạc vàng, nhạc sến.


    Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

    Theo ông, nhạc vàng là nhạc gì?
    Người ta hay dùng nhạc vàng để nói về âm nhạc trữ tình hay lãng mạn. Theo tôi biết, màu vàng có lúc tượng trưng cho sự bệnh hoạn. Hồi xưa như tôi được biết, khi trên tàu thủy có bệnh dịch thì treo cờ vàng để báo hiệu.

    Ông đánh giá thế nào về kỹ thuật thanh nhạc của ca sỹ ca nhạc vàng nổi bật như Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền, Giao Linh…?

    Duy Khánh và học trò là Chế Linh, Giao Linh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế - mỗi người một giọng riêng biệt, và không qua trường lớp nào. Họ có thể hát nhạc khác cũng được nhưng không hay và không được nhiều người ưa thích bằng bolero.

    Nghe những bản nhạc theo điệu bolero và các giọng hát thời kỳ đấy rất Việt Nam?

    Không hẳn. Đúng ra, có những câu mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca bình dân của người Nam. Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam. Dân ca miền Nam rất hợp bolero. Bên tân cổ giao duyên, phần đông hát vọng cổ xong qua bolero liền. Hai cái đó dính liền, pha với nhau. Từ đó có âm hưởng bolero trong âm nhạc Việt Nam.

    Có bao giờ ông sáng tác theo phong cách nhạc vàng?

    Tôi dân trường Tây, ảnh hưởng nhạc nước ngoài nhiều. Rồi làm việc ở vũ trường, xung quanh toàn nhạc mới. Nhưng khi phổ thơ bài Ngày xưa có mẹ, tôi áp dụng bolero để kể chuyện. Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm. Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba.


    Vậy có thể đưa ra công thức: nhạc vàng chính là điệu bolero Việt Nam cộng với kỹ thuật hát mang âm hưởng dân ca?

    Đúng rồi. Nhạc vàng xưa chỉ có hai thể điệu bolero và slow rock. Slow rock của Việt Nam cũng chậm lắm.

    Thời đó, hẳn nhạc sĩ, ca sĩ nhạc vàng được đón nhận nồng nhiệt hơn so với nhạc trẻ?

    Trời ơi, băng nhạc loại bolero bán chạy nhất! Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương. Trúc Phương có viết một loạt Nửa đêm ngoài phố, Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ… cho Thanh Thúy hát rất phù hợp.

    Thời thịnh của nhạc vàng cũng chỉ giới bình dân nghe là chính?

    Trí thức cũng nghe, nhưng theo kiểu vô thưởng vô phạt. Trí thức lúc đó thích nghe nhạc của Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng hay Văn Phụng.

    Nhạc sĩ thấy hai khái niệm nhạc sến và nhạc vàng có gì chung?

    Hồi xưa, mấy người giúp việc nhà, hay nhà nghèo đi ra phông-ten nước (vòi nước công cộng) để lấy nước về nhà xài, hay giặt đồ, người ta gọi cho nó “sang” là Mari Đờ La Phông-ten, giỡn chơi vui vậy. Đồng thời lúc đó nổi lên cô đào Maria Schell, dẫn đến họ có thêm biệt danh là Mari Sến. Mấy người đó, chủ nhật được chủ cho nghỉ, họ ở nhà mở radio nghe nhạc bolero, hoặc ra phố kiếm mấy chỗ bán nhạc đó để mua. Họ thích bolero vì nó hợp với trình độ của họ. Nhờ những người đó, nhạc sĩ bán bài hát mới chạy. Vô tình người ta gọi loại nhạc đó là nhạc sến.

    Không phải mình phân chia giai cấp, nhưng loại nhạc đó được giới bình dân nghe nhiều hơn. So với nhạc vàng, lời nhạc sến còn bình dân hơn: Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét bức tường, anh qua thăm em. Chung quy cũng là nhạc trữ tình. Nhạc cho người có hiểu biết chút xíu gọi là nhạc vàng, còn cho người ít hiểu biết gọi là nhạc sến.

    Theo ông, nhạc vàng nên được nhìn nhận như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?

    Tôi nghĩ nhạc vàng có giá trị của nó, nhạc sến cũng có giá trị của nó. Phải có những giá trị nhỏ thì người ta mới biết giá trị lớn chứ. Không nên đánh giá cái nào thấp quá hoặc cao quá.

    .

    Wednesday, February 2, 2011

    Tình khúc 1954-1975

    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ACnh_kh%C3%BAc_1954-1975#Tr.C6.B0.E1.BB.9Bc_1975_t.E1.BA.A1i_mi.E1.BB.81n_Nam


    Tình khúc 1954-1975 hay tình ca 1954-1975 là một dòng nhạc thuộc tân nhạc Việt Nam. Đây là khái niệm không thật chính xác để chỉ một số các ca khúc được sáng tác tại miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975.


    Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Tại miền Bắc Việt Nam, các nhạc sĩ không còn sáng tác tình ca và những ca khúc tiền chiến viết trước đó không được lưu hành [cần dẫn nguồn].
    Tại miền Nam Việt Nam, nền tân nhạc được phát triển tự do và đa dạng. Một số nhạc sĩ từ miền Bắc di cư vào miền Nam. Họ cùng với các nhạc sĩ ở miền Nam hoặc từ miền Bắc vào trước đó đã viết các ca khúc thuộc nhiều thể loại, khác biệt với dòng nhạc đỏ duy nhất ở miền Bắc.
    Tuy chỉ có 20 năm, nhưng thời kỳ này tại miền Nam đã hình thành một số lượng nhạc khổng lồ, trong đó có nhiều bài nhạc nổi tiếng, được yêu thích và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

    Các tình khúc 1954-1975 và nhạc vàng đều được viết chủ yếu tại miền Nam trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, vì vậy hai khái niệm này không rạch ròi và nhiều khi bị dùng lẫn lộn.

    Các ca khúc nhạc vàng thường được viết với giai điệu đơn giản và lời ca bình dân. Còn các tình khúc 1954-1975 với lời ca mang tính văn học và gần với nhạc tiền chiến hơn. Nhiều bài hát của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương được phổ từ các bài thơ nổi tiếng của Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê... Nhạc vàng với những chủ đề tình yêu, lính, quê hương thường được coi là dành cho tầng lớp bình dân, còn tình ca 1954-1975 là dòng nhạc được giới thanh niên, sinh viên yêu thích.

    các Nhạc sĩ tiêu biểu :

  • Phạm Duy

  • Trịnh Công Sơn

  • Ngô Thụy Miên

  • Vũ Thành An

  • Từ Công Phụng

  • Lê Uyên Phương

  • Phạm Đình Chương


  • Một lớp nhạc sĩ trẻ hơn xuất hiện với các bản tình ca mới. Khác với dòng nhạc tiền chiến thường mượn cảnh mùa thu, mưa... để nói lên tình cảm của mình, những nhạc sĩ này có cách thể hiện trực tiếp hơn như Vũ Thành An với các Bài không tên, Lê Uyên Phương với các ca khúc...

    Năm 1965, Vũ Thành An viết ca khúc đầu tay Tình khúc thứ nhất, phổ thơ Nguyễn Đình Toàn. Ngay từ ca khúc đầu tiên này, Vũ Thành An được nổi danh. Tiếp sau đó, ông viết một loạt Bài không tên được đánh số cùng một vài ca khúc có tên như Em đến thăm anh đêm 30. Những nhạc phẩm của Vũ Thành An được yêu thích rộng rãi ở miền Nam khi đó, thường xuyên được nghe thấy trong các quán cà phê, trên sóng đài phát thanh, trong các băng nhạc.

    Ngô Thụy Miên bắt đầu với Chiều nay không có em được viết năm 1963, nhưng đến với công chúng vào năm 1965. Tiếp theo, ông phổ nhạc cho một số bài thơ của thi sỹ Nguyên Sa và dành được thành công rực rỡ. Các ca khúc Niệm khúc cuối, Mắt biếc, Áo lụa Hà Đông đã ghi dấu ấn của Ngô Thụy Miên trong thời kỳ đó. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 tới 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ danh tiếng Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan... và nhạc sĩ hòa âm Văn Phụng, cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.

    Từ Đà Lạt, đôi nghệ sĩ Lê Uyên và Phương xuất hiện mang đến cho tân nhạc những sắc thái mới với các ca khúc khắc khoải, nồng nàn. Bắt đầu từ nhạc phẩm đâu tay Buồn đến bao giờ viết năm 1960 tại Pleiku, Lê Uyên Phương với những Bài ca hạnh ngộ, Còn nắng trên đồi, Dạ khúc cho tình nhân, Lời gọi chân mây, Vũng lầy của chúng ta... được giới trẻ nồng nhiệt đón nhận.

    Một gương mặt nổi danh nữa của dòng nhạc này là nhạc sĩ Từ Công Phụng. Khởi sự từ ca khúc đầu tay Bây giờ tháng mấy, các nhạc phẩm tiếp theo của Từ Công Phụng đều mang không khi mang mác như Lời cuối, Trên ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Giọt lệ cho ngàn sau, Mắt lệ cho người... Đặc biệt sau 1975 ở hải ngoại, các ca khúc của Từ Công Phụng còn được biết đến nhiều hơn qua giọng ca Tuấn Ngọc trình bày rất thành công.

    Một số nhạc sĩ khác cũng viết các tình khúc nổi tiếng rát được ưa chuộng vào thời gian này như Hoàng Nguyên với Ai lên xứ hoa đào, Cho người tình lỡ, Quốc Dũng với Đường xưa, Cơn gió thoảng, Nguyễn Ánh 9 với Không, Buồn ơi xin chào mi, Văn Phụng với Yêu, Tình; Khánh Băng với Sầu đông, Vọng ngày xanh; Y Vân với Buồn, Thôi, Ảo ảnh, Anh Bằng với Sầu lẻ bóng, Hoa học trò, Nỗi lòng người đi; Trần Trịnh với Lệ đá; Nguyễn Văn Đông với Chiều mưa biên giới, Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp; Phạm Trọng Cầu, học ở Paris, cũng đã viết Mùa thu không trở lại...; Trịnh Công Sơn với Tình nhớ, Tình xa, Phôi pha ...

    Phạm Đình Chương cũng có Nửa hồn thương đau phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền rất nổi tiếng, hay Người đi qua đời tôi phổ thơ Trần Dạ Từ. Lê Trọng Nguyễn nổi danh với Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm và đặc biệt Nắng chiều, ca khúc còn được biết đến ở Hồng Kông, Đài LoanNhật Bản. Hàng Trọng thành công với các bài hát theo điệu tango Ngỡ ngàng, Lạnh lùng, Tiễn bước sang ngang.
    Nhưng sáng tác mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này là nhạc sĩ Phạm Duy, thuộc thế hệ tiền bối. Nhạc của ông được yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, có nhiều thể loại như tình ca trai gái, tình ca một mình, tâm ca, đạo ca. Nhiều bài hát nổi tiếng một thời như Mùa thu chết, Giết người trong mộng, Trả lại em yêu, Chỉ chừng đó thôi, hay những bài phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư như Ngày xưa Hoàng Thị, Thà như giọt mưa...Trịnh Công Sơn trong một bài phỏng vấn sau này ghi nhận rằng Phạm Duy bàng bạc khắp nơi.

    TỪ SAU  1975

    Tại hải ngoại
    Sau sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1975, cũng như dòng nhạc vàng, tình khúc 1954-1975 đều bị cấm lưu hành tại Việt Nam. Nhưng những ca khúc này cũng với nhạc tiền chiến và nhạc vàng trở thành dòng nhạc chủ đạo của người Việt tại hải ngoại. Một số các nhạc sĩ sang định cư ở nước ngoài vẫn tiếp tục sáng tác và có những ca khúc thành công như Riêng một góc trời của Ngô Thụy Miên, Nghìn năm vẫn chưa quên của Phạm Duy và những ca khúc của Trầm Tử Thiêng...

    Ngoài những ca sĩ thành danh ở Sài Gòn trước 1975 như Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc... tình khúc 1954-1975 tiếp tục được các ca sĩ trẻ của hải ngoại như Trần Thái Hòa, Nguyên Khang, Thanh Hà... trình bày.

     Tại Việt Nam

    Tình khúc 1954-1975 và nhạc vàng không được lưu hành tại Việt Nam, cho tới khoảng đầu thập niên 2000, mới dần dần được phép hát trở lại.

    Gần đây nhiều ca sĩ trẻ như Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà, Đức Tuấn... đã ghi âm nhiều ca khúc thuộc dòng nhạc này và cùng với sự trở về của các ca sĩ hải ngoại Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Duy Quang, tình khúc 1954-1975 đã được giới trẻ hiện nay yêu thích. Nhiều đêm nhạc Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Lê Trọng Nguyễn.. được các phòng trà tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.